Tổng đài miễn phí: 1800 6854 Trạng thái giao hàng Kiểm tra bảo hành
  • 1800 6854

Chụp Cộng Hưởng Từ MRI Là Gì? Tác Dụng

Chụp cộng hưởng từ hay còn gọi chụp MRI là phương pháp giúp chẩn đoán hình ảnh cận lâm sàng và phát hiện bệnh hiệu quả tiên tiến nhất hiện nay. Đây là phương pháp còn khá mới mẻ đối với nhiều người vì họ không biết chụp cộng hưởng từ sẽ có tác dụng như thế nào?

Chụp MRI mang đến hình ảnh rõ nét và chẩn đoán bệnh lý chính xác nhất trong tất cả phương pháp. Thường được sử dụng để chẩn đoán các bệnh liên quan đến những cơ quan của cơ thể như xương, gân. Cùng tìm hiểu chi tiết những tác dụng của chụp cộng hưởng từ mri mang lại qua bài viết này nhé!

Chụp cộng hưởng từ

Chụp cộng hưởng từ cho kết quả chính xác

1. Chụp cộng hưởng từ MRI là gì?

Chụp cộng hưởng từ MRI là kỹ thuật chụp hình tạo ra hình ảnh giải phẫu chi tiết ba chiều của dây cột sống và não. Thường công nghệ này được sử dụng để phát hiện, chẩn đoán và theo dõi bệnh. Phương pháp chụp MRI không sử dụng tia X và nó không ảnh hưởng gì đến sức khỏe khi chụp. Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại , hiệu quả cao và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Những thông tin khi chụp MRI mang lại sẽ giúp bác sĩ nhiều hơn trong việc nắm bắt bệnh tình của người bệnh.

2. MRI hoạt động như thế nào?

Máy chụp cộng hưởng từ MRI sử dụng các nam châm mạnh để tạo ra từ trường mạnh, qua đó buộc các proton bên trong cơ thể phải điều chỉnh theo từ trường đó. Khi có một dòng điện hoạt động với tần số vô tuyến chạy qua bệnh nhân, các proton trong cơ thể bị kích thích. Lúc này, nó sẽ thoát ra khỏi trạng thái cân bằng và căng ra chống lại các lực kéo của từ trường.

Khi từ trường tần số vô tuyến bị tắt, các cảm biến của MRI có thể phát hiện ra những năng lượng được giải phóng khi những proton liên kết lại với từ trường. Thời gian để những proton liên kết lại với từ trường và lượng năng lượng được giải phóng, sẽ thay đổi phụ thuộc vào môi trường hoặc bản chất hóa học của những phân tử. Dựa vào đây, các bác sĩ sẽ có thể nhận ra và phân biệt sự khác nhau giữa các loại mô.

Để có được hình ảnh từ chụp cộng hưởng từ MRI, người bệnh được đặt trong một nam châm lớn và tuyệt đối phải giữ yên trong suốt quá trình chụp để không làm chất lượng hình ảnh bị kém và mờ. Thuốc cản quang sẽ có thể được tiêm tĩnh mạch cho người bệnh trước hoặc trong khi chụp ảnh MRI, để tăng tốc độ mà các proton liên kết lại với từ trường. Các proton hoạt động tái thiết kế càng nhanh thì hình ảnh sẽ càng sáng.

3. Mục đích của việc chụp cộng hưởng từ MRI

Máy chụp cộng hưởng từ MRI đặc biệt rất thích hợp để chụp hình ảnh của các bộ phận không có xương và các mô mềm của cơ thể. Nó khác với chụp CT và X- quang ở chỗ khi chụp MRI sẽ không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến sức khỏe của người bệnh. Tủy sống, não, dây thần kinh và các cơ, dây chằng và gân khi chụp bằng phương pháp MRI sẽ nhìn thấy rõ ràng hơn nhiều so với chụp CT và X- quang thông thường. Vì vậy, MRI thường được sử dụng để chụp hình ảnh các chấn thương ở vị trí đầu gối và vai.

Đối với não, chụp MRI có thể phân biệt giữa chất xám và chất trắng. Bên cạnh đó, nó cũng có thể được sử dụng để giúp chẩn đoán chứng phình động mạch và các khối u. Vì MRI không sử dụng tia X hay các bức xạ khác, nên nó là phương pháp chụp hình ảnh được dùng để chẩn đoán bệnh nhiều nhất. Nhất là chụp cho não, nó giúp phát hiện bệnh khá chính xác. Nhưng chụp MRI thường đắt hơn chụp X- quang và CT rất nhiều.

Chụp cộng hưởng từ

Chụp cộng hưởng từ rất thích hợp để chụp những bộ phận không xương và mô mềm

4. Trường hợp nào sẽ chụp cộng hưởng từ MRI

Thông thường, chụp MRI sẽ không phải là phương pháp đầu tiên được lựa chọn sử dụng nếu bạn chấn thương nhẹ. Tuy nhiên nếu rơi vào những trường hợp dưới đây bác sĩ sẽ hướng dẫn và tư vấn hoặc yêu cầu bệnh nhân chụp cộng hưởng từ MRI:

  • Nghi ngờ bệnh nhân có u não, tai biến, chấn thương sọ não, u thần kinh sọ não, động kinh, viêm não-màng não, bệnh chất trắng, các bệnh dị tật bẩm sinh hoặc các bệnh liên quan mạch máu,...
  • Những bệnh liên quan đến tai mũi họng, mắt như u hoặc chấn thương.
  • Những bệnh liên quan về cột sống như u tủy sống, viêm, chấn thương, thoát vị đĩa đệm.
  • Nghi ngờ người bệnh có khối u phần mềm, giúp phát hiện sớm ung thư hơn.
  • Kiểm tra tình trạng của các cơ quan nội tạng như lá lách, gan, phổi và những bệnh về tử cung,...
  • Những bệnh liên quan về khớp vai, khớp gối, khớp khuỷu tay, khớp háng, cổ chân, cổ tay,...

Quá trình chụp cộng hưởng từ MRI thường sẽ mất khoảng từ 12 đến 20 phút tùy theo số lượng cơ quan, bộ phận chụp và phục thuộc vào sự hợp tác của người bệnh trong lúc chụp. Tuy nhiên, nếu trường hợp bác sĩ chẩn đoán và phát hiện có những biểu hiện bất thường hơn, thì thời gian chụp MRI có thể sẽ phải kéo dài hơn. Sau khi chụp xong, thời gian được trả kết quả sớm nhất là khoảng tầm 15 phút (trong những trường hợp cấp cứu). Ngoài ra, những ca bệnh nào khó hơn cần hội chẩn thì thời gian có thể sẽ kéo dài khoảng vài tiếng đồng hồ.

Chụp cộng hưởng từ

Thời gian cho kết quả khá nhanh

5. Những hạn chế không thể chụp MRI

Chụp MRI không sử dụng bức xạ, nên người bệnh không có nguy cơ tiếp xúc với các bức xạ trong quá trình chụp cộng hưởng từ. Tuy nhiên vì khi chụp sử dụng nam châm mạnh, nên không thể thực hiện chụp MRI trên những bệnh nhân:

  • Có một số bộ phận giả như răng.
  • Dụng cụ tránh thai như vòng tránh thai.
  • Các phụ kiện kim loại trên cơ thể.
  • Sử dụng thuốc kích thích thần kinh, thuốc kích thích tăng trưởng xương.
  • Bất kỳ loại cấy ghép kim loại nào trên cơ thể, có các vật thể kim loại bên trong cơ thể như đạn, ghim, chỉ khâu kim loại, đinh vít,...
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc nghi ngờ có thể có thai.
  • Bệnh nhân bị động kinh không nên chụp MRI.
  • Những bệnh nhân nhạy cảm hoặc dị ứng với thuốc cản quang, i-ốt, động vật có vỏ nên thông báo trước với kỹ thuật viên chụp.

Chụp cộng hưởng từ

Thai phụ không nên chụp MRI

6. Tác dụng của việc chụp cộng hưởng từ MRI

Máy chụp MRI được sử dụng để chụp ảnh của bất kỳ bộ phận nào của cơ thể như đầu, bụng, chân, khớp,... theo bất kỳ hướng chụp hình ảnh nào. Chụp MRI cung cấp về độ tương phản mô mềm tốt hơn chụp CT. Bên cạnh đó, nó có thể phân biệt tốt hơn giữa các bộ phận như mỡ, cơ, nước và các mô mềm khác so với chụp CT. Những hình ảnh từ việc chụp MRI này cung cấp thông tin hữu ích cho bác sĩ và giúp chẩn đoán được nhiều loại bệnh, tình trạng khác nhau của mỗi bệnh. Ngoài ra nó còn mang lại một số ưu điểm sau:

  • Chụp MRI không gây các tác dụng phụ như trong chụp hình ảnh bằng X- quang và chụp CT.
  • MRI thể hiện những điểm bất thường ẩn phía sau các lớp xương mà các phương pháp chụp khác không phát hiện ra.
  • Hỗ trợ các bác sĩ đánh giá chính xác về tình trạng hoạt động và cấu trúc của nhiều cơ quan trong cơ thể.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI có thể cung cấp được nhiều thông tin chính xác hơn so với chụp X-quang trong việc giúp chẩn đoán những bệnh liên quan đến tim mạch.
  • Không phát ra những bức xạ gây nguy hiểm ảnh hưởng đến con người.

Chụp cộng hưởng từ

Chụp MRI an toàn hơn các phương pháp khác

Với những chia sẻ trên về chụp cộng hưởng từ, hy vọng bạn sẽ bổ sung thêm cho mình được nhiều kiến thức hơn. Chụp cộng hưởng từ MRI sẽ mang lại thông tin chính xác và hiệu quả hơn những phương pháp chụp khác, tuy nhiên việc chụp MRI cũng sẽ hạn chế một số vấn đề liên quan đến kim loại. Để biết thông tin chi tiết nhất có thể gặp trực tiếp bác sĩ để được tư vấn nhé! Bạn hãy thường xuyên truy cập website Elipsport.vn để cập nhật các bài viết chăm sóc sức khỏe hữu ích cũng như tham khảo những thiết bị thể dục thể thao tân tiến như ghế massage, máy chạy bộ, xe đạp tập... nhé!

Hiểu biết về các kiến thức sức khỏe là điều cần thiết trong cuộc sống. Hãy bắt đầu cải thiện sức khỏe của bạn và gia đình từ hôm nay với các thiết bị tập luyện tại nhà như may chay bo, xe đạp tập hoặc thư giãn hằng ngày với ghế massage. Những sản phẩm này sẽ thay bạn chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và thể lực của cả gia đình. Hy vọng Elipsport đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Chụp cộng hưởng từ MRI để làm gì?
MRI được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá một loạt các bệnh và vấn đề sức khỏe, bao gồm: -Chẩn đoán các bệnh liên quan đến não, tủy sống, xương, mô mềm và các cơ quan khác trong cơ thể. -Xác định phạm vi và mức độ của các chấn thương hoặc bệnh lý. -Đánh giá sự phát triển và hoạt động của các cơ quan và mô trong cơ thể. -Giám sát hiệu quả của việc điều trị và quản lý bệnh. -Điều tra các triệu chứng không rõ ràng hoặc vô căn.
Kết quả chụp cộng hưởng từ cho phép bác sĩ xem các cấu trúc và mô tại vị trí đó và giúp chẩn đoán và đánh giá một loạt các vấn đề sức khỏe. Cụ thể, MRI có thể cung cấp thông tin về: -Hình ảnh não, tủy sống và các cơ quan khác trong cơ thể như tim, gan, thận, phổi, khung xương, mắt, tai, mũi và họng. -Kích thước, hình dạng, bề mặt và cấu trúc của các cơ quan, mô và bộ phận trong cơ thể. -Các vấn đề y tế như ung thư, chấn thương, viêm, khối u, bong gân, thoái hóa khớp, động mạch vành, các rối loạn thần kinh và tim mạch. -Hiệu quả của các liệu pháp điều trị như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và các loại thuốc.
Giá tiền cho một bộ chụp cộng hưởng từ MRI phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm khu vực địa lý, loại MRI cần thiết, trang thiết bị của phòng khám, và liệu có phải là bệnh viện hay phòng khám tư nhân hay không. Giá thường từ 1.000.000đ- 5.000.000đ
Việc chụp MRI cho trẻ em được xem là an toàn và không có ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của trẻ.
popup-btn3