Tổng đài miễn phí: 1800 6854 Trạng thái giao hàng Kiểm tra bảo hành
  • 1800 6854

Bệnh Đậu Mùa Là Gì? Tất Tần Tật về Bệnh Này

Bệnh đậu mùa là bệnh truyền nhiễm phổ biến dễ mắc phải, đặc biệt là trẻ em. Bệnh có khả năng lây lan nhanh khi người bệnh ho, hắt hơi làm cho nước bọt bắn ra khiến người xung quanh lây bệnh.

Bệnh đậu mùa do loại siêu virus variola gây ra, lây qua đường hô hấp. Tình trạng bệnh nhiễm khuẩn nhiễm độc toàn thân nặng, phỏng nước, mủ, gây ra sẹo. Trong lịch sử, bệnh đậu mùa là căn bệnh truyền nhiễm đáng sợ nhất vì chiếm tỷ lệ tử vong cao trên toàn thế giới. Hiện nay, y học phát triển hiện đại, các nhà nghiên cứu đã chế tạo ra vắc xin để ngăn ngừa bệnh hiệu quả vào năm 1979. Tuy nhiên vẫn chưa có thuốc đặc trị nên mọi người cần thực hiện việc tiêm chủng thường xuyên để phòng tránh bệnh, nhất là ở trẻ nhỏ.

Bệnh đậu mùa

Trẻ em dễ mắc bệnh đậu mùa

1. Bệnh đậu mùa là gì?

Bệnh đậu mùa, còn được gọi là bệnh quai bị, là một bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Bệnh do virus quai bị gây ra và có thể ảnh hưởng đến các tuyến nước bọt, tuyến nước tiểu và tinh hoàn. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn.

2. Phân biệt đậu mùa và thủy đậu

Nhiều người cho rằng, bệnh đậu mùa và bệnh thủy đậu là một bệnh chỉ khác tên gọi. Nhưng thực tế đây là hai loại bệnh khác nhau với các nguyên nhân gây bệnh cũng khác nhau. Những điểm giống nhau giữa bệnh đậu mùa và bệnh thủy đậu:

  • Căn bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan nhanh.
  • Dấu hiệu nhận biết thường gặp là phát ban, nổi mụn nước gây tổn thương da.
  • Triệu chứng sốt cao, mệt mỏi, uể oải, chán ăn, mất ngủ.
  • Sử dụng vắc xin để phòng ngừa, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời.

Những điểm khác nhau giữa 2 bệnh:

  • Về nguyên nhân: Bệnh đậu mùa do nhóm virus thuộc chủng Poxvirus gây ra, còn thủy đậu thuộc chủng Virus Herpes.
  • Về biểu hiện: Bệnh đậu mùa thì các nốt đậu nhỏ hơn nhưng mủ chứa dịch nhiều, còn bệnh thủy đậu thì các nốt giống bong bóng nước dễ vỡ, nhiễm trùng cao hơn.
  • Thời gian ủ bệnh: Đậu mùa thì khoảng từ 5 - 14 ngày, còn bệnh thủy đậu thì từ 10 - 21 ngày.
  • Chẩn đoán: Bệnh đậu mùa thì dựa vào xét nghiệm dịch mụn và sự gia tăng tế bào, còn bệnh thủy đậu thì dựa trên xét nghiệm mụn nước.

3. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đậu mùa

Dấu hiệu hay gặp và dễ nhận ra nhất của bệnh là các mụn nước nhỏ nổi trên bề mặt da, mặt, cánh tay, mủ có chứa dịch. Sau một khoảng thời gian ủ bệnh, một số triệu chứng khác như sốt cao, nhức đầu, nôn ói, lạnh, đau lưng, đau bụng, phát ban da, bóng nước hình thành gần mắt. Những triệu chứng sẽ biến mất trong vòng 2 - 3 ngày. Sau đó, bệnh nhân sẽ cảm thấy khỏe hơn nhưng bắt đầu phát ban. Các nốt phát ban bắt đầu xuất hiện trên mặt sau đó lan rộng ra khắp cơ thể. Đây là giai đoạn phát tán virus mạnh nhất ra cơ thể. Tiếp đến, các nốt phát ban phát triển thành nốt to hơn và có mủ chứa dịch. Các nốt này bị vỡ ra rồi đóng vảy, có nguy cơ bị sẹo vĩnh viễn.

Bệnh đậu mùa

Nếu không chăm sóc kỹ, các nốt mụn có thể vỡ rồi làm thành sẹo

4. Nguyên nhân gây bệnh đậu mùa

Nguyên nhân gây bệnh đậu mùa là do Virus Variola. Nó lây lan qua 3 con đường:

  • Trực tiếp: Nếu tiếp xúc trực tiếp với người bệnh mà không dùng các vật dụng bảo hộ như khẩu trang... thì sẽ có nguy cơ lây nhiễm rất cao.
  • Gián tiếp: Virus phát tán trong không khí thông qua hệ thống thông gió trong tòa nhà, cũng là nguyên nhân lây nhiễm bệnh tới các phòng bên cạnh trong tòa nhà.
  • Tiếp xúc các vật dụng có virus trên bề mặt: Tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung vật dụng với người bệnh như quần áo, khăn mặt, ly nước,...

Bệnh đậu mùa

Bệnh đậu mùa do Virus Variola gây ra

5. Các giai đoạn phát triển của bệnh đậu mùa

  • Thời gian ủ bệnh: Từ 5 - 15 ngày, trung bình khoảng 12 - 13 ngày.
  • Thời kỳ khởi phát: Người bệnh đột ngột bị sốt cao, lạnh, rét run, nhiệt độ cơ thể khoảng 40 độ C, mạch nhanh. Sau đó cảm thấy đau đầu, mệt, chóng mặt, ù tai, đau lưng phải nằm liệt giường. Bệnh nhân bị nôn ói liên tục, ho, rát họng, chảy nước mắt.
  • Thời kỳ toàn phát: Từ ngày thứ 4 trở đi, bệnh nhân bớt sốt, đồng thời xuất hiện các nốt màu hồng nhạt bắt đầu từ mặt. Sau 48 giờ tiếp theo, phát ban mọc toàn thân. Ở trên niêm mạc của mắt, mũi và miệng có các nốt phỏng bị vỡ, loét đỏ gây ho, khản cổ, đờm có mủ. Đến ngày thứ 7 của bệnh các nốt phỏng trở nên to hơn, sẫm màu, da phù nề, toàn mặt sưng húp. Bệnh nhân lại bị sốt cao, nhức đầu, huyết áp thấp, khó thở và hơi thở có mùi khó chịu. Từ ngày 12 trở đi, mụn vỡ và đóng vảy. Lúc này người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn và hết sốt nhưng ngứa nhiều hơn.
  • Thời kỳ lui bệnh: Các nốt đậu bong dần nhưng để lại sẹo lõm làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ.

6. Những biến chứng của bệnh đậu mùa

  • Nhiễm trùng da, lở loét khi mụn nước bị vỡ, chảy máu bên trong.
  • Viêm phế quản, thanh quản do ho nhiều.
  • Viêm não, viêm màng não: Xảy ra ở mọi đối tượng và chủ yếu là người lớn dễ gặp biến chứng nguy hiểm này. Bệnh nhân có thể tử vong khi không được chữa trị kịp thời.
  • Viêm phổi: Biến chứng này có thể xảy ra vào khoảng 3 - 5 ngày khi phát bệnh.
  • Viêm thân: Bệnh nhân có thể bị đi tiểu ra máu và suy thận.
  • Viêm tai giữa: Do nhiễm khuẩn huyết.

Hầu hết những người bệnh bị mắc bệnh đậu mùa đều có thể khỏi bệnh. Tuy nhiên, nó để lại sẹo rất nghiêm trọng trên cơ thể, có một số trường hợp nặng có thể gây mù lòa do không được chữa trị kịp thời.

Bệnh đậu mùa

Những biến chứng của bệnh đậu mùa

7. Các phương pháp điều trị bệnh đậu mùa và cách phòng ngừa

  • Sử dụng thuốc sát khuẩn ở vùng mắt, mũi, họng trong thời kỳ phát ban.
  • Tiêm gamaglobulin 3 - 6ml tiêm vào bắp thịt, ngày 2 lần.
  • Điều trị chống nhiễm trùng: Dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
  • Truyền huyết thanh mặn, ngọt để giải độc.
  • Sử dụng thuốc Paracetamol và Anaglin để giảm sốt và giảm đau nhức.
  • Sử dụng Aminazin 0,025g, Pipolphen 0,05g, Spartein 0,05g mỗi thuốc 1 ống, pha và tiêm bắp thịt 2 lần/ngày để hạn chế co giật.
  • Sử dụng thuốc kháng Virus Cidofovir để ngăn chặn bệnh.
  • Ngoài ra, tiêm vắc xin cũng là một trong những cách ngăn ngừa bệnh hiệu quả. Nếu như có tiếp xúc với người bệnh thì trong vòng 3 - 4 ngày, bạn nên đi tiêm vắc xin để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Lưu ý: Người bệnh phải điều trị theo phác đồ của bác sĩ, không được tự ý sử dụng thuốc. Hơn nữa, chế độ chăm sóc cơ thể tốt sẽ làm giảm khả năng phát triển bệnh đậu mùa. Từ đó làm giảm biến chứng nguy hiểm với sức khỏe.

Bệnh đậu mùa

Đến bác sĩ để được chỉ định điều trị phù hợp

8. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Để kiểm soát được tình trạng bệnh, bạn nên áp dụng các phương pháp sau:

  • Tiêm vắc xin ngăn ngừa bệnh, vì vắc xin giúp cho cơ thể tạo ra kháng thể ngăn chặn sự lây nhiễm của bệnh. Nếu tiếp xúc với người bị bệnh đậu mùa, thì cần tiêm vắc xin trong vòng 4 ngày để phòng tránh bệnh.
  • Ở phòng riêng cách ly để tránh lây lan cho người khác.
  • Tiêm phòng cho trẻ theo từng đợt. Việc tiêm chủng này sẽ giúp trẻ có hệ miễn dịch tốt để hạn chế mắc bệnh và bảo vệ tránh gây các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe.

Bệnh đậu mùa

Tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh đậu mùa

9. Bệnh đậu mùa nên kiêng gì?

Để bệnh phục hồi nhanh chóng, cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Mặc quần áo rộng, nhẹ, thoáng mát, có hút ẩm.
  • Không dùng chung đồ cá nhân như khăn mặt, bàn chải, quần áo, muỗng, đũa, chén..., để tránh lây lan bệnh cho người thân.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tắm bằng nước ấm.
  • Ăn đồ ăn dễ tiêu hóa, mềm và uống nhiều nước.

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh đậu mùa, cách phòng tránh và phương pháp điều trị sao cho hiệu quả. Bạn hãy thường xuyên theo dõi website Elipsport.vn để xem các bài viết chăm sóc sức khỏe hữu ích và những thiết bị tập luyện thể dục thể thao chất lượng cao, cập nhật các công nghệ mới nhất hiện nay như máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage...

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Bệnh đậu mùa có phải là bệnh thủy đậu không?
Bệnh đậu mùa (quai bị) và bệnh thủy đậu (chickenpox) là hai bệnh khác nhau, gây ra bởi hai loại virus khác nhau và có các triệu chứng và hình thái khác nhau.
Bệnh đậu mùa (quai bị) thường không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây ra một số biến chứng và ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.