Phù chân là một tổn thương của chân, có thể được gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chân bị phù có thể không nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời và đúng cách. Tuy nhiên, nếu không được điều trị hoặc không được chăm sóc đúng cách, phù chân có thể dẫn đến một số vấn đề nghiêm trọng đến sức khỏe. Nếu đột nhiên bạn nhận thấy chân mình bị phù, bạn nên biết chân phù là bệnh gì? Để có hướng xử lý kịp thời.
Chân bị sưng phù là bệnh gì?
Hiện tượng chân bị sưng phù là việc dư thừa các chất lỏng, sau đó chứng ứ đọng ở vị trí mổ của mắt cá, bàn chân, cẳng chân. Để có thể xử lý được hiện tượng chân bị phù cần xem xét nguyên nhân, biểu hiện để có cách điều trị hợp lý.
Chân bị phù có thể là do mắc các vấn đề sau:
Mang thai
Hầu hết các bà bầu đều bị phù chân. Đây là hiện tượng bình thường. Chân bị phù ở phụ nữ mang thai là do sự thay đổi về nội tiết, cơ thể, thói quen sinh hoạt,... như:
- Tăng trọng lượng cơ thể: Trong quá trình mang thai, cân nặng của phụ nữ tăng lên một cách nhanh chóng và điều này có thể gây ra lệch lạc cơ thể và tạo áp lực đè nặng lên các cơ quan gây phù chân.
- Thay đổi hormon: Trong quá trình mang thai, sự thay đổi trong hormon có thể gây ra sưng tấy và đau đớn trong các cơ quan gây phù chân.
- Sử dụng giày không phù hợp: Nếu phụ nữ mang thai sử dụng giày không phù hợp dẫn đến phù chân.
- Khi thai nhi to ra, tử cung cũng giãn ra làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch, là ứ đọng các chất lỏng.
- Phụ nữ mang thai đi lại nhiều, trọng lượng đè nặng lên hai chân, bụng to ra nên chân càng cần có thế đỡ để đứng vững và đi lại. Từ dó, gây sưng phù chân.
Những bà bầu sẽ phát hiện chân bị phù từ tháng thứ 5 và kéo dài đến khi sinh con. Tùy vào cơ địa mỗi người mà tình trạng sưng phù sẽ diễn ra ở mức độ nào, thời gian nào. Tuy nhiên, bà bầu thường hay thấy sưng vào ban đêm hoặc sau khi đi lại nhiều.
Nếu bầu bị sưng phù chân kèm theo triệu chứng cao huyết áp, buồn nôn, đau vùng thượng vị, sưng tay, mắt,... cần đến bệnh viện ngay, bởi vì có thể thai phụ đang mắc bệnh lý nghiêm trọng.
Bị phù chân là biểu hiện của viêm hoạt dịch
Viêm bao hoạt dịch thường xảy ra ở chân, mắt cá chân, đầu gối. Nó là hiện tượng các bao chứa dịch quanh khớp bị viêm gây ra sưng đau tại khớp. Những người thường mắc tình trạng này là người già, người bị chấn thương do vận động.
Phù chân do suy tĩnh mạch
Khi bạn đứng hoặc ngồi lâu sẽ làm ảnh hưởng đến lượng máu di chuyển từ tim đến các chi và ngược lại. Điều này gây ra sự tích tụ máu ở tĩnh mạch chân làm chân bị sưng, đau.
Phù chân do suy tĩnh mạch
Bị sưng chân có thể do tiểu đường
Người bị tiểu đường có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu kém, kèm theo tình trạng tăng cân dễ làm cho hoạt động tuần hoàn máu bị ảnh hưởng từ đó làm sưng phù do tắc lưu thông ở chân.
Phù chân do suy giảm chức năng thận
Chức năng thân suy giảm, gây tích tụ nước trong cơ thể dẫn đến nguy cơ bị sưng phù ở chân.
Việc sớm nhận ra và điều trị suy giảm chức năng thận có thể giúp ngăn ngừa phù chân và các triệu chứng liên quan khác.
Phù chân do suy giảm chức năng thận
Tắc nghẽn mạch bạch huyết
Mạch bạch huyết có chức năng bơm dịch trở lại vòng tuần hoàn với áp lực thấp. Mạch bị tắc nghẽn do yếu tố giun kí sinh, thường là giun chỉ, chúng trưởng thành và sinh sản từ đó tạo nên nhiều bệt giun quấn lấy nhau gây tắc nghẽn và cuối cùng là làm sưng phù chân, tay,...
Sưng phù chân do bị gan
Gan bị tổn thương có thể làm xuất hiện các vết sẹo gan. Hiện tượng này gây tắc nghẽn mạch khi máu đi qua gan, làm tăng áp lực lên tĩnh mạch, và dẫn đến sưng phù ở chân, gan.
Gan là một bệnh lý nguy hiểm, người bị gan có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác.
Người bị suy tim phải dễ bị phù chân
Tại sao nói " người bị suy tim phải dễ phù chân". Suy tim bên phải ảnh hưởng đến quá trình bơm máu của tâm thất. Có nghĩa là tim không thể tuần hoàn máu lên động mạch phổi một cách tốt nhất, máu sẽ ứ đọng lại ở các tĩnh mạch gây ra hiện tượng chân bị sưng phù.
Sưng phù do suy tim phải xuất hiện ban đầu là ở chân, sau đó lan rộng ra toàn thân. Đặc biệt vào buổi tối hoặc khi đứng, ngồi lâu một tư thế.
Nguyên nhân chân bị sưng phù khác
Chấn thương khớp chân
Chấn thương khớp chân, mắt cá, cẳng chân là nguyên nhân gây sưng phù chân phổ biến nhất. Tình trạng này có thể gặp ở nhiều đối tượng già và trẻ. Những chấn thương thường gặp là bong gân, tụ máu, đứt gân, gãy xương, giãn dây chằng, viêm,...
Phù chân do bong gân mắt cá chân
Khi bị chấn thương nhẹ, bạn có thể chườm đá để giảm sưng đau. Nếu bị nặng bạn nên đến thăm khám và điều trị tại trung tâm y tế.
Chân bị phù do trời nắng nóng
Trường hợp này cũng không phổ biến. Khi trời nóng, cơ thể sẽ tự động có cơ chế giãn các tĩnh mạch để làm mát từ đó gây chằng chéo tĩnh mạch dẫn đến quá trình tuần hoàn bị ảnh hưởng gây ứ đọng và sưng phù ở chân.
Chân bị phù do rượu bia
Đây là một hiện tượng ít phổ biến, người bị sưng phù do uống quá nhiều bia rượu, gây tích nước trong cơ thể. Hiện tượng sưng phù này sẽ biến mất sau vài tiếng đồng hồ, chậm nhất là sau một ngày.
Viêm khớp dạng thấp ở khớp chân
Là một bệnh tự miễn, gây tổn thương lên các khớp, kèm theo sự tích tụ của các chất lỏng quanh khớp gây sưng phù. Không phải ai bị viêm khớp dạng thấp cũng bị sưng phù tay chân nên khi bị sưng phù cần tìm hiểu rõ nguyên nhân tránh có kết luận sai dẫn đến không thể điều trị phục hồi.
Chân bị phù sưng là hiện tượng phổ biến xuất hiện ở cả người già và trẻ. Phù chân có thể gây đau và khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Để phòng tránh phù chân bạn nên có chế độ tập luyện, vận động mỗi ngày để tuần hoàn máu không bị tắc nghẽn. Bởi tắc nghẽn là nguyên nhân chính gây ứ đọng và sưng phù chân.

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”