Chăm sóc trẻ bị hen phế là một công việc không dễ dàng đối với phụ huynh. Bạn đã biết cách chăm sóc trẻ bị hen phế quản hay chưa? Tham khảo bài viết của Elipsport để biết thêm chi tiết.
Hen phế quản là một loại bệnh lý hô hấp mạn tính phổ biến ở nhiều lứa tuổi. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh hen phế quản về trung bình chiếm khoảng 3,9% dân số trong đó trẻ em từ 13 – 14 tuổi chiếm đến 14,8%. Con số này tương đương với 4 triệu người mắc. Đồng thời căn bệnh này cũng đã lấy đi sinh mạng của 3000 – 4000 người mỗi năm.
Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị hen phế quản
1. Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị hen phế quản
1.1. Đề phòng cảm lạnh, cảm cúm ở trẻ
Đối với những người bị hen phế quản, việc bị lạnh và cảm cúm tác động làm bệnh tình nghiêm trọng hơn, hoặc làm tái phát các đợt hen cấp tính. Vì vậy nếu trẻ bị hen suyễn, phụ huynh tuyệt đối nên để trẻ tránh bị cảm lạnh hay cảm cúm.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa bị cảm lạnh là thường xuyên giữ vệ sinh thân thể, tránh tiếp xúc gần với những người bị cảm cúm, thực hiện đeo khẩu trang tại nơi công cộng. Đồng thời bạn cũng nên thường xuyên vệ sinh đồ dùng và đồ chơi cho trẻ bằng các dung dịch sát khuẩn.
1.2. Đừng để bệnh thêm nặng, đặc biệt là bội nhiễm kèm theo
Trẻ em bị suyễn trở nặng thường bắt nguồn từ các bệnh đi kèm như cảm, cúm, bệnh về đường hô hấp. Khi gặp tình trạng này, bạn không nên cho trẻ đến trường mà cho trẻ ở nhà ít nhất 24h từ sau khi phát bệnh.
Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị hen phế quản
2. Bệnh hen suyễn nên kiêng ăn gì?
Bên cạnh việc bổ sung dưỡng chất cho cơ thể giúp cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể, bạn cũng nên cân nhắc đến một số thực phẩm hay các sản phẩm có tác động đến sức khỏe của người bị bệnh hen phế quản.
2.1. Các chất kích thích
Các chất kích thích như rượu bia có chứa một chất là sulfite, đây là một chất có tác dụng là chất xúc tác gây nặng thêm đối với tình trạng ho hen, hắt hơi, chảy nước mắt ở bệnh nhân hen suyễn.
Khi bị hen suyễn, bạn nên hạn chế các chất kích thích, rượu bia. Mặt khác các chất kích thích cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh về gan, mỡ máu, tim mạch, huyết áp cao,...
Bên cạnh đó, một số sản phẩm khác như nước ngọt hay nước đóng chai có chứa lượng lớn chất phụ gia, hương liệu, hóa chất cũng nên được thay thế thành sinh tố tự chế hoặc nước chanh để hỗ trợ thông thoáng đường thở.
2.2. Dưa muối
Gluxit còn được tìm thấy trong các món đồ ăn lên men chẳng hạn như dưa muối, cà muối, dưa chuột, bắp cải muối,... Về cơ bản, các đồ ăn này chứa lượng muối lớn. Khi ăn thức ăn được muối quá mặn, khi thẩm thấu vào khí quản sẽ gây ra tình trạng đờm làm bệnh nhân bị khó thở. Do đó các bệnh nhân hen suyễn có thể thay các món muối mặn thành các loại sản phẩm tươi sống và trái cây.
2.3. Đồ đông lạnh, đồ đóng gói sẵn
Đồ đông lạnh cũng là một trong những loại thực phẩm có chứa sulfite. Bên cạnh đó đồ đóng gói sẵn có chứa thành phần bảo quản natri bisulfit có tác động không tốt cho sức khỏe bệnh nhân hen suyễn. Bạn nên tránh xa những loại thực phẩm như tôm, cá, hải sản đông lạnh, khoai tây chiên, các loại hoa quả sấy khô đóng hộp,...
2.4. Thực phẩm gây dị ứng
Một số loại thực phẩm gây dị ứng tùy theo tình trạng bệnh của bệnh nhân hen suyễn có thể khiến những cơn hen tái phát. Một số thực phẩm có khả năng cao gây dị ứng như đậu nành, sữa bò, tôm, đậu phộng, lúa mì, cua,... Các chuyên gia về dinh dưỡng và sức khỏe cũng khuyến cáo người bị hen suyễn nên tránh xa các loại thực phẩm gây dị ứng này.
2.5. Hạn chế ăn muối
Theo nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học, đồ ăn quá mặn khi thẩm thấu vào khí quản có thể sản sinh ra nhiều đờm. Đặc biệt khi gặp phải gió hàn độc, đờm bị tắc nghẽn có thể gây nên bệnh hen suyễn.
Khi ăn quá nhiều muối, hàm lượng Natri trong cơ thể cao có thể gây phản ứng với phế quản. Tại các nước phát triển, muối trong đồ ăn quá cao nên kéo theo đó là tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn cao.
Hen suyễn là bệnh phổ biến ở nhiều người nhiều người. Nguyên nhân chủ yếu là do các yếu tố thời tiết và môi trường. Tuy nhiên người bệnh vẫn có thể kiểm soát những cơn hen bằng cách xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng cụ thể, khoa học.
Bên cạnh đó, người bệnh nên thường xuyên vận động, tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng mở rộng đường thở. Một số tác nhân khác khiến cơn hen suyễn nặng hơn thuốc lá, khói bụi, lông vật nuôi, thuốc giảm đau gây kích ứng,... cũng nên được hạn chế tiếp xúc.
Bệnh hen suyễn nên kiêng ăn gì?
Trên đây là những chia sẻ về cách chăm sóc trẻ bị hen phế quản, bạn có thể tham khảo để biết cách chăm sóc trẻ sao cho hiệu quả tránh các sự cố không mong muốn xảy ra. Ngoài ra để biết thêm các kiến thức về bệnh hen phế quản bạn đừng quên cập nhật các bài viết tại Elipsport.vn. Chúc bạn may mắn.
Vì sức khoẻ của bạn, gia đình bạn cũng như sức khoẻ của người Việt Nam Elipsport luôn cải tiến, luôn phát triển các sản phẩm của chúng tôi như may chay bo dien, xe đạp tập thể dục, ghế massage,... để có thể đáp ứng được nhu cầu tập luyện của bạn. Elipsport thương hiệu luôn đi đầu trong lĩnh vực sức khoẻ. Nếu bạn đang sống tại khu vực Đồng Nai, có thể ghé tại cửa hàng bán dụng cụ, thiết bị thể thao tập luyện, thiết bị chăm sóc sức khoẻ của Elipsport để chọn cho mình sản phẩm tập luyện như mong muốn.

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”