Tổng đài miễn phí: 1800 6854 Trạng thái giao hàng Kiểm tra bảo hành
  • 1800 6854

Bầu ăn mì tôm được không? Có hại cho mẹ và bé không?

Bầu ăn mì tôm được không là câu hỏi mà nhiều mẹ đang thắc mắc. Bởi trong thời gian này hầu hết đều được khuyên ăn uống bổ dưỡng, giàu sắt và canxi. Mà mì tôm thì lại là một món ăn không chứa nhiều dưỡng chất như những món khác.

Mì tôm là món ăn quen thuộc với nhiều người. Không mất quá nhiều thời gian chuẩn bị mà vẫn có thể cứu đói trong lúc bận rộn. Tuy nhiên món ăn này lại không có quá nhiều hàm lượng dưỡng chất cao. Do đó đã làm dấy lên câu hỏi bầu ăn mì tôm được không. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc bà bầu ăn mì tôm được không nhé!

1. Các thành phần trong mì tôm

1.1. Bột mì tinh chế

bầu ăn mì tôm được không

Mì là một sản phẩm tinh chế

Mì là một loại sản phẩm tinh chế. Vì thế cũng dễ hiểu khi mì tôm thường không chứa chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe. Trong quá trình tinh chế, để tăng thời gian bảo quản thì các chất dinh dưỡng trong mì sẽ bị loại bỏ hoàn toàn. Trong hầu hết các thực phẩm thì bột mì tinh chế thường sẽ khó tiêu hóa. Chúng tồn tại lâu trong hệ thống tiêu hóa nên khiến bà bầu no lâu hơn. Điều này cũng tăng nguy cơ người ăn bị đầy hơi, khó tiêu và chướng bụng.

1.2. Muối

Theo nghiên cứu khoảng 100 gram mì tôm sẽ chứa 2,500 mg natri. Muối natri là một thành phần không thể thiếu để tăng thời gian bảo quản. Nó cũng khiến mì trở nên đậm đà hơn khi sử dụng. Ăn quá nhiều muối trong thai kỳ cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tăng huyết áp khi mang thai và dẫn đến tiền sản giật. Bên cạnh đó, việc hấp thụ quá nhiều muối trong thai kỳ cũng dẫn đến các vấn đề huyết áp trong tương lai.

1.3. Chất bảo quản

Hầu hết các nhà sản xuất mì tôm đều tìm cách sử dụng phụ gia để tăng thời gian sử dụng mì. Do đó, cũng dễ hiểu khi hầu như tất cả các loại mì đều chứa các chất bảo quản.

Bên cạnh đó, mì tôm cũng thường được cho thêm các chất tạo màu. Nó có hương vị nhân tạo và các chất phụ gia khác để tăng thêm hương vị. Vì vậy mà mì sẽ có tính hấp dẫn và ăn ngon miệng hơn. Những hoạt chất bổ sung đều không chứa chất dinh dưỡng và gây hại cho sức khỏe con người, đặc biệt phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, các hóa chất thực phẩm phần nào gây ra ảnh hưởng đến quá trình phát triển thai nhi.

bầu ăn mì tôm được không

Phụ gia để tăng hương vị

1.4. Bột ngọt

Bột ngọt  là một nguyên liệu quen thuộc trong bếp. Đặc biệt chúng không thể thiếu trong các món ăn chế biến sẵn và cần bảo quản lâu. Ngoài ra bột ngọt cũng có thể làm tăng hương vị của món ăn nên thường thấy sử dụng với một số lượng lớn trong các loại mì.

2. Mì tôm có an toàn với phụ nữ mang thai không?

Mì tôm là thực phẩm có chứa Tertiary butylhydroquinone. Đây là là một chất hóa học được sử dụng để làm chất bảo quản trong mì. Ngoài mì tôm cũng có một số loại thực phẩm ăn vặt khác chứa chất này như bánh quy, bánh snack và thực phẩm đông lạnh.

Các chất độc trong mì tôm sẽ được đào thải khỏi cơ thể trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu bà bầu hấp thụ thường xuyên thì các chất độc sẽ tích tụ bên trong cơ thể. Nghiêm trọng hơn thì tình trạng này có thể dẫn đến hội chứng chuyển hóa và gây ra rối loạn huyết áp. 

3. Bầu ăn mì tôm được không?

Mì tôm ăn liền là một một thức ăn nhanh có giá cả phải chăng, ngon và có thể xoa dịu cơn đói ngay lập tức.Tuy nhiên, mì không được xem là món ăn dinh dưỡng và nhiều người thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn mì tôm được không?

Chế độ dinh dưỡng của phụ nữ trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên các bà bầu nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Trong đó phải đầy đủ chất, từ khoáng chất đến vitamin để hỗ trợ phát triển của thai nhi. Vì vậy để trả lời cho câu hỏi bà bầu 3 tháng đầu ăn mì tôm được không thì trong hầu hết các trường hợp, bầu không nên sử dụng mì tôm.

4. Nguy hiểm khi bà bầu ăn mì tôm

4.1. Rối loạn tiêu hóa

bầu ăn mì tôm được không

Nguy hiểm khi bầu ăn mì tôm

Nếu ăn mì ăn liền thường xuyên có thể dẫn đến cảm giác đầy hơi, ợ nóng, chướng bụng,... Tất cả đều là những biểu hiện cơ bản của chứng rối loạn tiêu hóa.

4.2. Cao huyết áp

Mì ăn liền chứa nhiều natri nên có thể kích thích tăng huyết áp. Nó gây ra tổn thương thận, giữ nước ở tay, chân và phù nề. Bên cạnh đó, mì ăn liền đặc biệt nguy hiểm với bà bầu có tiền sử cao huyết áp và có nguy cơ tiền sản cao.

4.3. Hạn chế quá trình trao đổi chất

Ăn mì tôm sẽ có khả năng ngăn ngừa quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Điều này có thể gây ra tích tụ các chất độc trong cơ thể. Từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.

4.4. Tổn thương gan

Các chất trong mì có thể gây ra ảnh hưởng đến chức năng gan và thận. Bên cạnh đó cũng gây ra ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch.

5. Ăn mì tôm thế nào để an toàn?

5.1. Thay đổi cách chế biến

Với tiêu chí nhanh, gọn, bạn chỉ mất khoảng 3 phút để nấu một gói mì tôm. Công thức này được in sẵn trên các gói mì, và hầu như không ai cũng biết. Tuy nhiên, đây lại là một công thức không có lợi với sức khỏe. Nếu được bạn hãy chắt bỏ đi nước mì lần đầu. Đổ nước sôi và dùng nước mì sau để hạn chế dầu.

5.2. Nói “không” với gói gia vị dầu mỡ

Theo nghiên cứu các gói gia vị này không có giá trị dinh dưỡng cao. Chúng sẽ làm hạn chế khả năng hấp thu dưỡng chất từ những nguồn thực phẩm khác. Qua đó gây ra nguy cơ suy dinh dưỡng.

5.3. Bổ sung rau xanh và thịt

Để giảm tối đa lượng chất béo dư thừa và có được lượng xơ mới, với mỗi một vắt mì, bà bầu nên bổ sung khoảng 100-150 gram rau xanh. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể thêm thịt bò, heo… để đảm bảo dinh dưỡng. 

bầu ăn mì tôm được không

Bổ sung rau xanh vào mì

Vậy bạn đã biết được bầu ăn mì tôm được không rồi đúng không? Các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyến khích bà bầu nên hạn chế tối đa việc sử dụng mì tôm. Tuy nhiên nếu bạn muốn ăn thì hãy bổ sung thêm nhiều loại rau củ. Tốt nhất bạn nên tránh ăn mì để hạn chế gây ảnh hưởng thai nhi. Bên cạnh thông tin bà bầu ăn mì tôm có sao không thì elipsport.vn vẫn có thêm nhiều bài viết sức khỏe khác. Truy cập ngay để cập nhật thêm nhiều kiến thức nhé!

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Các thành phần trong mì tôm là gì?
Dạ chào chị. Các thành phần thường thấy trong mì tôm là bột ngọt, bột mì tinh chế, muối,...
Dạ chào chị. Hầu hết các nhà sản xuất mì tôm đều tìm cách sử dụng phụ gia để tăng thời gian sử dụng mì. Do đó, cũng dễ hiểu khi hầu như tất cả các loại mì đều chứa các chất bảo quản.
Dạ chào chị. Mì tôm là thực phẩm có chứa Tertiary butylhydroquinone. Đây là là một chất hóa học được sử dụng để làm chất bảo quản trong mì. Các chất độc trong mì tôm sẽ được đào thải khỏi cơ thể trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu bà bầu hấp thụ thường xuyên thì các chất độc sẽ tích tụ bên trong cơ thể. Nghiêm trọng hơn thì tình trạng này có thể dẫn đến hội chứng chuyển hóa và gây ra rối loạn huyết áp.
Dạ chào chị. Chế độ dinh dưỡng của phụ nữ trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên các bà bầu nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Và trong hầu hết các trường hợp, bầu không nên sử dụng mì tôm.
Dạ chào chị. Nếu được hãy chắt bỏ đi nước mì lần đầu. Đổ nước sôi và dùng nước mì sau để hạn chế dầu là được.