Tổng đài miễn phí: 1800 6854 Trạng thái giao hàng Kiểm tra bảo hành
  • 1800 6854

Bệnh tưa miệng: Bách khoa toàn thư những điều cần biết

Một trong những căn bệnh thường gặp ở miệng là tưa miệng hay còn gọi là nấm miệng. Bệnh tưa miệng là gì? Nguyên nhân do đâu và triệu chứng như thế nào? Bạn hãy tham khảo những chia sẻ trong bài viết này để biết cách giải quyết nhanh chóng.

Bệnh nấm miệng xảy ra ở tất cả các đối tượng, không kể độ tuổi và giới tính. Trong khoang miệng có chứa nhiều vi sinh vật, vi khuẩn cùng một số loại nấm. Khi hệ miễn dịch suy yếu, nấm sẽ phát triển thành mầm bệnh và lây lan nhanh chóng. Trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh tưa miệng sẽ giúp bạn phát hiện và xử lý kịp thời.

1. Khái niệm bệnh tưa miệng là gì?

Tưa miệng còn được gọi là nấm miệng hoặc muguet. Đây là căn bệnh nhiễm trùng miệng được gây ra do sự gia tăng của nấm Candida albicans. Khi hệ miễn dịch suy yếu, loại vi sinh vật này sẽ nhân cơ hội sinh trưởng và phát triển gây ra bệnh nấm miệng.

bệnh tưa miệng

Bệnh nấm miệng do nấm Candida albicans gây ra

Khi bên trong khoang miệng xuất hiện các đốm trắng, bao trùm một phần má và lưỡi thì đồng nghĩa với việc bạn đã mắc bệnh tưa miệng. Loại nấm này cũng có thể phát triển trên vòm miệng, nướu răng và kéo dài đến cổ họng.

2. Nguyên nhân gây bệnh nấm miệng

Nguyên nhân gây bệnh tưa miệng ở người lớn

Hung thủ gây nên tình trạng nấm miệng là Candida albicans. Đây là loại nấm ký sinh được phát hiện trong khoang miệng và đường tiêu hóa của 40 – 60% người lớn khỏe mạnh. Trong điều kiện bình thường, nấm không có khả năng gây hại và bị kìm hãm bởi các bạch cầu của hệ miễn dịch.

Khi sức đề kháng suy giảm, nấm Candida sẽ bùng phát và gây bệnh. Hệ miễn dịch không đủ mạnh, lợi khuẩn trở nên yếu thế không thể ngăn ngừa nấm phát triển. Nấm Candida sẽ sản sinh nhanh chóng, gây nên hậu quả đầu tiên ở khoang miệng. Nếu bệnh tưa miệng, nhiễm nấm Candida không được điều trị kịp thời thì có khả năng lan đến toàn thân, đe dọa tính mạng.

Benh tua mieng o nguoi nhiem HIV là một chứng bệnh nguy hiểm. Khi bị HIV, sức đề kháng của con người sẽ yếu đi từng ngày. Nấm Candida cũng nhân cơ hội này tăng sinh và gây bệnh. Người mắc bệnh tưa miệng HIV dễ đối mặt với nguy cơ bị nhiễm nấm toàn thân, không chỉ ở khoang miệng.

bệnh tưa miệng ở người lớn và trẻ nhỏ

Bệnh nấm miệng xảy ra ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ

Nguyên nhân gây tưa miệng ở trẻ sơ sinh

Nấm Candida Albicans vẫn là căn nguyên gây tưa miệng ở trẻ sơ sinh. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh nấm miệng ở trẻ là:

  • Bé bị tiếp xúc với nấm trong khi sinh.
  • Nội tiết tố thay đổi
  • Thuốc kháng sinh mẹ uống trong quá trình cho bé bú có thể thúc đẩy bệnh.
  • Việc khử trùng, vệ sinh ti giả hoặc bình sữa không đúng cách.

Trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh còn nhỏ, chưa thể dùng lời để mô tả dấu hiệu bị bệnh. Ba mẹ cần đặc biệt chú ý vấn đề răng miệng của bé. Nếu phát hiện trong miệng bé có mảng trắng, bỏ bú, bé khóc quấy nhiều thì gần như đã có thể khẳng định trẻ mắc bệnh nấm miệng.

3. Triệu chứng khi bị bệnh nấm miệng

Vào giai đoạn đầu, người bệnh có thể không phát hiện bất kỳ triệu chứng nào. Đến khi nấm phát triển mạnh mẽ, bệnh nhân sẽ xuất hiện một hoặc nhiều dấu hiệu bao gồm:

  • Nhiều mảng trắng hoặc vàng nhạt như phô mai ở amidan, má, lưỡi, nướu hoặc môi.
  • Khoang miệng đau nhức hoặc nóng rát.
  • Miệng có cảm giác như ngậm bông.
  • Khóe miệng có da khô, nứt nẻ.
  • Mất vị giác.
  • Một số triệu chứng khác của bệnh nấm miệng còn bao gồm đau họng, cảm giác nóng rát ở lưỡi, khó chịu khi nuốt, miệng khô... 

bệnh tưa miệng và triệu chứng

Nấm miệng có thể gây ảnh hưởng đến cơ quan trong cơ thể

Nếu bệnh gây tổn thương nghiêm trọng, lan đến thực quản hoặc ống tiêu hóa thì người bệnh còn gặp một số triệu chứng như:

  • Bị đau hoặc khó nuốt
  • Cảm giác khi nuốt thức ăn bị kẹt giữa ngực hoặc trong cổ họng
  • Nhiễm trùng lan ra ngoài thực quản gây sốt.

4. Cách điều trị bệnh tưa miệng

Khi phát hiện các triệu chứng của bệnh nấm miệng, bạn cần đến bác sĩ để được thăm khám và có hướng điều trị thích hợp. Cơ địa của mỗi người là khác nhau nên bác sĩ sẽ tư vấn và có phương án phù hợp với bạn.

Trong trường hợp mắc bệnh nấm miệng dạng nhẹ, bạn có thể khắc phục tại nhà với các nguyên liệu có sẵn. Một số dung dịch súc miệng mà bạn có thể tự làm để xử lý như:

  • Nước chanh
  • Nước muối
  • Nước và giấm táo
  • Nước và baking soda
  • Nước, bột nghệ và bột tiêu đen

bệnh tưa miệng

Tự làm nước súc miệng điều trị nấm miệng dạng nhẹ

Bạn cần đến nha sĩ 6 tháng một lần để kiểm tra vấn đề về răng miệng, kịp thời phát hiện và điều trị bệnh ở dạng nhẹ. Đối với trẻ nhỏ có thể không cần điều trị nếu bé không mắc bệnh gì khác. Ba mẹ có thể cho bé ăn sữa chua để kháng khuẩn nấm tự nhiên. Trong trường hợp bệnh lâu ngày không khỏi thì bác sĩ chuyên khoa nhi sẽ thăm khám và chỉ định toa thuốc.

5. Phòng tránh bệnh nấm miệng như thế nào?

Một phương pháp tốt nhất để ngăn ngừa nấm miệng chính là chăm sóc sức khỏe tổng thể. Bạn cần giữ cho hệ miễn dịch luôn hoạt động mạnh mẽ để ngăn chặn hầu hết các bệnh nhiễm trùng. Bên cạnh đó, bạn có thể thực hiện một số biện pháp để ngăn ngừa nấm Candida phát triển quá mức gây nên bệnh tưa miệng:

Đánh răng thường xuyên

Sau mỗi bữa ăn, bạn hãy đánh răng để loại bỏ mảng bám thực phẩm trên răng miệng. Điều này sẽ ngăn cản sự phát triển của nấm, vi sinh vật cũng như vi khuẩn. Trẻ nhỏ càng cần được vệ sinh răng miệng thật sạch. Ba mẹ cũng lưu ý vệ sinh cả các dụng cụ dùng cho bé như đầu ti, bình sữa.

Thực hiện chế độ ăn ít đường

Việc hạn chế tiêu thụ thực phẩm ngọt là biện pháp hữu ích nhằm kiểm soát bệnh nấm miệng. Ở bệnh nhân đái tháo đường, điều quan trọng nhất là kiểm soát đường huyết thông qua chế độ ăn uống và phác đồ điều trị.

bệnh tưa miệng và phương pháp phòng tránh

Các biện pháp phòng tránh bệnh nấm miệng

Điều trị chứng khô miệng

Chứng khô miệng cũng thúc đẩy sự phát triển của nấm Candida trong khoang miệng. Bạn hãy khắc phục tình trạng này bằng cách xịt dưỡng ẩm miệng, dùng nước súc miệng phù hợp, kem đánh răng dành cho miệng khô. Một phương pháp điều trị khác cũng có thể áp dụng là dùng gel dưỡng ẩm đường uống để làm tăng sự thoải mái, bảo vệ bệnh nhân khỏi nguy cơ mắc bệnh.

Bảo trì răng giả

Nấm Candida cũng có thể phát triển ở những người đeo răng giả. Bạn hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa, vệ sinh răng giả sạch sẽ. Trước khi đi ngủ, bạn hãy tháo răng giả ra làm sạch để ngăn chặn nấm tăng sinh và đi vào khoang miệng.

Nấm miệng không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng lại khiến cho người bệnh khó chịu và gặp nhiều khó khăn trong ăn uống. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có nhiều thông tin hữu ích về bệnh tưa miệng. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, bạn hãy thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh, không nên để bệnh xảy ra rồi mới điều trị.

Người việt chúng ta có câu nói: "Phòng bệnh hơn chữa bệnh" hay "Có sức khoẻ là có tất cả" và một nhà hiền triết đã từng nói: "Thà làm một kẻ ăn mày khoẻ mạnh còn hơn một ông vua ốm yếu", vì vậy chúng ta hãy cùng nhau luyện tập thể dục tại nhà mọi lúc cùng Elipsport với các dòng máy chạy bộ hoặc xe đạp tập, nếu gia đình khá giả bạn hãy cân nhắc một chiếc ghế mát xa toàn thân sau một ngày mệt nhọc để thư giãn, giảm stress để có một giấc ngủ ngon nhé.

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng nào dễ bị bệnh tưa miệng?
Các đối tượng có nguy cơ cao bị nấm miệng bao gồm: Bệnh nhân hen phế quản; Bệnh nhân ung thư; Bệnh nhân sử dụng kháng sinh dài ngày; Bệnh nhân đái tháo đường; Bệnh nhân HIV; Bệnh nhân gặp các tình trạng răng miệng đặc thù; Người hút thuốc, vệ sinh răng miệng kém.
Có. Nấm candida cũng có thể lây sang từ người này sang người khác khi hôn, quan hệ tình dục qua đường miệng hoặc khi bé bú mẹ.
Bệnh tưa miệng ở trẻ nhỏ thường không gây đau đớn nhưng có thể làm trẻ khó chịu. Bé có thể ăn kém đi hoặc ăn không liên tục.
Tưa miệng khi mang thai là căn bệnh lây nhiễm xuất hiện những mảng trắng trên lưỡi. Khi mang thai, phụ nữ thường gặp vấn đề này vì những thay đổi trong cơ thể, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba.
Người bệnh nên ăn sữa chua, uống nước chanh, bột nghệ kết hợp tiêu đen hoặc bổ sung nhiều vitamin C vào cơ thể.