Tổng đài miễn phí: 1800 6854 Trạng thái giao hàng Kiểm tra bảo hành
  • 1800 6854

Những lời khuyên dành cho bệnh nhân nhiễm giang mai

Giang mai là một trong những căn bệnh mà nhiều bạn trẻ hiện nay đang gặp phải. Chắc hẳn những ảnh hưởng của căn bệnh này là không hề nhỏ đến cuộc sống của người bệnh. Vậy thì sẽ có những cách nào để giúp bệnh nhanh chóng hồi phục? Cùng tham khảo ngay nhé.

Căn bệnh giang mai là bệnh lây truyền qua việc quan hệ tình dục không an toàn. Bên cạnh đó, bệnh còn có thể lây bệnh từ mẹ sang con, lây qua đường máu. Và đương nhiên, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn đối với những người có thể trạng kém. Dẫu biết rằng ai cũng mong muốn chúng ta có một sức khỏe tốt, một cuộc sống gia đình hạnh phúc. Thế nhưng, những yếu tố môi trường ngoài sẽ tác động rất nhiều, khiến cho những loại nấm, vi khuẩn gây bệnh có cơ hội xâm nhiễm vào cơ thể của người bệnh. Bạn đừng quá lo lắng, hãy thực hiện những lời khuyên dưới đây để nhanh chóng khắc phục ảnh hưởng do bệnh giang mai gây ra nhé!

giang mai

Giang mai là một căn bệnh ngày càng phổ biến

1. Bệnh giang mai là gì?

Giang mai chính là bệnh nhiễm khuẩn do xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum) gây ra, dễ lây truyền, chủ yếu thông qua hoạt động tình dục. Khi quan hệ không an toàn (miệng, hậu môn, âm đạo), những vết xước ở niêm mạc và da tiếp xúc với dịch tiết từ tổn thương giang mai sẽ làm xoắn khuẩn giang mai xâm nhập trực tiếp vào cơ thể.

Bên cạnh đó, bệnh giang mai có thể lây nhiễm từ mẹ sang con. Trong thời kỳ bào thai từ tháng thứ 4 trở đi, xoắn khuẩn giang mai sẽ đi theo dây rốn xâm nhập máu thai nhi.

2. Triệu chứng, nguyên nhân, biến chứng bệnh giang mai

2.1. Triệu chứng bệnh giang mai

  • Âm đạo, dương vật, xung quanh hậu môn hoặc những nơi khác như miệng xuất hiện những  vết loét nhỏ.
  • Lòng bàn chân hoặc tay phát ban đỏ nổi mẩn.
  • Âm hộ của phái nữ hoặc xung quanh hậu môn ở cả nam lẫn nữ xuất hiện những nốt sần như mụn cóc sinh dục.
  • Miệng có những mảng trắng. Cơ thể mệt mỏi, đau khớp, nhức đầu, cổ nổi hoặc bẹn, nách nổi hạch và sốt.

giang mai

Người bệnh giang mai cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, nổi hạch ở nách, cổ hay bẹn

2.2. Nguyên nhân lây bệnh

Bệnh giang mai chủ yếu lây qua con đường tình dục không an toàn khi người bình thường có quan hệ tình dục không dùng biện pháp bảo hộ với người mắc bệnh. Bên cạnh đó, bệnh có thể lây qua đường máu, tiếp xúc trực tiếp với tổn thương giang mai trên cơ thể người bệnh, truyền từ mẹ sang con qua nhau thai.

giang mai

Bệnh chủ yếu lây qua đường tình dục

2.3. Bệnh giang mai có nguy hiểm không?

Bệnh giang mai có thể để lại các biến chứng nguy hiểm như vấn đề về thần kinh, cơ mắt bị tê bì, mất phản xạ ánh sáng, thị lực kém, mù lòa, phình và viêm động mạch chủ, hỏng van tim… phá huỷ toàn bộ cơ thể nếu người bệnh không điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, bệnh làm gia tăng nguy cơ nhiễm HIV, tạo nguy hiểm khi mang thai ở phụ nữ. Việc điều trị giang mai sẽ ngăn ngừa các phá hủy đối với cơ thể trong tương lai, tuy nhiên không thể loại bỏ hoặc khắc phục các ảnh hưởng trước đó.

3. Cách điều trị bệnh giang mai

Giang mai là căn bệnh có tính nguy hiểm và thời gian ủ bệnh khá lâu. Người bệnh cần phát hiện sớm và điều trị với phác đồ hợp lý, tránh tạo điều kiện cho khuẩn giang mai tấn công vào nội tạng gây ra biến chứng.

3.1. Điều trị bệnh giang mai giai đoạn đầu

Nếu người bệnh phát hiện giang mai sớm thì dễ điều trị. Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh đặc hiệu Penicilli. Trường hợp bệnh nhân dị ứng với loại thuốc này sẽ được chỉ định đổi sang dùng kháng sinh khác như ceftriaxone, azithromycin, doxycycline.

3.2. Điều trị bệnh giang mai giai đoạn sau

Ở giai đoạn sau bệnh đã tiến triển nặng hơn dẫn đến nhiều biến chứng về thần kinh và nội tạng. Mỗi ngày bệnh nhân cần phải tiêm tĩnh mạch thuốc penicillin và không quan hệ tình dục trong suốt quá trình điều trị đến khi lành hoàn toàn các vết loét trên cơ thể hoặc được bác sĩ cho phép.

3.3. Bệnh giang mai có trị khỏi hoàn toàn được không?

Nếu được phát hiện và điều trị sớm, bệnh giang mai dễ dàng trị khỏi hoàn toàn mà không tạo thành bất kỳ hậu quả nào. Trường hợp điều trị khi bệnh đã tiến triển nặng sẽ gây hại nghiêm trọng đến hệ thần kinh, não cùng những cơ quan khác trong cơ thể.

giang mai

Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị theo tình trạng bệnh

4. Người bị bệnh giang mai nên ăn gì?

4.1. Cung cấp vitamin A

Đối với người bệnh, việc bổ sung vitamin là điều hết sức cần thiết để cải thiện tình hình sức khỏe của mỗi người. Và bệnh giang mai cũng không ngoại lệ. Bạn cần bổ sung nhiều vitamin A để hạn chế những ảnh hưởng do khuẩn gây bệnh tác động đến người bệnh. Việc cung cấp vitamin A cho cơ thể không những giúp người bệnh cải thiện được tình hình sức khỏe mà đây còn là một trong những loại dưỡng chất để giúp thị lực của bạn ngày càng tốt hơn.

Một số nguồn thực phẩm giàu vitamin A người bệnh nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày có thể kể đến như những loại gan động vật, trứng, cá,... một số loại rau (nhất là rau có màu xanh đậm) như rau ngót, rau muống, rau dền, rau đay, rau kinh giới, súp lơ, bắp cải,… Ngoài ra, một số loại cũng cũng là gợi ý cực tốt cho bệnh nhân: Củ cà rốt, khoai tây, cà chua, đu đủ, dứa… cũng

4.2. Bổ sung vitamin B2

Bệnh giang mai xuất hiện do một loại vi khuẩn gây bệnh, khiến cho cuộc sống của người bệnh gặp nhiều rắc rối. Do vậy, bạn cần bổ sung thực phẩm giàu vitamin để hạn chế những ảnh hưởng do vi khuẩn này gây ra. Và thật may, Vitamin B2 là một gợi ý hữu ích dành cho bạn. Như bạn đã biết, Vitamin B2 rất cần thiết cho nhiều quá trình xử lý tế bào để giúp cơ thể chuyển hóa được nguồn năng lượng từ chất béo, hydrat-cacbon, các thể ketone và cả protein nữa

Bên cạnh đó, nguồn năng lượng từ vitamin B2 sẽ giúp bạn loại bỏ nhiều nguyên dẫn đến bệnh thiếu máu, đau đầu, bệnh đục nhân mắt, hội chứng viêm ống cổ tay cùng bệnh viêm âm đạo,  rosacea (bệnh tắc tuyến bã nhờn mãn tính). Và như bạn đã biết, đây là những bệnh đều có nguồn gốc hệ lụy từ căn bệnh này. Một số nguồn thực phẩm giàu vitamin B như búp súp lơ, củ cà rốt, cây măng tây, các loại nấm, củ khoai lang,… một số loại trái cây như chuối, quả sung , quả  táo, lê… các sản phẩm được làm từ sữa, các loại hạt ngũ cốc,...

giang mai

Rau quả chứa nhiều vitamin B2

4.3. Bổ sung vitamin B6

Nếu như vitamin B2 đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa chất béo thì Vitamin B6 có tác dụng chuyển hóa các axit amin có lưu huỳnh, các loại axit glutamic cùng asparaginic. Đây hoàn toàn là những loại axit amin rất cần thiết cho quá trình hoạt động hệ thần kinh trung ương trong bộ não của con người. Một thông tin dành cho bạn đó là vitamin B6 giúp giảm lượng cholesterol huyết thanh ở những người bị xơ vữa động mạch. Đối với mỗi chúng ta, nếu cơ thể bị thiếu vitamin B6 sẽ làm tổn thương niêm mạc miệng, dẫn đến nhiều hiện trạng như viêm miệng, lưỡi, viêm da tăng tiết bã nhờn, cơ thể dễ bị kích thích, uể oải, mất ngủ, buồn nôn, rối loạn tâm thần phân liệt.

Đối với bệnh nhân bị bệnh giang mai, việc bổ sung nguồn năng lượng từ vitamin B2 là điều hết sức cần thiết để tổng hợp chất béo thành acid, gây ức chế lượng chất béo dưới da, kích thích mọc tóc, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh được diễn ra suôn sẻ hơn. Một số nguồn thực phẩm giàu vitamin B6 mà bạn nên bổ sung cho cơ thể mỗi ngày như khoai tây, đậu, cá trích, quả cam, vừng, quả chuối, ớt chuông đỏ, con cá ngừ, củ tỏi, cam, dưa hấu… Tuy nhiên, loại vitamin này rất dễ bị biến chất, do đó tốt nhất bạn nên ăn những loại thực phẩm chín thì sẽ tốt hơn.

4.4. Cung cấp vitamin C

Một nguồn dinh dưỡng tiếp theo mà các bác sĩ khuyên người bệnh giang mai nên cung cấp thêm cho cơ thể đó chính là vitamin C. Không những chỉ tốt cho người bệnh mà vitamin C còn là một nguồn dinh dưỡng không thể thiếu để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, hỗ trợ tốt trong quá trình chuyển hóa năng lượng trong cơ thể mỗi người.

Các loại xoắn khuẩn giang mai sẽ khiến cho cơ thể cảm thấy cực kỳ khó chịu và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi người. Vitamin C sẽ làm ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn đó. Bạn nên sử dụng nhiều thực phẩm giàu vitamin C như các loại trái cây có múi, táo, cam, nho, đu đủ,... Nói chung là hầu hết các loại trái cây. Ngoài ra, vitamin C còn có nhiều trong rau muống, cây rau sam, củ hành tây, củ tỏi tây, quả dưa chuột, củ cải, khoai tây, củ cà rốt, rau mùi…

4.5. Cháo bồ công anh và cháo hoa mai

Bên cạnh những nguồn dinh dưỡng được nêu trên, người bị giang mai cần bổ sung thêm nhiều nguồn dưỡng chất khác để giúp ngăn chặn sự ảnh hưởng của bệnh. Và một trong những chất có thể giúp bạn kiểm soát được tình hình bệnh đó chính là món cháo bồ công anh. Có lẽ chưa thực sự nhiều người biết về những công dụng của loài hoa này. Thế nhưng công dụng của món cháo bồ công anh đối với người bệnh là vô cùng lớn. Đặc biệt, đối với những người đang gặp vấn đề về căn bệnh này, hãy chế biến món cháo bồ công anh để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể.

Bên cạnh bồ công anh thì hoa mai cũng là một nguồn dinh dưỡng rất cần thiết cho quá trình điều trị bệnh giang mai. Cách chế biến cũng khá tương tự như món cháo bồ công anh. Bạn nấu cháo gần chín tới. Sau đó, rửa sạch hoa mai và cho vào món cháo trên và thưởng thức. Để món cháo này dễ ăn hơn, bạn có thể kết hợp thêm với 1 ít đường kính trắng và nên ăn lúc cháo còn nóng. Theo đó, món cháo hoa mai có tác dụng giúp thanh nhiệt, sử dụng vào thời gian phục hồi cơ thể do bệnh giang mai gây ra. 

5. Người bị giang mai không nên ăn gì?

5.1. Không nên ăn thịt mỡ

Như bạn đã biết, năng lượng từ thịt mỡ hoàn toàn hông có lợi cho cơ thể. Đặc biệt, đối với những người đang trong quá trình điều trị bệnh giang mai thì việc bổ sung thịt mỡ vào cơ thể là điều không cần thiết, chưa kể nó sẽ khiến tình hình bệnh trở nên nặng hơn. Do vậy, điều bạn cần làm là hạn chế tối đa nguồn năng lượng không có lợi từ mỡ động vật. Thay vào đó, hãy thay thế bằng nguồn dầu thực vật sẽ tốt hơn cho sức khỏe của bạn. Và bạn biết không, sử dụng thịt mỡ nhiều là nguyên nhân khiến bạn dễ mắc phải những căn bệnh về tim mạch nguy hiểm nữa đấy!

5.2. Bỏ chất kích thích

Đương nhiên, sử dụng chất kích thích là một điều hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe của mỗi chúng ta. Đặc biệt, đối với người bệnh, sử dụng chất kích thích sẽ khiến cho hệ miễn dịch trở nên yếu hơn, tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn xâm, nhập vào cơ thể. Một số người thường hay chủ quan với sức khỏe của mình bằng cách cứ nạp những nguồn năng lượng tiêu cực vào cơ thể. Chẳng hạn như cà phê, thuốc lá… Đây toàn là những chất gây hại cho sức khỏe của mỗi người.

Bạn biết không, những nguồn năng lượng tiêu cực từ những chất kích thích sẽ khiến cho các cơ quan, nội tạng của chúng ta ngày càng bị phá hủy. Bạn sẽ không thể thấy được ngay những tổn hại do chất kích thích gây ra. Dần dần những cơ quan nội tạng đó sẽ chết dần, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của cuộc sống, đặc biệt là đối với người đang bị bệnh giang mai.

giang mai

Bỏ chất kích thích để bệnh tình không nặng thêm

6. Phòng bệnh giang mai

6.1. Sử dụng BCS khi quan hệ

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh giang mai đó là do quan hệ tình dục không lành mạnh. Và chắc có lẽ bạn cũng đã phần nào hiểu được những ảnh hưởng của căn bệnh này đối với cuộc sống của mỗi chúng ta. Do vậy, bạn cần có một cuộc sống lành mạnh để hạn chế những nguy cơ gây bệnh cho chúng ta. Theo đó, việc sử dụng bao cao su khi quan hệ là điều hết sức cần thiết. 

Một lời khuyên dành cho bạn đó là bạn tuyệt đối nên tránh tiếp xúc với các mô bị nhiễm bệnh cũng như chất dịch cơ thể của người bệnh, tránh tình trạng lây nhiễm, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Và đặc biệt, quan hệ tình dục an toàn, chung thủy một vợ một chồng là một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa khả năng nhiễm bệnh giang mai cho tất cả mọi người.

6.2. Vệ sinh cơ thể

Để có một cuộc sống vợ chồng hạnh phúc và hạn chế mắc phải nhiều căn bệnh nguy hiểm, bạn nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ trước khi quan hệ. Và nếu có những dấu hiệu mắc bệnh thì tốt nhất bạn nên thăm khám và điều trị cho cả bạn tình để tránh tái nhiễm sau khi điều trị và quan hệ trở lại sau những ngày bệnh.

giang mai

Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thường xuyên

6.3. Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai

Bạn nên thường xuyên đến các cơ sở chuyên khoa uy tín chất lượng và kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện và điều trị bệnh sớm, đặc biệt là phụ nữ đang muốn mang thai. Lưu ý dành cho phái nữ đang bị bệnh giang mai đó là người mắc bệnh này không nên mang thai khi chưa được điều trị khỏi, tránh trường hợp mẹ lây sang con. 

Trên đó là toàn bộ thông tin tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc về vấn đề của căn bệnh giang mai. Mong rằng bạn sẽ luôn có một cuộc sống thật vui và khỏe mạnh. Và nên nhớ thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng nhé.

Để đa dạng chương trình tập luyện, Elipsport giới thiệu dòng máy chạy bộ được tích hợp thêm các bài tập chuyên cho một vài nhóm cơ. Hoặc bạn có thể thử đạp xe với xe đạp tập thể dục. Trong quá trình tập luyện nếu đau nhức thì nên dừng lại, sau đó tiến hành thoa dầu nóng và mát xa. Lựa chọn ghế massage thay thế cho các động tác mát xa thủ công sẽ tốt hơn. Liên hệ 1800 6854 nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn chọn mua.

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Bệnh giang mai là gì?
Giang mai chính là bệnh nhiễm khuẩn do xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum) gây ra, dễ lây truyền, chủ yếu thông qua hoạt động tình dục hoặc truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai từ tháng thứ 4 trở đi.
Âm đạo, dương vật, xung quanh hậu môn hoặc những bộ phận khác xuất hiện những vết loét nhỏ. Lòng bàn chân hoặc tay phát ban đỏ nổi mẩn. Âm hộ, quanh hậu môn xuất hiện những nốt sần như mụn cóc sinh dục. Miệng có những mảng trắng. Cơ thể mệt mỏi, đau khớp, nhức đầu, cổ nổi hoặc bẹn, nách nổi hạch và sốt.
Bệnh giang mai có thể để lại các biến chứng nguy hiểm như vấn đề về thần kinh, cơ mắt bị tê bì, mất phản xạ ánh sáng, thị lực kém, mù lòa, phình và viêm động mạch chủ, hỏng van tim… phá huỷ toàn bộ cơ thể nếu người bệnh không điều trị kịp thời.
Nếu được phát hiện và điều trị sớm, bệnh giang mai dễ dàng trị khỏi hoàn toàn mà không tạo thành bất kỳ hậu quả nào. Trường hợp điều trị khi bệnh đã tiến triển nặng sẽ gây hại nghiêm trọng đến hệ thần kinh, não cùng những cơ quan khác trong cơ thể.
Sử dụng BCS khi quan hệ tình dục, vệ sinh cơ thể sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục, kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai là những biện pháp phòng ngừa giang mai.
popup-btn3