Tổng đài miễn phí: 1800 6854 Trạng thái giao hàng Kiểm tra bảo hành
  • 1800 6854

Áp xe lạnh và nóng là gì? Dấu hiệu nhận biết của áp xe

Áp xe lạnh và áp xe nóng là một trong những hình thức viêm nhiễm mà nhiều người sẽ gặp phải. Chúng cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu bạn không biết được những nguyên nhân, cách chữa trị sẽ khiến cơ thể dễ gặp phải nguy hiểm.

Cơ thể chúng ta sẽ có những cấu tạo nhất định. Tuy nhiên sẽ có rất nhiều bộ phận của cơ thể sẽ gặp phải tình trạng áp xe. Trường hợp áp xe không được điều trị kịp thời sẽ phát triển thành mủ. Lâu dần áp xe sẽ khiến người bệnh bị đau đớn. Vậy áp xe lạnh là gì và làm thế nào để điều trị?

1. Áp xe là gì?

áp xe lạnh

Áp xe là tình trạng gì?

Áp xe là tên gọi của một tình trạng cơ thể viêm nhiễm. Chúng tập hợp lại thành một khối mềm. Bên trong khối đó sẽ chứa đầy mủ cấu tạo từ vi khuẩn, xác bạch cầu cũng như các mảnh vụn khác. Các triệu chứng lâm sàng của áp xe sẽ có những đặc điểm sau: một khối mềm, lùng nhùng, da vùng áp xe thường bị đỏ, nóng, sưng nề. Khi chạm vào vết này sẽ thấy đau. Một số triệu chứng khác sẽ có biểu hiện tùy thuộc vào vị trí của các ổ áp xe.

  • Áp xe ở mô dưới da: ổ mụn nhọt sẽ là hình thái thường được thấy điển hình nhất. Vị trí thường gặp nhất sẽ là ở vùng nách bởi lỗ chân lông bị nhiễm trùng. Hoặc cũng có thể là âm đạo do các tuyến ở cửa âm đạo đã bị nhiễm trùng. Hay phần da vùng xương cùng cụt gây ra vết áp xe nếp lằn mông, quanh răng gây nên những vị trí áp xe răng.
  • Áp xe bên trong cơ thể: các ổ áp xe cũng có khả năng hình thành bên trong cơ thể. Nó thường sẽ nằm ngay tại mô của các cơ quan như áp xe não, gan, thận, vú,… hoặc tại khoảng kẽ giữa bộ phận này.

2. Áp xe nóng và áp xe lạnh là gì?

Áp xe nóng là gì?

Áp xe nóng là một ổ mủ cấp tính được giới hạn hình thành của sự mưng mủ trong ổ khoang tân tạo. Nó có thể xuất phát từ một vết thương nhiễm khuẩn, một mũi tiêm chích nhưng không đảm bảo vô khuẩn hay mụn nhọt. Tác nhân gây bệnh thường sẽ là tụ cầu vàng, liên cầu.

Áp xe nóng sẽ có diễn biến thành 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu chưa có mủ sẽ kéo dài 2 đến 3 ngày. Chúng có dấu hiệu viêm cấp là bị sưng, nóng, đỏ, đau. Thường vết thương này sẽ đau mạnh, đau đập nơi sưng nề kèm nổi hạch quanh vùng bị thường. Toàn thân khi ấy sẽ bị mệt mỏi, nhức đầu, sốt 38 đến 39 độ C.

áp xe lạnh

Toàn thân mệt mỏi, sốt cao

  • Giai đoạn thành mủ: Vùng giữa chỗ sưng nề sẽ mềm ra, ấn lõm. Bạn có thể nhận biết bằng cách dùng đầu ngón tay trỏ vào một bên thành áp xe. Nhẹ nhàng ấn khẽ phía bên kia sẽ có cảm giác như sóng vỗ. Khi có mủ, cơ thể sẽ bắt đầu cảm thấy mệt dần.

Áp xe lạnh là gì?

Thành phần cấu tạo của áp xe lạnh khác hẳn áp xe nóng. Phần mủ áp xe lạnh như chất bã đậu, còn thành áp xe có điểm vàng xám. Thoạt tiên, áp xe sẽ là một u nhỏ, sau đó lớn dần. Khi u mềm ra, mủ đội dần lên lớp da sẽ có màu tím sẫm. Sau đó vỡ thành một ổ loét, tạo thành lỗ rò và lâu liền.

Việc chẩn đoán áp xe lạnh bạn sẽ có thể dựa vào các dấu hiệu lâm sàng. Tuy nhiên sẽ có những triệu chứng như lao nên cần xét nghiệm xem có phải do lao hay không. Sau đó chụp X-quang để phát hiện tổn thương ở những bộ phận liên quan khác. Từ đó mới đưa ra được chẩn đoán chính xác.

3. Đối tượng nào có nguy cơ mắc áp xe?

Những đối tượng sau sẽ có các đặc điểm và có khả năng hình thành khối áp xe cao hơn hẳn những người khác:

  • Điều kiện sống không vệ sinh.
  • Thường xuyên tiếp xúc người nhiễm trùng da.
  • Người gầy còm, có sức đề kháng kém.
  • Nghiện rượu và ma túy.
  • Mắc các bệnh về đái tháo đường, ung thư, viêm loét đại tràng, AIDS,...
  • Các bệnh về máu như bệnh bạch cầu, hồng cầu hình liềm,...
  • Các chấn thương nặng.
  • Sử dụng corticoid trị bệnh, các loại thuốc tiêm tĩnh mạch.
  • Đang trong thời gian hóa trị.

áp xe lạnh

Những đối tượng nào dễ mắc áp xe?

4. Cách điều trị áp xe nóng và áp xe lạnh

Áp xe mô dưới da

  • Rạch dẫn lưu mủ ra ngoài là biện pháp điều trị được xem là hiệu quả nhất. Bác sĩ sẽ chèn gạc để cầm lại máu và băng vết thương khi đã hết dịch.
  • Những trường hợp áp xe nhỏ có thể tự chảy dịch và khô lại thì sẽ không cần các y bác sĩ can thiệp. Những bệnh nhân nhạy cảm sẽ được chỉ định các loại thuốc giảm đau thông thường.

Áp xe sâu

  • Sẽ phải can thiệp ngoại khoa như rạch, dẫn lưu đồng thời phối hợp với thuốc kháng sinh.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh theo kết quả nghiên cứu. Chỉ rạch dẫn lưu mủ dưới sự hướng dẫn của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như siêu âm. Ngoài ra cũng nên loại bỏ dị vật trong ổ áp xe nếu có.
  • Cần tiến hành song song việc điều trị các triệu chứng sốt, đau,...

5. Phòng ngừa bệnh áp xe

Các biện pháp giúp phòng ngừa áp xe bao gồm:

  • Nâng cao và vệ sinh sạch sẽ môi trường sống.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân thật tốt.
  • Đảm bảo đầy đủ dưỡng chất trong các bữa ăn.
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
  • Xây dựng một lối sống lành mạnh cũng như tăng cường hệ miễn dịch.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Đặc biệt là sau khi tiếp xúc với người bệnh hoặc chất thải người bệnh.
  • Không lạm dụng rượu và sử dụng các chất ma túy.
  • Tuân thủ điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn hoặc bệnh lý toàn thân như đái tháo đường
  • Khi có các triệu chứng bất thường nên đến gặp bác sĩ ngay. Không nên tự ý điều trị, tránh những tổn thương lan rộng và sẽ nặng nề hơn.

áp xe lạnh

Vệ sinh sạch sẽ phòng ngừa áp xe

Dù là áp xe lạnh hay áp xe nóng thì cũng sẽ có những ảnh hưởng đến cơ thể. Nên khi phát hiện cơ thể có dấu hiệu thì hãy đi đến cơ sở y tế gần nhất để khám và chẩn đoán. Đừng nên để tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng và gây ảnh hưởng tính mạng. Tham khảo thêm nhiều bài viết sức khỏe, bệnh khác được cập nhật tại Elipsport.vn nhé!

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Áp xe bên trong cơ thể là gì?
Các ổ áp xe cũng có khả năng hình thành bên trong cơ thể. Nó thường sẽ nằm ngay tại mô của các cơ quan như áp xe não, gan, thận, vú,… hoặc tại khoảng kẽ giữa bộ phận này.
Áp xe có 2 loại là áp xe nóng và lạnh.
Thành phần cấu tạo của áp xe lạnh khác hẳn áp xe nóng. Phần mủ áp xe lạnh như chất bã đậu, còn thành áp xe có điểm vàng xám. Thoạt tiên, áp xe sẽ là một u nhỏ, sau đó lớn dần. Khi u mềm ra, mủ đội dần lên lớp da sẽ có màu tím sẫm. Sau đó vỡ thành một ổ loét, tạo thành lỗ rò và lâu liền.
Giai đoạn đầu chưa có mủ sẽ kéo dài 2 đến 3 ngày. Chúng có dấu hiệu viêm cấp là bị sưng, nóng, đỏ, đau. Thường vết thương này sẽ đau mạnh, đau đập nơi sưng nề kèm nổi hạch quanh vùng bị thường. Toàn thân khi ấy sẽ bị mệt mỏi, nhức đầu, sốt 38 đến 39 độ C.
Rạch dẫn lưu mủ ra ngoài là biện pháp điều trị được xem là hiệu quả nhất. Bác sĩ sẽ chèn gạc để cầm lại máu và băng vết thương khi đã hết dịch.