Tổng đài miễn phí: 1800 6854 Trạng thái giao hàng Kiểm tra bảo hành
  • 1800 6854

Cảnh báo dấu hiệu HIV một căn bệnh thế kỷ

HIV được biết là căn bệnh truyền nhiễm và là nỗi ám ảnh đáng sợ của nhiều người. Nếu không phát hiện kịp thời các dấu hiệu HIV sẽ khiến bệnh chuyển biến nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin cũng như dấu hiệu nhận biết HIV.

1. HIV là gì?

HIV là tên gọi của một virus ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của các cơ quan chức năng chống nhiễm trùng cũng như của cả toàn cơ thể. HIV ảnh hưởng đến “hệ miễn dịch” của các cơ quan chịu trách nhiệm chống lại nhiễm trùng. Nếu người bệnh không nhận ra các dấu hiệu của bệnh và không điều trị kịp thời sẽ dễ dàng chuyển biến xấu.

TRong thời gian diễn ra các dấu hiệu của HIV, sự suy yếu khả năng miễn dịch của cơ thể sẽ diễn ra. Từ đó làm cho cơ thể mất khả năng chống lại một số bệnh lý ác tính và các nhiễm trình khác. Khi các cơ quan đã có dấu hiệu bệnh này thì đã chuyển sang giai đoạn AIDS. Căn bệnh này có khả năng đe dọa tính mạng khá cao nhưng cũng có thể phòng ngừa kịp thời.

dấu hiệu hiv Căn bệnh HIV là gì?

Bởi vì dù hệ thống miễn dịch không hoạt động tốt để chống lại các bệnh nhiễm trùng hoặc ung thư nhưng những người nhiễm HIV có thể dùng thuốc để kiểm soát virus giữ cho hệ miễn dịch mạnh mẽ và giữ sức khỏe trong nhiều năm.

Nếu chúng ta muốn biết đến dấu hiệu nhận biết bệnh HIV thì chúng ta phải biết đến cách virus xâm nhập vào cơ thể chúng ta như thế nào:

  • Quan hệ tình dục với người nhiễm HIV nhưng không sử dụng bao cao su.
  • Dùng chung các vật dụng có thể dính máu của người nhiễm HIV như kim hoặc ống tiêm.

2. Những dấu hiệu HIV

Mặc dù bệnh HIV là căn bệnh nguy hiểm và phức tạp nhưng nếu chúng ta nắm được các dấu hiệu HIV thì khả năng ngăn chặn cũng như tìm đến được các biện pháp phù hợp với mình là điều cần thiết.

2.1 Những dấu hiệu HIV sớm

  • Dấu hiệu mệt mỏi

Mệt mỏi  được xem là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác nên khả năng nhầm lẫn là rất cao. Tuy nhiên mệt mỏi là dấu hiệu HIV thì lại rất khác. Nếu bạn có các dấu hiệu mệt mỏi như thế này thì cần lưu ý hơn:

Mệt mỏi cấp tính không dừng lại ở việc cơ thể cảm thấy buồn ngủ. Nên nếu bạn cảm thấy cơ thể thường xuyên mệt mỏi hơn và thậm chí là sau khi cơ thể được nghỉ ngơi như ngủ một đêm ngon giấc nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi thì hãy lưu ý hơn. Thật ra không hẳn chỉ vì đây là dấu hiệu HIV mà bạn nên đi kiểm tra mà đây cũng có thể là dấu hiệu cơ thể bạn đang có khả năng mắc các bệnh khác nữa.

Nếu dấu hiệu mệt mỏi cấp tính kéo dài qua nhiều ngày hoặc vài tuần thì bạn nên đi kiểm tra xem liệu có mắc HIV hay không nhé. 

mệt mỏi là dấu hiệu hiv Dấu hiệu HIV nhận biết thế nào?

  • Sốt, đổ mồ hôi vào ban đêm

Trong thời gian đầu mới phát bệnh, hầu như bệnh nhân sẽ không thấy những biểu hiện lạ của cơ thể. Và cũng có một số trường hợp nghi ngờ mình bị lây nhiễm HIV bởi các dấu hiệu HIV khá rõ nhưng vẫn chưa có kết quả chính xác cao bởi lượng kháng thể sinh ra nhằm chống lại HIV chưa cao nên chưa thể xác định được. 

Sau khoảng 3 tháng mắc bệnh thì các dấu hiệu HIV ngày càng rõ rệt hơn và cũng chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn. Dấu hiệu bạn thường gặp chính là việc sốt cao từ 38 - 40 độ C, kèm theo đó là cơ thể mệt mỏi và hay bị đau nhức xương khớp.  

  • Sưng ở cổ, nách

Dấu hiệu HIV này có thể xảy ra ở cơ thể có phản ứng với các viêm nhiễm và cũng là dấu hiệu HIV phổ biến của bệnh nhân ở giai đoạn đầu và cũng dễ nhầm lẫn với các bệnh tật khác. 

2.2 Phát hiện dấu hiệu HIV nặng

ĐA số những người mắc bệnh HIV nặng hơn sau 1 năm sẽ không biết được các dấu hiệu HIV của cơ thể do các triệu chứng bất thường sẽ không xuất hiện và cơ thể bước sang giai đoạn ẩn bệnh. Virus sẽ âm thầm tấn công các lớp bảo vệ hệ miễn dịch là sức khỏe chúng ta suy yếu và mất dần khả năng chống lại bệnh tật.

Giai đoạn xuất hiện dấu hiệu HIV nặng này kéo dài khá lâu nên hãy lưu ý các triệu chứng dưới đây:

  • Tình trạng ho khan

Triệu chứng này xuất hiện vào cuối giai đoạn bệnh HIV. Nếu dấu hiệu HIV này xảy ra vào mùa dịch như thế này hoặc mùa cảm thì khá dễ bị hiểu lầm. Cách để nhận biết duy nhất đó chính là việc bạn uống thuốc trị ho khan nhưng mãi vẫn không thuyên giảm thì bạn nên đi kiểm tra HIV.

  • Bất thường trên da

Trên da chúng ta thỉnh thoảng sẽ xuất hiện những điểm bất thường như có màu hồng, màu nâu trên da. Đây chính là dấu hiệu HIV tiêu biểu của các bệnh nhân đang có diễn biến nặng.

Những bệnh nhân HIV sẽ bị phát ban ở da đặc biệt xuất hiện rõ hơn khi ở trên mặt và cơ thể. Sẽ có những bệnh nhân HIV xuất hiện phát ban ở cả miệng và mũi. Đây chính là dấu hiệu HIV đang chuyển dần sang AIDS.

Đặc biệt triệu chứng phát ban sẽ đi kèm với cảm cúm. Vì vậy nếu phát hiện tình trạng này thì bạn cần đi đến cơ sở y tế hoặc những nơi xét nghiệm HIV uy tín. 

dấu hiệu hiv nặng - da bị phát ban Dấu hiệu nhận biết HIV nặng hơn

  • Viêm phổi

Càng đến giai đoạn cuối thì dấu hiệu HIV mới xuất hiện thêm nhiều và hơn thế nữa lại càng nặng hơn so với ban đầu. HIV làm ảnh hưởng xấu đến những người có khả năng miễn dịch kém. Vì vậy những bệnh nhân HIV giai đoạn cuối rất dễ bị viêm phổi.

  • Tình trạng nhiễm nấm

Khi bạn đã có dấu hiệu HIV giai đoạn cuối thì sẽ có xuất hiện nấm trong miệng hay y học còn gọi đó là bệnh tưa miệng. Dấu hiệu nhận biết bệnh này chính là những vết trắng xuất hiện đốm đốm hoặc có những vết dị thường xuất hiện ở lưỡi và bên trong miệng. Dấu hiệu HIV này như một lời cảnh báo với bạn rằng tình trạng của tế bào chống sự suy giảm miễn dịch có khả năng chống viêm nhiễm đang bị tổn hại và suy giảm.

  • Dấu hiệu nấm mốc trên móng tay

Nếu như móng tay của những người bình thường thì sẽ có màu hồng nhạt, còn móng tay của những bệnh nhân có dấu hiệu HIV thì sẽ có màu vàng hoặc nâu. Không dừng lại ở đó mà móng tay sẽ dễ bị nứt hoặc sứt mẻ hơn nữa.

Chưa dừng lại ở đó, dù chỉ hoạt động bình thường nhưng những bệnh nhân nhiễm HIV sẽ càng bị dễ nhiễm nấm ngay cả trong điều kiện thường.

  • Sụt cân không rõ nguyên nhân

Do bệnh nhân trong giai đoạn đầu sẽ rất dễ bị tiêu chảy nên đến giai đoạn cuối thì các bác sĩ chuyên môn gọi đây chính là giai đoạn “thải ra”. Đây cũng là một trong những phản ứng mạnh mẽ của cơ thể trước sự xâm nhập của virus HIV.

  • Dấu hiệu HIV mất trí nhớ, trầm cảm

Càng đến giai đoạn cuối thì dấu hiệu HIV càng rõ rệt hơn. Sức khỏe của người bệnh giảm sút nghiêm trọng và cực kỳ nguy hiểm. Điều này đe dọa rất nhiều đến tính mạng.

Hiện tượng mất trí nhớ, trầm cảm xảy ra do tác động của bệnh nhân HIV gây lên khả năng nhận thức của não bộ. Không thể xem thường và có thể nói đây chính là một triệu chứng khá nghiêm trọng.

3. Làm gì khi nghi ngờ nhiễm HIV nhưng không có triệu chứng?

Có rất nhiều dấu hiệu HIV được biểu hiện ngay sau vài tuần lây nhiễm virus HIV, nhưng cũng có trường hợp không có bất kỳ triệu chứng nào. Vì vậy, nếu nghi ngờ bản thân lây nhiễm HIV hãy đi xét nghiệm máu để kiểm tra. Khi ra bệnh viện kiểm tra xét nghiệm HIV sớm, giúp người bệnh biết rõ tình trạng bệnh của mình. Đồng nghĩa được các bác sĩ đưa ra liệu trình điều trị sớm, cơ hội được kéo dài tuổi thọ nhiều hơn, chi phí điều trị cũng thấp hơn và đỡ đau đớn hơn trong quá trình trị liệu.

Ngoài ra, điều trị HIV ở giai đoạn đầu giúp giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người khác. Đi kiểm tra HIV là bí mật, vậy nên người bệnh đừng ngần ngại hãy ra bệnh viện xét nghiệm HIV để tránh xảy ra tình trạng bệnh tình ngoài ý muốn, không chỉ ảnh hưởng tới bản thân mà còn ảnh hưởng tới người thân và xã hội.

4. Các giai đoạn khởi phát HIV là gì?

4.1. Giai đoạn nhiễm trùng tiên phát

  • Đây là giai đoạn virus vừa mới xâm nhập vào trong cơ thể của người bệnh. Ở giai đoạn này virus sẽ phát triển và có xu hướng nhân lên khá nhanh chóng.
  • Sau khi phơi nhiễm từ 2 đến 4 tuần, bệnh nhân sẽ xuất hiện một số triệu chứng cơ bản. Chẳng hạn như: sốt, ho, nổi hạch, viêm họng, đau mỏi cơ, đau đầu, buồn nôn hay bị sút cân,...
  • Các triệu chứng này sẽ thường kéo dài trong khoảng 1 tuần đến 1 tháng. Chúng cũng xuất hiện không quá rõ ràng nên bệnh nhân thường sẽ dễ bị nhầm lẫn với chứng cảm cúm thông thường.

4.2. Giai đoạn mạn tính

  • Ở giai đoạn này, hệ miễn dịch sẽ tác động đến một lượng lớn virus. Vì thế cơ thể sẽ chuyển sang tình trạng bị nhiễm trùng mạn tính. Hay giai đoạn này sẽ còn được gọi là giai đoạn HIV tiềm ẩn.
  • Giai đoạn này sẽ kéo dài lâu hơn nhiễm trùng tiên phát. Chúng sẽ kéo dài từ vài tuần cho đến vài năm, hoặc có khi sẽ lên đến 20 năm. Bệnh nhân lúc này sẽ dễ lây bệnh cho người khác bằng các đường truyền thông thường.
  • Trong suốt giai đoạn này, bạch hạch huyết cũng sẽ thường xuyên bị viêm do đang phải bảo vệ cơ thể trước virus.

4.3. Giai đoạn AIDS

  • Virus lúc này đã tấn công vào và làm cho hệ miễn dịch bị suy giảm đi. Chúng cũng dần vô hiệu hóa hệ thống miễn dịch trung gian thông qua các tế bào. Từ đó tạo cơ hội cho casc vi sinh vật khác gây ra nhiễm trùng.
  • Một trong những đặc trưng khi bị suy giảm miễn dịch chính là tình trạng nhiễm nấm Candida species ở miệng, lao phổi, viêm phổi do nấm. Không chỉ vậy mà còn bùng phát thêm virus herpes gây nên các bệnh ung thư hạch bạch huyết hay zona thần kinh.
  • Cân nặng bệnh nhân khi ấy sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng mà không rõ nguyên nhân. Chúng cũng dễ mắc phải các chứng nhiễm trùng thông thường khác. Cuối thời kỳ này, bệnh nhân sẽ bị các bệnh nhiễm trùng cơ hội tấn công dễ dàng và bị tử vong.

HIV là gì

Dùng chung kim tiêm có thể dẫn đến HIV

5. Nguyên nhân mắc bệnh HIV

HIV lây truyền từ người này sang người khác khi tiếp xúc trực tiếp máu hoặc dịch tiết ở cơ quan sinh dục của người đang bị nhiễm bệnh. Mọi độ tuổi, mọi ngành nghề, mọi tầng lớp xã hội đều có thể bị nhiễm HIV. Virus HIV không lây nhiễm qua các tiếp xúc thông thường như nhìn nhau, nắm tay, ôm nhau. Dưới đây là một số con đường mà bạn có thể bị nhiễm HIV:

  • Quan hệ tình dục không an toàn và lành mạnh (cả cùng giới và khác giới).
  • Sử dụng chung các thiết bị, vật dụng từ người nhiễm HIV như kim tiêm, thiết bị xăm hình và xỏ khuyên mà chưa được khử trùng, làm sạch. Hoặc tiếp xúc với máu, nhận máu, chất tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo bị nhiễm HIV đúng tại các vết thương hở hoặc lở loét.
  • Mẹ mắc bệnh HIV truyền bệnh sang bào thai hoặc trong thời gian cho con bú sữa mẹ.

HIV là gì

Thai phụ bị HIV thì con sinh ra có thể bị nhiễm

Những yếu tố làm gia tăng nguy cơ nhiễm HIV và mắc AIDS:

  • Không sử dụng bao cao su khi quan hệ, quan hệ tình dục không an toàn bằng đường hậu môn và quan hệ với nhiều nhiều người khác nhau.
  • Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác do phần sinh dục bị viêm loét.
  • Nghiện ma túy nên thường có dấu hiệu dùng chung kim tim từ người khác đang nhiễm bệnh HIV.
  • Virus và vi khuẩn có thể tích tụ tại bao quy đầu chưa được cắt, làm tăng nguy cơ nhiễm HIV lúc quan hệ tình dục, đặc biệt thường xảy ra trong quan hệ tình dục đồng giới.
  • Ăn các loại thực phẩm có vi khuẩn gây hại như trứng sống, hàu sống hoặc sữa chưa được tiệt trùng.
  • Hiến máu, nhận tiếp máu từ người khác.

6. Đối tượng nào cần được xét nghiệm HIV?

Các đối tượng sẽ cần được tư vấn và xét nghiệm HIV sẽ bao gồm:

  • Người nào nghiện chích ma túy, phụ nữ hành nghề bán dâm.
  • Những ai có quan hệ tình dục đồng giới không an toàn, đối tượng chuyển giới.
  • Người mắc căn bệnh lao hay người mắc bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, phụ nữ mang thai với nguồi nhiễm HIV.
  • Quan hệ huyết thống với người nhiễm HIV như vợ/chồng/con, anh chị em của trẻ HIV. Những người bị phơi nhiễm với HIV, người quan hệ tình dục không an toàn với người sử dụng ma túy mà không rõ tình trạng HIV. Những ai bị nhiễm virus viêm gan C.
  • Người bệnh đã được các y bác sĩ khám lâm sàn và  cũng có những xét nghiệm cận lâm sàng. Tuy nhiên kết quả vẫn  không phát hiện được các nguyên nhân gây bệnh cũng như có triệu chứng nhiễm HIV.
  • Các trường hợp khác nếu có yêu cầu xem xét.

7. Biện pháp phòng ngừa HIV

Bởi lẽ sự nguy hiểm và tàn phá của bệnh HIV mà chúng ta cũng nên có các biện pháp phòng ngừa căn bệnh này.

7.1. Nắm vững được các nguồn lây nhiễm của virus HIV

Đây chính là một nguyên nhân khiến cho sự lây lan của virus HIV càng ngày càng nhanh. Chúng ta nếu thấy ai có dấu hiệu của bệnh HIV thì nên hẹn chế tiếp xúc với nguồn lây nhiễm.

7.2. Không sử dụng chất kích thích

Đây có thể xem là một trong những biện pháp đầu tiên trong việc phòng ngừa HIV. Bởi vì khi bạn sử dụng chất kích thích như rượu bia, ma túy sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng nhận thức cũng như suy nghĩ, hành động bản thân không kiểm soát dẫn đến nguy cơ mắc căn bệnh thế kỷ.

dấu hiệu hiv Phòng ngừa HIV như thế nào?

7.3. Sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục

Đây không chỉ khuyến cáo để tránh các bệnh có dấu hiệu dễ dàng như dấu hiệu HIV mà còn tránh được những căn bệnh không đáng có khác. Việc quan hệ tình dục an toàn như sử dụng bao cao su đã được lan truyền rất rộng rãi trong xã hội. Hãy thử suy nghĩ nếu như bạn đồng hành của bạn bị mắc HIV hay chỉ có một vài dấu hiệu đáng ngờ của HIV thì chúng ta có phải sẽ là người bị lây nhiễm HIV hay không?

7.4. Không sử dụng chung kim tiêm với người khác

Đây chính là một trong những cảnh báo của bộ y tế với người dân. Sử dụng chung kim tiêm không những tăng khả năng lây nhiễm của bệnh HIV mà còn tăng khả năng lây nhiễm các căn bệnh nguy hiểm khác. 

Những cơ sở y tế hay những nơi khác cũng được yêu cầu phải thay kim tiêm mỗi khi sử dụng xong để tránh tình trạng lây nhiễm các căn bệnh thế kỉ khác. 

8. Biện pháp chữa trị HIV

Đây là một câu hỏi nhận được nhiều lượt truy cập nhất. Như thế nào để chữa trị HIV

Câu trả lời chính vẫn là câu hỏi bí ẩn. Hiện nay chúng ta vẫn chưa có vắc xin để phòng ngừa sự lây nhiễm HIV và cũng không có biện pháp gì chữa trị hoàn toàn HIV.

Tuy nhiên khoa học hiện đại đã có biện pháp để chữa trị kháng virus HIV bằng thuốc ARV để làm chậm sự phát triển của HIV cũng như tăng cường hệ miễn dịch cơ thể. Nhưng để đạt được hiệu quả của thuốc thì bạn phải tuân thủ theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ điều trị.

Dựa vào các dấu hiệu trên thì việc nói HIV chính là căn bệnh thế kỉ quả không ngoa. Tổ chức Y tế Thế giới đã nhận định căn bệnh này hiện là căn bệnh không có thuốc đặc trị và số lượng người mắc phải đang ngày một tăng cao.

9. Cần làm gì khi phát hiện mình nhiễm HIV?

Nếu không may bạn bị dương tính với HIV, bạn đừng nên quá lo lắng. Mà lúc ấy bạn phải càng thật bình tĩnh để nghe kỹ lời khuyên từ bác sĩ hay các chuyên viên y tế. Dưới đây là những lời khuyên mà bạn có thể tham khảo qua nếu lỡ bị nhiễm HIV:

  • Đầu tiên bạn phải thật bình tĩnh và không quá hoảng hốt. HIV thật ra không hẳn là một tệ nạn xã hội. Trên thực tế vẫn có nhiều người vô tình bị nhiễm bệnh vẫn sống khoẻ mạnh và hạnh phúc. Họ vẫn có thể sống trong vòng nhiều năm hay thậm chí là vài chục năm sau.
  • Hãy thông báo đến các trung tâm chuyên tư vấn bệnh HIV/AIDS để ngeh được lời khuyên từ các chuyên gia. Bạn cũng có thể hoàn toàn yên tâm mình sẽ không bị lộ danh tính đâu.
  • Không hoạt động tình dục mà không sử dụng phương pháp an toàn. Nghiêm túc thông báo tình trạng bệnh của bản thân với người bạn tình của mình.
  • HIV thật ra hiện vẫn chưa có phương thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên bạn vẫn có thể kê đơn thuốc để làm chậm quá trình phát triển của virus. Nhiệm vụ của bạn chính là phải uống thuốc đúng liều vào những giờ giấc được chỉ định. Điều này sẽ giúp ngăn chặn tối đa sự hình thành nên virus.
  • Bạn hoàn toàn vẫn sống và sinh hoạt như một người bình thường khác. Không nên quá mặc cảm mà hãy cố gắng sốn sao cho với đời và cho xã hội.

HIV là gì

Hãy dùng bao cao su khi quan hệ tình dục để đảm bảo an toàn

Việc chủ quan các biện pháp phòng tránh cũng như không xem các dấu hiệu HIV là điều nguy hiểm đã góp phần nâng cao sự lây lan của dịch bệnh. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể phòng ngừa cũng như ngăn chặn sự lây nhiễm của HIV bằng các tuân thủ các biện pháp điều trị và lời khuyên của bác sĩ theo dõi. Nếu tất cả đều tuân thủ theo thì việc tái hòa nhập của các bệnh nhân HIV là điều hoàn toàn có thể.

Nhiều căn bệnh thường rất dễ bị bỏ qua do có triệu chứng không rõ ràng. Tuy nhiên, càng phát hiện trễ thì khả năng chữa khỏi càng thấp. Do đó, ngoài việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên bạn nên kết hợp với tập thể dục thường xuyên để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tham khảo các sản phẩm tập luyện tại nhà như máy chạy bộ hay xe đạp tập tại chỗ được nhiều người sử dụng để rèn luyện sức khỏe cho cả gia đình. Kết hợp thêm việc sử dụng ghế massage toàn thân để giảm cân mà vẫn có sức khỏe tốt nhé!

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

HIV có nguy hiểm hay không?
Virus HIV không giống như các loại virus khác, virus này có thể tồn tại và phát triển mạnh mẽ trong cơ thể con người suốt đời. Sau một thời gian nhiễm bệnh nặng, người bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mắc hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, hay còn gọi là AIDS, nguy cơ tử vong rất cao.
Virus HIV không lây nhiễm qua các tiếp xúc thông thường như nhìn nhau, nắm tay, ôm nhau,...
Một trong những yếu tố làm gia tăng khả năng truyền nhiễm HIV là không sử dụng bao cao su khi quan hệ, quan hệ tình dục không an toàn bằng đường hậu môn và quan hệ với nhiều nhiều người khác nhau. Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác do phần sinh dục bị viêm loét. Nghiện ma túy nên thường có dấu hiệu dùng chung kim tim từ người khác đang nhiễm bệnh HIV.
Bệnh HIV có các biểu hiện khác nhau ở từng thời điểm khiến người bệnh khó phát hiện. Ban đầu, người nhiễm HIV thường khỏe mạnh bình thường mà không hề có bất cứ dấu hiệu nào. Sau tuần thứ nhất đến tuần thứ 6, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như mệt mỏi, đau nhức, buồn nôn, sốt, phát ban làm nhiều người nhầm tưởng với bệnh cảm cúm.
Hiện tại, chưa có phương pháp nào để chữa khỏi HIV hoàn toàn. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của khoa học y tế, người bị nhiễm HIV có thể sử dụng các loại thuốc kháng retrovirus để kiểm soát virus và duy trì sức khỏe.