Tổng đài miễn phí: 1800 6854 Trạng thái giao hàng Kiểm tra bảo hành
  • 1800 6854

Bị hen phế quản là bệnh gì? tìm hiểu bệnh hen phế quản

Bị hen phế quản khiến nhiều người gặp khó khăn trong sinh hoạt và làm việc. Vậy thực chất bệnh hen phế quản là loại bệnh gì? Làm thế nào để nhận biết được bệnh này? Hãy cùng Elipsport giải đáp thắc mắc này của bạn.

Hen phế quản là tình trạng các cơ xung quanh đường hô hấp bị thắt chặt khiến lượng không khí lưu thông ra vào phổi bị hạn chế. Bệnh này không thể chữa khỏi hoàn toàn song bạn vẫn có thể kiểm soát nó thông qua một số phương pháp điều trị.

1. Những dấu hiệu và triệu chứng của bị hen phế quản

Bệnh hen phế quản bao gồm một số triệu chứng sau:

  •     Ho kéo dài và thường xuyên, ho do viêm phế quản thường diễn ra nặng hơn vào ban đêm hoặc các buổi sáng sớm
  •     Thở khò khè
  •     Thở dốc
  •     Khó thở
  •     Tức ngực, cảm giác ngực bị siết chặt và đau đớn
  •     Khó ngủ vì ho hoặc khó thở, thở khò khè.

Tuy nhiên, các triệu chứng trên có thể có hoặc không đối với người bị viêm phế quản. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, đừng ngần ngại hỏi ý kiến của bác sĩ hay các chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe.

bị hen

Những dấu hiệu và triệu chứng của bị hen phế quản

2. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng đã được nêu ở trên hoặc thắc mắc về triệu chứng khác của bệnh, bạn có thể tìm đến các bác sĩ để được tham khảo. Mặt khác lời khuyên của bác sĩ sẽ phù hợp hơn với bạn vì nó dựa trên cơ địa và tình trạng sức khỏe của bản thân.

3. Nguyên nhân nào gây ra hen phế quản

Một số nguyên nhân có thể gây ra các triệu chứng của hen suyễn hay làm các triệu chứng này nặng hơn phải kể đến:

  •     Các chất dễ gây dị ứng từ bụi, nấm mốc, phấn từ cây, lông động vật, cỏ và hoa;
  •     Các nhân tố gây kích ứng như ô nhiễm trong không khí, hoá chất, khói thuốc, các sản phẩm mỹ phẩm như thuốc xịt tóc;
  •     Các loại thuốc như aspirin, một số loại thuốc chống viêm không steroid, thuốc chẹn beta không chọn lọc khác;
  •     Sulfite trong thực phẩm, đồ uống và cả các sản phẩm chăm sóc cá nhân;
  •     Nhiễm khuẩn đường hô hấp chẳng hạn như cảm lạnh, cúm;
  •     Hoạt động, tập luyện thể dục thể thao với cường độ mạnh.

bị hen

Nguyên nhân nào gây ra hen phế quản

4. Những ai thường bị hen phế quản?

Hen phế quản là loại bệnh lý cực kỳ phổ biến trên thế giới. Có đến khoảng 300 triệu người mắc bệnh lý hen phế quản. Thực tế bệnh lý này xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là trẻ em từ dưới 2 tuổi.

5. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị hen phế quản?

Mặc dù ai cũng có thể mắc phải hen phế quản, tuy nhiên những người có tiếp xúc với môi trường có nguy cơ phát bệnh cao hay yếu tố di truyền thì dễ phát triển thành bệnh hen phế quản hơn người thông thường.

Ngoài ra bệnh này còn có thể xuất hiện hay trầm trọng hơn thông qua các yếu tố sau:

  •     Gia đình có người có tiền sử mắc bệnh hen phế quản;
  •     Các chứng dị ứng;
  •     Nghề nghiệp hay tiếp xúc với khói bụi hoặc môi trường ô nhiễm;
  •     Hút thuốc lá;
  •     Ở trong môi trường không khí ô nhiễm,
  •     Béo phì.

Bạn vẫn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách hạn chế tiếp xúc hay giảm thiểu một số yếu tố nguy cơ trên. Bạn cũng có thể tìm đến bác sĩ để được giải quyết.

6. Những phương pháp nào dùng để điều trị cho người bị hen phế quản?

Hiện nay, không có cách để điều trị khỏi cho người bị hen, tuy nhiên bạn vẫn có thể kiểm soát các triệu chứng bằng cách sử dụng thuốc đều đặn và thay đổi lối sống sinh hoạt cá nhân. Đối với thuốc uống, bệnh nhân cần tuân theo các chỉ dẫn và khuyến nghị của bác sĩ để tránh các triệu chứng dẫn đến tình trạng hen phế quản. Đây là một số phương pháp để điều trị cho người bị hen phế quản hiệu quả nhất:

  •     Thuốc: một số loại thuốc thường được sử dụng để hạn chế tình trạng bị hen phế quản bao gồm mometasone, ciclesonide, flunisolide, fluticasone, budesonide, beclomethasone,…
  •     Bình hít:  các sản phẩm bình hít kết hợp chứa corticosteroid hít cộng với một đồng vận beta tác dụng lâu dài (LABA) có tác dụng mở đường thở cải thiện tình trạng hen phế quản.
  •     Bạn nên xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt phù hợp lành mạnh chẳng hạn như ngủ đủ giấc, đúng giờ, nói không với lạm dụng các chất kích thích.
  •     Bạn có thể cải thiện tình trạng trên bằng cách hạn chế tối đa các nhân tố gây ảnh hưởng dẫn đến sự hình thành bệnh hen phế quản.
  •     Ngoài ra bạn nên dùng thuốc đúng giờ và đặc biệt không sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

bị hen

Những phương pháp nào dùng để điều trị cho người bị hen phế quản?

Trên đây là hàng loạt các thông tin hữu ích cho người bị hen phế quản. Nếu bạn cảm thấy các thông tin trên hữu ích, đừng ngần ngại tham khảo nhiều bài viết hơn tại Elipsport.vn. Chúc bạn may mắn. 

Với những gì mang lại cho khách hàng, cửa hàng Elipsport tại Đồng Nai xứng đáng là địa chỉ cung cấp thiết bị thể thao, chăm sóc sức khỏe số 1 Việt Nam. Bạn có thể đến tận nơi để trải nghiệp trực tiếp sản phẩm như may chay bo, ghế massage, xe đạp tập,... và được nhân viên tư vấn cụ thể tận tình nhé!

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Bệnh hen phế quản có lây không?
Không, hen phế quản không phải là bệnh lây nhiễm.
Bệnh hen là bệnh mạn tính, không thể chữa khỏi hẳn được, nhưng nếu điều trị đúng, có thể kiểm soát được hoàn toàn, có nghĩa là người bệnh hen hầu như không có hoặc rất ít triệu chứng, sinh hoạt, làm việc học tập bình thường, chức năng phổi bình thường hoạc gần bình thường.
Hen là bệnh lý hô hấp mạn tính, đòi hỏi phải điều trị với thuốc lâu dài. Đối với điều trị Hen thì thuốc dùng qua đường hít – xịt đóng vài trò quan trọng và sẽ có hiệu quả hơn thuốc toàn thân (đường uống, đường tiêm) với tác dụng phụ ít hơn. Trong trường hợp các bệnh viện quận huyện không có thuốc dạng hít – xịt thì bệnh nhân nên chuyển lên tuyến trên hoặc tự chi trả để có liệu pháp điều trị hiệu quả và tốt nhất.
Khi điều trị hen đã bắt đầu, quyết định điều trị dựa vào chu kì đánh giá, điều chỉnh và xem lại đáp ứng. Thuốc kiểm soát được điều chỉnh, nâng lên hoặc hạ xuống theo phương pháp từng bậc để đạt được kiểm soát triệu chứng tốt, giảm thiểu nguy cơ các đợt kịch phát trong tương lại, giới hạn luồng khí thở cố định và tác dụng phụ của thuốc. Khi kiểm soát triệu chứng tốt được duy trì trong 2-3 tháng, hạ bậc điều trị để tìm ra cách điều trị tối thiểu hữu hiệu của bệnh nhân.