Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh là căn bệnh ảnh hưởng đến phổi của trẻ nhỏ. Các trẻ nhỏ từ 2 - 6 tháng tuổi có nguy cơ bị viêm tiểu phế quản cao nhất vì phổi và hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện, dễ bị virus xâm nhập và gây bệnh.
Để giúp các bậc phụ huynh có thể chủ động bảo vệ trẻ nhỏ trong nhà phòng tránh được các căn bệnh viêm phế quản, chúng tôi xin thông tin đến bạn sau đây!
1. Bệnh Viêm phế quản là gì?
Viêm phế quản là một bệnh nhiễm trùng phổi thường gặp, có thể xem là một bệnh thông thường mà đứa trẻ nào cũng gặp phải. Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể gây viêm và tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ (tiểu phế quản) của phổi. Viêm phế quản hầu như luôn luôn nguyên nhân là do vi rút gây ra. Thông thường, thời gian cao điểm của bệnh Viêm phế quản là trong những tháng mùa đông và những tháng mùa mưa.
Bệnh Viêm phế quản thường xảy ra ở trẻ nhỏ.
Viêm phế quản khởi phát với các triệu chứng tương tự như cảm lạnh thông thường, nhưng sau đó bệnh trở chứng thành ho, thở khò khè và nặng hơn là trẻ bị khó thở. Các triệu chứng của Viêm phế quản ở trẻ, nếu nhẹ có thể kéo dài vài ngày, nặng thì đến vài tuần.
Hầu hết trẻ em mau khỏe hơn khi được chăm sóc tại nhà. Một tỷ lệ nhỏ trẻ em phải nhập viện. Trong vài ngày đầu, các dấu hiệu và triệu chứng của Viêm phế quản tương tự như cảm lạnh:
- Sổ mũi
- Nghẹt mũi
- Ho khan
- Sốt nhẹ (không thường xuyên xuất hiện)
- Sau đó, trẻ thường gặp triệu chứng khó thở một tuần hoặc hơn hoặc có tiếng rít khi trẻ thở ra (thở khò khè).
- Nhiều trẻ sơ sinh cũng bị di chứng nhiễm trùng tai (viêm tai giữa).
2. Nên đến khám bác sĩ khi nào?
Nếu khó cho con bạn ăn hoặc uống và hơi thở của trẻ trở nên nhanh hơn hoặc khó khăn hơn, hãy gọi cho bác sĩ hoặc đưa con bạn đến cơ sở y tế. Điều này đặc biệt quan trọng nếu trẻ trong giai đoạn từ 2 đến 6 tháng tuổi hoặc có các yếu tố nguy cơ bệnh khác bao gồm sinh non hoặc tình trạng tim hoặc phổi.
Nên đến khám bác sĩ khi nào?
Nên đưa trẻ đến cơ sở y tế nhanh chóng nhất có thể nếu thấy trẻ có các dấu hiệu và triệu chứng sau đây:
- Nghe thấy tiếng thở khò khè
- Thở rất nhanh - hơn 60 nhịp thở một phút và thở nông
- Thở khó - xương sườn dường như hút vào trong khi trẻ hít vào
- Ngoại hình uể oải hoặc lờ đờ
- Không ăn hoặc thở quá nhanh khi ăn hoặc uống
- Da chuyển sang màu xanh, đặc biệt là ở môi và đầu móng tay (sắc mặt tím tái)
3. Nguyên nhân của bệnh là gì?
Các nguyên do gây ra bệnh Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh có một vài yếu tố. Viêm phế quản xảy ra khi một loại vi rút lây nhiễm vào những ống phế quản, là các đường dẫn khí nhỏ nhất trong phổi của bạn. Nhiễm trùng làm cho những ống khí quản sưng lên và bị trở nặng thành viêm. Chất nhầy tích tụ trong những ống khí quản này, khiến không khí bên trong khó lưu thông tự do vào và ra khỏi phổi.
Hầu hết các trường hợp Viêm phế quản ở trẻ em là do virus hợp bào hô hấp (RSV) gây bệnh. RSV là một chủng virus phổ biến chỉ lây nhiễm cho những trẻ em dưới 2 tuổi. Các màu bùng phát nhiễm RSV xảy ra có tỷ lệ cao vào mùa đông hàng năm, và các bệnh nhân đã mắc bệnh có thể bị tái nhiễm. Bởi vì lần nhiễm trước đó, cơ thể tạo ra miễn dịch nhưng không duy trì được lâu dài. Viêm phế quản cũng có thể do các vi rút khác gây ra, bao gồm cả vi rút gây ra bệnh cúm hoặc cảm lạnh.
Các vi rút gây Viêm phế quản ở trẻ em rất dễ lây lan. Trẻ nhỏ nhà bạn có thể nhiễm bệnh qua các giọt nhỏ văng trong không khí khi người bệnh viêm phế quản ho, hắt hơi hoặc nói chuyện văng nước bọt. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh nếu chúng chạm vào các đồ vật dùng chung - chẳng hạn như đồ dùng cá nhân, khăn tắm hoặc đồ chơi - rồi đưa tay chạm vào mắt, mũi hoặc miệng.
4. Cách phòng ngừa bệnh viêm phế quản
Nhiều bà mẹ và các bậc phụ huynh lo lắng tìm cách phòng ngừa như thế nào để tránh trẻ bị mắc bệnh. Thì sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn một vài gợi ý để có thể chủ động phòng bệnh:
Cách phòng ngừa bệnh viêm phế quản cho trẻ.
- Rửa tay thường xuyên - đặc biệt là trước khi chạm vào trẻ khi bạn bị cảm lạnh hoặc các bệnh đường hô hấp khác.
- Đeo khẩu trang cho trẻ vào thời điểm mùa lạnh nếu phải ra ngoài.
- Nếu trẻ bị viêm phế quản, hãy giữ trẻ ở nhà cho đến khi hết bệnh để tránh lây lan cho người khác.
- Nếu con bạn là trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ từ 2 - 6 tháng tuổi. Không cho trẻ tiếp xúc với những người đang bị cảm lạnh, đặc biệt là trẻ mới sinh được 2 tháng.
- Làm sạch và sát khuẩn các bề mặt vật dụng trong nhà và đồ vật cá nhân mà mọi người thường xuyên sử dụng. Chẳng hạn như đồ chơi của bé, bàn ghế và tay nắm cửa. Điều này đặc biệt quan trọng nếu một thành viên trong gia đình bị bệnh viêm phế quản.
- Che miệng và mũi bằng khăn giấy khi hắt hơi. Sau đó, vứt khăn giấy đã sử dụng đi và rửa tay hoặc sử dụng nước rửa tay có cồn để sát khuẩn.
- Không dùng chung đồ dùng với người khác, đặc biệt nếu trong gia đình bạn có người bị bệnh về phế quản.
Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh là bệnh mà chúng ta không nên xem thường và cần chủ động phòng ngừa trước cho trẻ. Đừng quên xem thêm các thông tin bổ ích về cách chăm sóc trẻ em tại elipsport.vn với nhiều thông tin hay và thú vị!
Vì sức khoẻ của bạn, gia đình bạn cũng như sức khoẻ của người Việt Nam Elipsport luôn cải tiến, luôn phát triển các sản phẩm của chúng tôi như may chay bo dien, xe đạp tập thể dục, ghế massage,... để có thể đáp ứng được nhu cầu tập luyện của bạn. Elipsport thương hiệu luôn đi đầu trong lĩnh vực sức khoẻ. Nếu bạn đang sống tại khu vực Đồng Nai, có thể ghé tại cửa hàng bán dụng cụ, thiết bị thể thao tập luyện, thiết bị chăm sóc sức khoẻ của Elipsport để chọn cho mình sản phẩm tập luyện như mong muốn.

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”