Một trong những chứng áp xe nguy hiểm nhất có thể kể đến là áp xe phổi. Áp xe phổi là gì? Dấu hiệu và cách điều trị thế nào? Những thông tin được tổng hợp trong bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để giải đáp những thắc mắc trên.
Theo thống kê, tại Việt Nam có 4.8% tỷ lệ người bị mắc áp xe phổi trong số các trường hợp bệnh lý liên quan đến phổi. Mọi lứa tuổi mà và mọi đối tượng đều có thể mắc bệnh nhưng phổ biến nhất là trong độ tuổi từ 25 đến 45. Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng con người. Trang bị cho bản thân kiến thức về bệnh sẽ giúp bạn phòng ngừa và phát hiện sớm.
1. Khái niệm áp xe phổi là gì?
Phổi bị áp xe là bệnh nhiễm trùng về phổi nguy hiểm
Áp xe phổi còn được biết dưới tên gọi ép xe phổi (tên tiếng Anh là Lung Abscess) là một bệnh nhiễm trùng về phổi nguy hiểm xảy ra ở mô phổi. Áp xe xảy ra khi bệnh nhân bị mắc các viêm nhiễm cấp tính như tắc mạch phổi nhiễm khuẩn hoặc viêm phổi. Khi bị mắc bệnh, nhu mô phổi của bệnh nhân sẽ bị hoại tử, để lâu ngày sẽ hình thành dịch mủ cùng các ổ áp xe có chứa mủ, các vi sinh vật gây bệnh và xác bạch cầu chết.
Bệnh nhân mắc áp xe phổi sống được bao lâu? Vào thời điểm chưa có kháng sinh, theo thống kê có khoảng 1/3 trường hợp bị tử vong và 1/3 trường hợp hồi phục. Phần còn lại sẽ chuyển sang các bệnh mạn tính, giãn phế quản hoặc tụ mủ màng phổi. Tuy nhiên, nhờ những tiến bộ của y học cùng nhiều thiết bị máy móc hiện đại hỗ trợ thì ngày nay, bệnh đã được điều trị thành công mà không để lại bất cứ di chứng nào.
Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo rằng, nếu bệnh nhân mắc phải những triệu chứng như ho, sốt cao, đau ngực thì hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín để khám chữa bệnh kịp thời, không bỏ lỡ thời điểm vàng điều trị hiệu quả nhất.
Người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia dễ bị áp xe
Những đối tượng có nguy cơ cao bị áp xe bao gồm:
- Người bị chấn thương lồng ngực do có dị vật trong phổi
- Người đã trải qua phẫu thuật răng – hàm – mặt hoặc tai – mũi – họng
- Người bệnh thở máy, gây mê đặt nội khí quản, mở khí quản
- Người mắc bệnh mãn tính như đái tháo đường, cơ thể suy nhược, bệnh nhân bị phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hoặc giãn phế quản
- Người bệnh thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia
- Bệnh nhân phải lưu catheter tĩnh mạch trung tâm trong thời gian dài
2. Nguyên nhân nào khiến phổi bị áp xe?
- Vi khuẩn kỵ khí thường gặp như Fusobacterium nucleatum, Peptostreptococcus, Bacteroides melaninogenicus, Bacteroid fragilis peptococcus...
- Tụ cầu vàng là bệnh cảnh lâm sàng nặng nề khi nhu mô phổi và màng phổi bị tổn thương, có khả năng gây nhiễm độc nặng, suy phổi, nhiễm trùng.
- Klebsiella Pneumoniae tiến triển nhanh, nguy cơ gây tử vong cao.
- Phế khuẩn cầu, tan máu, liên cầu nhóm A, các vi khuẩn Gram (-) như Haemophilus influenzae, Pseudomonas aeruginosa...
- Ký sinh trùng thường gặp là Amip, đa phần xảy ra ở đáy phổi phải, sát cơ hoành, bệnh đi kèm triệu chứng tổn thương màng phổi, ho có đờm màu socola lẫn máu tươi.
- Kén phế quản bội nhiễm, hang lao, giãn phế quản, ung thư nguyên phát hoại tử, các chấn thương lồng ngực hở, kén phổi bẩm sinh...
3. Những triệu chứng của bệnh áp xe phổi
Dù là do nguyên nhân nào gây ra thì bệnh áp xe phổi cũng sẽ tiến triển theo 3 giai đoạn với các đặc trưng riêng biệt bao gồm:
Giai đoạn 1: Viêm
Viêm phổi nặng có thể dẫn đến áp xe
Đa phần các trường hợp khi bị áp xe đều sẽ bắt đầu rầm rộ, chẳng hạn như bị viêm phổi nặng, bệnh nhân sốt cao 39, 40 độ C, lưỡi bẩn, môi khô, hơi thở có mùi hôi. Ở một số trường hợp thì bệnh nhân có thể xuất hiện dấu hiệu tiểu ít, nước tiểu có màu sẫm. Một số bệnh nhân thì lại khởi phát từ chứng cúm.
Giai đoạn 2: Ộc mủ
Ở giai đoạn này, triệu chứng áp xe thể hiện rõ ràng giúp việc chẩn đoán bệnh thêm chính xác. Sau giai đoạn khởi phát, triệu chứng bệnh có thể xuất hiện sớm trong 5 đến 6 ngày hoặc có thể rất muộn, khoảng 50 đến 60 ngày.
- Bệnh nhân có thể ho mủ, mủ ộc ra nhiều từ 300 đến 500 ml trong 24h hoặc khạc mủ ra ít nhưng kéo dài, vùng ngực đau.
- Nếu tác nhân gây bệnh là virus thì mủ sẽ có mùi hôi thối, tác nhân là amip thì mủ có màu tương tự socola, tác nhân là bệnh áp xe đường mật vỡ thông lên phổi thì mủ có màu vàng như mật.
- Sau khi ộc mủ, triệu chứng sốt sẽ giảm, người bệnh dễ chịu hơn.
- Nếu đã khạc mủ nhiều lần nhưng nhiệt độ vẫn cao thì có khả năng là do còn có ổ áp xe khác chưa bị vỡ mủ.
Giai đoạn thành hang
Người bệnh có thể còn khạc mủ nhưng ít hơn. Trong trường hợp thân nhiệt bệnh nhân đột ngột tăng thì chứng tỏ mủ còn ứ lại nhiều trong phổi.
4. Những biến chứng nguy hiểm của áp xe phổi
Nhiễm trùng huyết là một biến chứng nguy hiểm
Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh áp xe có thể biến thành áp xe mạn tính hoặc để lại hang. Khi ấy, người bệnh có thể gặp phải nguy cơ biến chứng như:
- Giãn phế quản quanh ổ bị áp xe
- Màng tim và màng phổi có dịch mủ do vỡ ổ áp xe
- Nhiễm trùng huyết
- Viêm màng não, áp xe não
- Ho ra máu nghiêm trọng
- Thoái hóa cơ quan, suy kiệt, đe dọa tính mạng người bệnh.
5. Điều trị bệnh áp xe phổi bằng phương pháp nào?
Tùy theo mức độ tổn thương phổi, tình trạng của bệnh nhân mà cách điều trị sẽ khác nhau. Một số phương pháp điều trị có thể kể đến là:
Điều trị nội khoa
Sử dụng thuốc kháng sinh phối hợp là một cách điều trị bệnh
- Sử dụng thuốc kháng sinh phối hợp, thời gian uống tối thiểu là 4 tuần hoặc có thể tăng lên 6 tuần phụ thuộc vào kết quả X-quang phổi và đáp ứng lâm sàng của người bệnh.
- Dẫn lưu ổ áp xe với tư thế vỗ rung lồng ngực nhiều lần trong ngày, thời gian mỗi lần từ 5 phút sau đó tăng dần đến 10 – 20 phút.
- Dùng phương pháp nội soi phế quản ống mềm để hút mủ ở phế quản, dẫn lưu ổ áp xe, phát hiện các tổn thương khiến phế quản bị tắc nghẽn hoặc gắp bỏ dị vật nếu có trong phế quản.
- Chọc dẫn lưu mủ qua da nếu là ổ áp xe phổi ở ngoại vi, không thông với phế quản, nằm sát thành ngực hoặc dính với màng phổi. Bác sĩ sẽ dùng ống thông chuyên dụng đặt vào ổ áp xe và thực hiện hút dẫn lưu liên tục.
Điều trị áp xe bằng phẫu thuật
Tùy theo mức độ thương tổn, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để giúp cắt phân thùy phổi hoặc cắt một bên phổi. Có khoảng 10% các trường hợp ổ áp xe được chỉ định phẫu thuật chẳng hạn như:
- Ổ áp xe có kích thước trên 10cm.
- Phương pháp điều trị nội khoa không hiệu quả.
- Bệnh nhân ho ra máu tái đi tái lại nhiều lần.
- Phổi bị áp xe kết hợp bệnh giãn phế quản gây ra khu trú nặng.
- Biến chứng rò phế quản, khoang màng phổi, không đáp ứng điều trị nội khoa.
- Ung thư phổi áp xe hóa nhưng khối u còn phẫu thuật được.
Phương pháp điều trị hỗ trợ
Chế độ ăn uống đầy đủ vitamin là điều cần thiết cho bệnh nhân
- Bệnh nhân cần có chế độ ăn uống khoa học với đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng, nhất là protein và vitamin.
- Bổ sung nước, duy trì cân bằng nước và chất điện giải.
- Làm giảm các dấu hiệu đau, hạ sốt.
- Thở oxy để hỗ trợ bệnh nhân hô hấp.
Áp xe phổi là một căn bệnh nhiễm trùng vô cùng nguy hiểm nhưng thật may mắn là nó có thể được chữa khỏi nhờ các tiến bộ của nền y học hiện đại. Mặc dù vậy, bạn cũng không được chủ quan mà hãy đến khám bác sĩ ngay khi phát hiện có những dấu hiệu đặc trưng của bệnh để được điều trị kịp thời và hiệu quả. Định kỳ mỗi 6 tháng, bạn hãy đi khám sức khỏe tổng quát một lần để phòng bệnh hiệu quả.

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”