Trong các bệnh về đường tiêu hóa, viêm loét dạ dày - tá tràng là triệu chứng phổ biến nhất và đang có dấu hiệu gia tăng đáng kể tại Việt Nam. Đây là căn bệnh với yếu tố nguy cơ ở tỷ lệ dân số Việt Nam lên đến 70%. Bệnh này có thể gây rối loạn tiêu hóa nặng và có các biến chứng nguy hiểm.
Bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng đòi hỏi một chế độ ăn uống dinh dưỡng cực kì cẩn thận. Nếu không kiêng cữ đúng cách, các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày,... hoàn toàn có thể xảy ra.
1. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng
Các dấu hiệu sau đây chính là điển hình của bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng:
- Đau bụng vùng thượng vị: Đây được cho là dấu hiệu thường gặp nhất, xuất hiện khi niêm mạc đã bị tổn thương lại phải chịu thêm sự tác động ảnh hưởng của các acid dạ dày. Cơn đau trong thời gian đầu sẽ tăng lên khi bụng quá đói hoặc quá no. Sau đó, triệu chứng này sẽ xuất hiện bất thường hơn với tần suất dày đặc và mức độ tăng nặng dần.
- Có cảm giác đầy bụng, khó tiêu, chướng hơi: Ở giai đoạn đầu, triệu chứng này xảy ra không quá rõ ràng nên bị bỏ qua như ợ chua, ợ hơi, buồn nôn, chán ăn, sụt cân,...
- Bệnh nhân nôn ra máu đỏ tươi hoặc có màu đen và đi đại tiện phân đen. Ngoài ra còn xuất hiện triệu chứng thiếu máu, chóng mặt, say xẩm mặt mày. Những dấu hiệu này sẽ xuất hiện khi bắt đầu xuất huyết tiêu hóa.
Triệu chứng của bệnh
2. Nguyên nhân gây bệnh viêm loét - tá tràng
Các bác sĩ đã chỉ ra nguyên nhân gây bệnh chính là do sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công (acid dạ dày) và yếu tố bảo vệ ở niêm mạc dạ dày (lớp nhầy bao phủ, bảo vệ tính toàn vẹn của niêm mạc dà dày):
- Do nhiễm khuẩn: đây được cho là nguyên nhân hay gặp phải nhất của bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng. Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) rất phổ biến tại Việt Nam và theo ước tính, đến 70% người Việt dễ bị lây nhiễm loại vi khuẩn này qua các con đường tiếp xúc ăn uống hoặc lây qua thực phẩm. Vi khuẩn này hoàn toàn có thể sống tốt và phát triển sinh sôi ở trong lớp chất nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày mà không thực sự gây ra bệnh gì cả. Tuy nhiên, khi lớp nhầy bảo vệ niêm mạc bị tổn hại sẽ gây viêm và khiến cho dạ dày bị loét.
- Do việc sử dụng thuốc: Khi sử dụng các thuốc kháng viêm và giảm đau như aspirin, ibuprofen, steroid,... mà không đúng cách hoặc sử dụng quá mức thường xuyên do nhu cầu chữa trị các bệnh lý liên quan thì sẽ dễ dẫn đến các bệnh về dạ dày và tá tràng.
Viêm loét dạ dày - tá tràng
- Các yếu tố nguy cơ: Nhiều minh chứng cho rằng hút thuốc lá có thể gây viêm loét dạ dày với người nhiễm khuẩn HP; uống rượu bia cũng làm tăng kích thích và bào mòn lớp chất nhầy bao phủ niêm mạc và tăng sinh kích thích sản xuất acid ở dạ dày. Ngoài ra, vấn đề chế độ ăn uống không hợp lý ví như ăn quá nhiều gia vị cay nóng, thức ăn chiên xào hay ăn không đúng bữa, đúng giờ cũng có thể khiến dạ dày và tá tràng của bạn gặp vấn đề. Bên cạnh đó, giả sử bệnh nhân bị stress kéo dài cũng chính là một yếu tố nguy cơ sâu xa khiến bệnh phát triển.
3. Chế độ ăn khi bị viêm loét dạ dày - tá tràng
3.1. Các thực phẩm người bị bệnh dạ dày - tá tràng nên ăn
Đối với các bệnh nhân mắc bệnh về tá tràng, nên tích cực bổ sung tăng cường các loại thực phẩm có công dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, đặc biệt là các loại thực phẩm giúp chữa lành các vết loét đã có sẵn, cụ thể như sau:
- Chuối:
Quả chuối được xếp ở vị trí hàng đầu trong nhóm thực phẩm lành tính với dạ dày nhờ vào khả năng trung hòa được nồng độ acid tăng cao trong dịch dạ dày. Không những thế, chuối còn có thể giúp bệnh nhân giảm viêm và hạn chế ảnh hưởng từ các triệu chứng tăng nặng.
Quả chuối thực phẩm giúp cải thiện viêm loét dạ dày và tá tràng
Chuối là một loại trái cây có lượng đường bột cực kì cao, hỗ trợ cung cấp năng lượng và hàm lượng kali cao sẽ giúp bù đắp năng lượng bị thiếu hụt trong trường hợp bệnh nhân bị tiêu chảy hoặc nôn ói. Ngoài ra, thành phần chất xơ hòa tan pectin có lợi với người bị rối loạn tiêu hóa.
- Cơm
Vì cơm mềm, dễ tiêu hóa và tránh gây dạ dày bị kích thích tiết ra nhiều acid hơn. Song song đó, cơm có tác dụng làm giảm cơn đau dạ dày và có thể hấp thủ những chất lỏng dư thừa bên trong dạ dày, từ đó giảm nguy cơ bị tiêu chảy. Các loại thực phẩm bạn có thể ăn để điều trị triệu chứng viêm loét dạ dày - tá tràng là xôi, cháo, bánh mì, khoai,...
- Bánh mì
Bánh mì chính là một sự lựa chọn "sáng giá" cho nhóm thực phẩm đường bột, ít béo, dễ tiêu. Tuy nhiên, bệnh nhân nên tránh dùng bánh mì chung với bơ hoặc mứt cho đến khi dạ dày và tá tràng của bạn đã khỏe mạnh hơn.
- Canh/Soup
Được nấu chính, mềm và không gây quá nhiều "áp lực" với hệ tiêu hóa, canh/soup một phần giúp trung hòa, , làm loãng nồng độ acid đang tăng cao trong dịch dạ dày và làm cho người bệnh giảm bớt áp lực do các triệu chứng khi dễ tiêu hóa thức ăn hơn.
- Nước ép táo
Nổi tiếng giàu chất dinh dưỡng và dễ tiêu há nước ép táo thúc đẩy tiêu hóa và phòng ngừa tiêu chảy, táo bón hữu hiệu.
Nước ép táo
- Nước dừa
Mang tính chất giàu điện giải natri, kali và canxi, nước dừa giúp bổ sung các thiếu hụt do ăn uống kém và góp phần bù năng lượng cho người bệnh tá tràng sau khi nôn ói.
- Sữa chua
Trong sữa chua có chứa nhiều probiotic, enzyme và có công dụng hỗ sợ mạnh mẽ hệ tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng tự nhiên cho thể của bậnh nhân. Dù hiện tại vẫn có khá nhiều ý kiến khác nhau về việc này nhưng sữa chua vẫn đang là một phương pháp được ưa chuộng sử dụng. Tốt nhất, bạn hãy dùng sữa chua không béo để vừa làm đẹp da, làm mềm lớp niêm mạc và giảm kích thích dạ dày. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên tham vấn ý kiến của chuyện gia để có thể chắc chắn về vấn đề này.
- Trà thảo dược
Hầu hết các loại trà thảo dược không chứa cafeine đều có thể giúp điều hòa được hệ tiêu hóa và ngăn ngừa các triệu chứng khó chịu cho người bệnh như khó chịu, đầy bụng,.... Trà thảo dược hay được sử dụng đó chính là trà hoa cúc.
- Gừng
Gừng chính là loại thực phẩm mà người bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng nên bổ sung để cải thiện chức năng tiêu hóa và giảm các triệu chứng đau dạ dày hay đầy hơi, khó tiêu. Bệnh nhân nên bổ sung gừng vào thực đơn mỗi ngày để tăng khả năng chữa bệnh.
- Đậu bắp
Bằng việc chứa dồi dào các loại vitamin C, E, B cùng với các dưỡng chất khác, đậu bắp chính là cái tên không thể bỏ qua khi nói đến thực đơn cho người bệnh tá tràng. Đặc biệt, chất nhầy trong đậu bắp chính là phức hợp protein kết dính polysaccharides, pectin cùng các chất khác. Các chất này sẽ giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày một cách triệt để cùng với đó là ngăn ngừa các nguy cơ gây tổn thương, hỗ trợ làm lành các vết loét.
Đậu bắp
- Nghệ và mật ong
Nhiều người truyền tai nhau về công dụng của hỗn hợp tinh bột nghệ và mật ong đối với việc điều trị các bệnh lý về dạ dày. Bởi lẽ, dạ dày dày sẽ rất cần tác dụng chống viêm, giảm tiết dịch vì và đặc biệt là kiềm hóa độ acid của dịch vị của nghệ và cả mật ong.
Mặt khác, việc bổ sung thực phẩm có chứa các vitamin A, B, D, K, các axit folic, canxi, sắt, kẽm, magie,... sẽ giup tăng cường tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng do bệnh lý dạ dày và tá tràng gây kém hấp thụ.
3.2. Các thực phẩm nên tránh khi đang bị viêm loét dạ dày - tá tràng
Các chuyên gia và bác sĩ khuyến cáo bạn không nên ăn các thực phẩm sau đây khi bị bệnh về dạ dày và tá tràng:
- Những thực phẩm dễ gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày bao gồm rượu, bia, trà đặc, cà phê,... Đó cũng có thể là các loại rau đã quá già như đậu già, củ cải già,... Thêm nữa, phải hạn chế ăn quá nhiều các gia vị cay óng như ớt, tiêu, gừng khô,... và các món chiên xào nhiều dầu mỡ độc hại. Mặt khác, các loại đồ ăn chế biến sẵn chứa nhiều chất bảo quản và các thực phẩm nhiều xương, sụn nhỏ cũng được khuyến cáo tránh xa khi đang mắc bệnh.
Đồ cay nóng, nhiều ớt không tốt cho dạ dày
- Các loại thực phẩm dễ gây tăng acid dạ dày phải loại bỏ hoặc thay thế triệt để như trái cây chua (cam, chanh, xoài, khế,....) hoặc các món như dấm, mẻ,...Những thực phẩm dễ sinh hơi, gây ợ, chướng bụng như: dưa cà muối, hành, giá đỗ, hẹ, cần tây và các loại nước ngọt, nước trái cây có ga cũng bên bị gạch tên ra khỏi thực đơn của người bị bệnh dạ dày.
3.3 Lưu ý ăn uống đúng cách khi viêm loét dạ dày - tá tràng
- Khi bị viêm loét dạ dày - tá tràng, bệnh nhân nên được ăn thức thái nhỏ, nấu chín kỹ và mềm, tốt hơn hết là chế biến luộc, hấp hay om giúp cho người đau dạ dày dễ tiêu hóa và dễ hấp thu hơn các món xào, rán,...
- Chú ý ăn chậm và nhai kỹ, tránh vừa ăn vừa đọc sách, báo, xem phim, ... gây phân tán sự tập trung để từ đó giúp gia tăng bài tiết của nước bọt, tiêu hoá dễ dàng hơn.
- Trong những trường hợp quá khó tiêu, nên kết hợp ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày để cho dạ dày có thức ăn để trung hòa được acid một cách thường xuyên.
- Tuyệt đối không để bụng quá đói khiến cho dạ dày rỗng, từ đó khiến nó co bóp mạnh hơn và gây đau đớn hơn, thậm chí là chảy máu. Song song đó, cũng không nên ăn quá no khiến dạ dày bị ảnh hưởng trong lúc nhào trộn thức ăn.
- Không nên ăn thức ăn quá đặc hoặc quá lỏng vì dịch vị của bệnh nhân rất dễ bị ảnh hưởng.
- Hạn chế những đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh để làm dạ dày co bóp mạnh hơn, gây đau đớn. Tốt hơn hết nên ăn các thức ăn có nhiệt độ ấm (khoảng 40 - 50 độ C) để hỗ trợ cho việc hấp thu tiêu hóa.
Chế độ ăn đúng dinh dưỡng cho người bệnh theo lời khuyên của bác sĩ
Những gì mà bài viết trên đây của Elipsport vừa chia sẻ hy vọng đã giúp bạn hiểu được vai trò quan trọng của chế độ ăn uống trong vấn đề hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng. Thành hay bại trong việc điều trị đều nằm ở trong thói quen sinh hoạt và quyết tâm chữa bệnh của bệnh nhân. Chính vì vậy, hãy luôn luôn nghe theo các hướng dẫn của bác sĩ bên cạnh việc tìm hiểu thêm các kiến thức cần thiết trên trang chủ của chúng tôi để không bỏ lỡ bất kì bí quyết chăm sóc sức khỏe tối ưu nào bạn nhé.
Việc bạn ăn gì và ăn như thế nào sẽ quyết định hệ tiêu hóa của bạn có khỏe mạnh không. Ngoài cung cấp các dưỡng chất cần thiết và an toàn thì tập thể dục thường xuyên cũng giúp bạn trao đổi chất tốt hơn.
Tham khảo các thiết bị tập luyện đa năng tại nhà đến từ Tập đoàn thể thao Elipsport như:
- Xe đạp tập: https://elipsport.vn/xe-dap-tap-the-duc/
- Máy chạy bộ điện: https://elipsport.vn/may-chay-bo-dien/
- Ghế mát xa: https://elipsport.vn/ghe-massage/
Mong rằng những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ sẽ hữu ích với bạn. Truy cập website của thương hiệu tại địa chỉ: https://elipsport.vn/.

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”