Tổng đài miễn phí: 1800 6854 Trạng thái giao hàng Kiểm tra bảo hành
  • 1800 6854

Đau Dây Thần Kinh Liên Sườn: Nguyên Nhân Và Điều Trị

Bệnh đau dây thần kinh liên sườn là hội chứng không chỉ khiến sức khỏe của người bệnh suy giảm, mà còn ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Vì vậy, bạn cần đọc bài viết này để tìm hiểu các thông tin về bệnh càng sớm càng tốt.

Đau dây thần kinh liên sườn có thể là dấu hiệu để nhận biết cơ thể bạn đang gặp một số bệnh lý nguy hiểm. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm các triệu chứng do bệnh đau dây thần kinh liên sườn gây ra sẽ giúp bạn có cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả nhất. Hãy tìm hiểu qua bài viết sau.

đau dây thần kinh liên sườn

Đau dây thần kinh liên sườn là bệnh lý nghiêm trọng

1. Đau dây thần kinh liên sườn là bệnh gì?

Intercostal Neuralgia là thuật ngữ nước ngoài của căn bệnh đau dây thần kinh liên sườn, là hội chứng gây tổn thương các rễ thần kinh liên sườn từ đoạn tủy ngực D1 – D12. Dây thần kinh liên sườn cùng với mạch máu sẽ tạo thành bó mạch khi tách khỏi phần rễ chúng. Lúc này, thần kinh mạn sườn nằm ở phần dưới của mỗi đốt xương sườn, vì vậy mà các bệnh lý của tủy sống, xương sườn, cột sống, thành ngực đều có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới dây thần kinh liên sườn. Ngoài ra, một phần là do các dây thần kinh liên sườn nằm ở phần nông nên dễ bị các yếu tố bên ngoài tác động.

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh đau dây thần kinh liên sườn

Biểu hiện rõ rệt nhất của người mắc bệnh đau dây thần kinh liên sườn là những cơn đau kéo dài hoặc xuất hiện bất chợt, nhưng nhói theo dây thần kinh liên sườn. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà các triệu chứng cũng khác nhau:

  • Đau do thoái hóa cột sống: Dù bạn nằm yên hay ngừng vận động thì các cơn đau âm ỉ cột sống vẫn diễn ra.
  • Đau do lao cột sống và ung thư cột sống: Nhấn vào cột sống, bạn sẽ cảm thấy đau và nhói, tình trạng kéo dài sẽ khiến nhiễm độc lao, biến dạng cột sống.
  • Đau do bệnh lý tủy sống: Đây là bệnh dễ cảm nhận thấy nhất, vì dấu hiệu là đau một bên, vùng bị đau thường đúng một chỗ.
  • Đau do chấn thương cột sống: Cơn đau hay gặp khi thời tiết thay đổi do những chấn thương trước đó.
  • Đau do nhiễm khuẩn: Ngứa, đau rát, sốt, mệt mỏi.

đau dây thần kinh liên sườn

Bệnh có thể do nhiễm khuẩn

3. Nguyên nhân của bệnh đau dây thần kinh liên sườn

  • Thoái hóa cột sống: Xuất hiện ở người cao tuổi, hoặc người phải làm công việc mang vác nặng trong thời gian dài.
  • Lao cột sống hoặc ung thư cột sống: Những người tuổi trung niên trở lên là độ tuổi dễ mắc căn bệnh này và bệnh dễ diễn biến nặng nếu không phát hiện sớm.
  • Bệnh lý tủy sống: Đau dây thần kinh liên sườn thường là dấu hiệu đầu của các căn bệnh khác như u rễ thần kinh, u ngoại tủy.
  • Chấn thương cột sống.
  • Đau dây thần kinh liên sườn do nhiễm khuẩn: Đây là bệnh lý do tác nhân chính là dây thần kinh zona. Khuẩn này khiến đau rát một mảng da, sau đó ngứa và xuất hiện mụn nước lan rộng khắp phần liên sườn.
  • Đau dây thần kinh liên sườn tiên phát: Một số tác nhân ngoại cảnh như lạnh, vận động mạnh và quá sức, luyện tập không đúng tư thế. Nhiều bệnh nhân thấy cơn đau tăng thường nhầm với triệu chứng của phổi, vì khi xét nghiệm kết quả bình thường và phần da chỗ đau không có biểu hiện tổn thương.
  • Một số nguyên nhân khác như đái tháo đường, nhiễm độc, viêm đa dây thần kinh.

đau dây thần kinh liên sườn

Thoái hóa cột sống là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh đau dây thần kinh liên sườn

4. Điều trị bệnh đau dây thần kinh liên sườn

4.1. Điều trị đau dây thần kinh liên sườn tiên phát

Thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, diclofenac cũng đang được nhiều người sử dụng để kiểm soát các cơn đau. Tuy nhiên, loại thuốc này có các thành phần gây hại cho dạ dày và các chức năng của gan. Vì vậy đừng ham rẻ mà lạm dụng sử dụng thuốc này quá nhiều, do nó có thể phản tác dụng và nguy hiểm cho những người có tiền sử nghiện rượu và viêm loét dạ dày – tá tràng. Hãy sử dụng thuốc đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ định và nhớ uống sau bữa ăn.

Thuốc chuyên đặc trị điều trị đau thần kinh thuộc nhóm gabapentin. Tác dụng của nhóm thuốc này là chống co giật và giảm đau nhanh chóng nếu có tổn thương dây, rễ thần kinh. Vì liều lượng khá mạnh và ảnh hưởng trực tiếp lên thần kinh trung ương, nên tác dụng phụ của thuốc sẽ xuất hiện khiến người bệnh thấy chóng mặt, choáng váng sau khi uống thuốc. Các bác sĩ luôn khuyên bạn nên dùng liều lượng nhỏ, sau đó tăng dần khi cơ thể bắt đầu có dấu hiện giảm đau. Sử dụng thuốc trước khi đi ngủ hoặc nghỉ trưa và kéo dài trong thời gian vài tháng để thuốc có phát huy tác dụng tốt nhất.

Trong các trường hợp bệnh nhân đau nhiều và co rút vùng sườn tổn thương, thì hãy sử dụng thuốc giãn cơ vân như myonal, mydocalm... Thuốc này phản ứng ngay lập tức, nên bạn nên dùng liều thấp và uống sau bữa ăn. Thuốc chống chỉ định cho người có bệnh lý về dạ dày và người có hệ thống cơ vân yếu như trẻ em và người già, người nhược cơ.

Các loại vitamin nhóm B: B1, B6, B12 đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa của tế bào và đặc biệt là tế bào thần kinh liên sườn. Tuy nhiên dùng nhiều cũng không tốt cho cơ thể, vì vậy hãy thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ nhé.

đau dây thần kinh liên sườn

Điều trị đau dây thần kinh liên sườn bằng thuốc

4.2. Điều trị đau thần kinh liên sườn do zona

Giai đoạn đầu:

  • Không được sử dụng các loại thuốc mỡ bôi trực tiếp lên vùng đang bị tổn thương mà hãy bôi bằng nước xanh methylen.
  • Thuốc kháng virus: uống acyclovir trong vòng 5 - 7 ngày. Thuốc chống chỉ định cho phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Thuốc điều trị đau thần kinh: thuốc thuộc nhóm gabapentin.
  • Thuốc kháng histamin: Đây là loại thuốc giúp giảm phù nề tại vùng đang bị tổn thương. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng an thần nhẹ, nên có thể sử dụng vào buổi trưa và buổi tối để nghỉ ngơi tốt hơn.
  • Vitamin nhóm B: B1, B6, B12.
  • An thần: Cơn đau sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, vì vậy dùng liệu lượng nhỏ an thần như rotunda, rotundin...

Giai đoạn di chứng:

  • Thuốc điều trị đau thần kinh: Nhóm gabapentin.
  • Vitamin nhóm B: B1, B6, B12.
  • An thần.

5. Phòng chống bệnh đau dây thần kinh liên sườn

  • Vận động, làm việc và học tập đúng tư thế; không mang vác nặng hay thường xuyên làm việc quá sức.
  • Loại trừ các tác nhân nhiễm khuẩn trong sinh hoạt hàng ngày bằng cách bảo vệ cơ thể khỏi những chấn thương do ngoại cảnh như tai nạn giao thông, tai nạn lao động…
  • Mặc đủ ấm và không để cơ thể chịu lạnh trong thời gian kéo dài liên tục.
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người đang mắc bệnh truyền nhiễm bằng các dụng cụ bảo hộ.
  • Hạn chế nguy cơ mắc bệnh lao, căn bệnh có khả năng dẫn đến đau dây thần kinh liên sườn ở trẻ nhỏ bằng phương pháp tiêm phòng lao.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm các nguyên nhân gây ra bệnh đau dây thần kinh liên sườn và có phương pháp điều trị kịp thời.
  • Tiêm vắc xin phòng thủy đậu, vắc xin herpes zoster hoặc zona để ngăn ngừa các tác nhân gây ra bệnh đau dây thần kinh liên sườn.
  • Thường xuyên tập luyện các bộ môn thể thao như yoga, dưỡng sinh.
  • Ăn uống các loại thực phẩm sạch và chế độ dinh dưỡng phù hợp.

đau dây thần kinh liên sườn

Bạn nên có chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để phòng ngừa bệnh

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về bệnh đau dây thần kinh liên sườn, giúp bạn đọc có thể hạn chế được tác nhân dẫn đến căn bệnh nguy hiểm này. Nếu bạn đang có những dấu hiệu bất thường, đừng vội lo lắng, mà hãy bình tĩnh đến các bệnh viện và cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán, chữa trị đúng phương pháp Tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe là điều rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe gia đình mình, bạn có thể tìm thấy những thiết bị tập luyện tại nhà tốt nhất hiện nay như máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage tại website Elipsport.vn.

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Các huyệt đạo vùng liên sườn
Có một số huyệt dạo vùng liên sườn có thể được sử dụng để giảm đau và căng thẳng: Huyệt Khúc Trì, Đại trường du, thận du, huyệt Trung cực, quan nguyên.
Các cơn đau dây thần kinh liên sườn có thể gây ra rất nhiều bất tiện và khó chịu trong cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là một số cách để giảm đau và khắc phục các cơn đau dây thần kinh liên sườn: Sử dụng thuốc giảm đau Xoa bóp và trị liệu bằng dầu Tập thể dục Nghỉ ngơi đầy đủ Sử dụng túi nóng hoặc lạnh
popup-btn3