Tổng đài miễn phí: 1800 6854 Trạng thái giao hàng Kiểm tra bảo hành
  • 1800 6854

Dị ứng bột ngọt và những điều không phải ai cũng biết

Dị ứng bột ngọt là một loại dị ứng mà nhiều người đã từng gặp phải. Tuy nhiên nó lại gây ra một số triệu chứng có thể gây ra nhiều nguy hiểm. Vậy bạn đã biết gì về loại dị ứng kì lạ và phải làm sao để khắc phục chưa?

Dị ứng bột ngọt có thể gặp phải ở mọi đối tượng và không phân biệt tuổi tác hay giới tính. Khi mắc phải người dùng sẽ thường bị rối loạn tiêu hóa, da mặt sưng phồng,... Lâu dần những tình trạng này sẽ gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt cuộc sống. Vậy bị dị ứng bột ngọt phải làm sao và nên cải thiện thế nào?

1. Say bột ngọt là gì?

dị ứng bột ngọt

Say bột ngọt là gì?

Bột ngọt là một thực phẩm phụ gia để tăng hương vị món ăn. Theo khoa học thì đây là một dạng muối của axit amin. Dị ứng bột ngọt lần đầu được xuất hiện là vào năm 1968. Chúng lúc này được biết đến với tên gọi là “Hội chứng nhà hàng Trung Quốc”. Hầu hết mọi người không gặp vấn đề gì khi ăn thực phẩm chứa bột ngọt. Và cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cũng cho biết rằng hàm lượng dưỡng chất trong bột ngọt là an toàn. Một đánh giá vào năm 2009 trên tạp chí danh tiếng cũng đã đưa ra một kết luận tương tự. Tuy nhiên, một số người ở tỷ lệ nhỏ vẫn có phản ứng dị ứng ngắn hạn với bột ngọt.

2. Nguyên nhân bị say bột ngọt

2.1. Ăn quá nhiều bột ngọt

Đa số các trường hợp dị ứng đều bắt đầu từ việc bổ sung quá nhiều bột ngọt. Trong gia vị này có chứa muối acid glutamic là Monosodium Glutamat. Vì thế chúng sẽ có tác dụng kích thích vị giác. Làm cho người dùng thấy ngon miệng hơn nhưng lại tăng khả năng kích ứng khi dung nạp hàm lượng dư thừa.

Không chỉ vậy, việc thường xuyên ăn nhiều bột ngọt còn có thể khiến cơ thể dư thừa một lượng Glutamate ngoại sinh. Qua đó gây tổn thương đến gan, thận, não cũng như nhiều dây thần kinh cảm giác khác. Vì vậy, tốt nhất là nên ăn bột ngọt với một lượng vừa đủ.

2.2. Ăn phải bột ngọt giả

Những loại bột ngọt giả hay bột ngọt kém chất lượng thường sẽ chứa nhiều hóa chất gây hại cho hệ tiêu hóa cũng như là sức khỏe người dùng. Nên nếu ăn phải lượng bột ngọt này thì cơ thể sẽ có khả năng phát sinh ra tình trạng dị ứng, nặng hơn có thể là ngộ độc.

Vì thế tốt nhất người dùng nên chọn mua bột ngọt tại những địa điểm uy tín như cửa hàng, siêu thị để đảm bảo chất lượng. Và đừng quên, kiểm tra kĩ hơn hạn sử dụng để tránh tác dụng phụ không đáng có.

dị ứng bột ngọt

Sử dụng bột ngọt giả

2.3. Tác nhân khác

Một trong những triệu chứng mà nhiều người thường gặp phải khi ăn bột ngọt là mệt mỏi, khó chịu,… Đó có thể được xem như là trùng hợp ngẫu nhiên với các trường hợp khác:

  • Dị ứng thức ăn: Bạn sẽ dễ thấy trường hợp này khi người dị ứng ăn hải sản, loại hạt thông thường,... Người bệnh sẽ hay lầm tưởng đó là do những món ăn này được chế biến cùng bột ngọt. 
  • Dị ứng thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột sẽ khiến cơ thể không thích ứng kịp. Nó cũng rất dễ gây ra các dấu hiệu dị ứng. Hiện tượng này cũng trùng khớp với thời điểm người bệnh dùng món ăn chứa bột ngọt nên dễ gây ra hiểu lầm.
  • Chế độ sinh hoạt không hợp lý: Làm việc quá sức sẽ dễ khiến cơ thể dần bị mệt mỏi. Lâu dần nó sẽ dẫn đến một số biểu hiện tương tự như bị dị ứng nhưng lại không xuất hiện các vết mẩn đỏ. Người bệnh cũng cần lưu ý để tránh nhầm lẫn trường hợp đặc biệt này.

2.4. Nhạy cảm với MSG

Một trong những tác nhân chính có thể gây dị ứng ở bột ngọt là Monosodium glutamate (MSG). Ở một số đối tượng có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng thì sẽ rất dễ nhạy cảm với MSG.

Tuy nhiên, nếu sử dụng một hàm lượng bột ngọt vừa đủ sẽ không xảy ra tình trạng dị ứng. Còn nếu bạn dùng thường xuyên quá nhiều bột ngọt sẽ gây ra dư thừa Glutamate. Tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng đào thải cơ quan gan, thận. Lâu dần thì dây thần kinh cảm giác và hoạt động trí não cũng sẽ bị nguy hiểm

3. Triệu chứng dị ứng bột ngọt

Những triệu chứng bột ngọt thường rất dễ nhận biết thông qua các triệu chứng đặc trưng. Nó sẽ rất dễ xuất hiện ở bề mặt da và đường hô hấp. Cụ thể là:

  • Mắc ói, buồn nôn
  • Đau ngực nhẹ
  • Rối loạn hệ tiêu hóa
  • Tâm trạng dễ bị thay đổi
  • Da mặt sưng phù
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Đổ nhiều mồ hôi, đau đầu
  • Sổ mũi, nghẹt mũi đột ngột
  • Bất kì vùng da nào trên cơ thể cũng dễ bị phát ban
  • Tê và nóng rát ở nhiều nơi, đặc biệt vùng miệng

dị ứng bột ngọt

Mệt mỏi khi dị ứng bột ngọt

Ngoài ra một số người bị dị ứng bột ngọt nặng còn có thể gặp thêm các triệu chứng sau:

  • Khó thở
  • Tim bị đập nhanh
  • Cổ họng bị sưng
  • Đau ngực
  • Cơ thể bị sốc phản vệ

4. Dị ứng bột ngọt phải làm sao?

Tình trạng dị ứng bột ngọt thật ra sẽ không quá nguy hiểm. Vì thế người bệnh không cần quá lo lắng nếu gặp triệu chứng trên. Các biểu hiện có thể tự biến mất sau 2-3 tiếng nếu người bệnh không sử dụng thêm bột ngọt.

4.1. Xử lý nhanh tại nhà

Người dùng khi bị dị ứng bột ngọt có thể áp dụng cách xử lý nhanh dưới đây. Mục đích nhằm để kiểm soát kịp thời cơn dị ứng. Qua đó ngăn không cho triệu chứng phát triển mạnh mẽ hơn.

  • Dừng cung cấp các món chứa bột ngọt.
  • Uống cốc nước chanh ấm pha cùng muối và nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát trong vòng 15-20 phút.
  • Cố gắng nôn thực phẩm đã ăn ra ngoài là cách cải thiện tình trạng dị ứng nhanh nhất.
  • Uống nhiều nước ấm để giúp cho cơ thể được thanh lọc và giải độc. Qua đó giúp giảm nhanh những triệu chứng khó chịu, ngứa ngáy thường gặp.
  • Không sử dụng thêm loại thuốc nào để tránh tình trạng phản ứng phụ.
  • Tạm ngưng sử dụng bột ngọt trong một khoảng thời gian để tránh tình trạng bị tái phát lại.

4.2. Đến gặp bác sĩ

Nếu bạn đã sử dụng các biện pháp tại nhà nhưng các triệu chứng vẫn không thuyên giảm, tốt nhất nên đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khác bác sĩ.

Tại đây, bác sĩ sẽ đặt một số câu hỏi để xác định được triệu chứng cũng như tìm ra nguyên nhân gây dị ứng dễ dàng. Vì thế ở bước này người dùng cần cung cấp chính xác và đầy đủ thông tin để quá trình điều trị có kết quả tốt nhất. Trong trường hợp người dị ứng đã sử dụng thuốc trước thì nên đem theo thuốc để bác sĩ kiểm tra và có hướng dẫn điều trị tốt nhất.

Sau khi thăm khám, bác sĩ thường sẽ cho người dị ứng sử dụng một số loại thuốc giảm triệu chứng như sau:

  • Thuốc bôi ngoài da: Sử dụng trong trường hợp nhẹ, làm dịu da, giảm ngứa ngáy. Qua đó sẽ giúp kiểm soát tốt được tình trạng dị ứng.
  • Thuốc kháng Histamine thể H1: Thường được sử dụng khi da xuất hiện những vết ban, ngứa ngáy, khó chịu. Thuốc này sẽ giúp da hồi phục nhanh hơn.
  • Thuốc tiêm Epinephrine: Dùng khi người dị ứng bị sốc phản vệ. Qua đó giúp khai thông đường thở, chống lại sự co thắt phế quản.

dị ứng bột ngọt

Đến gặp bác sĩ để điều trị

5. Phòng tránh say bột ngọt

  • Cẩn thận với một số loại thực phẩm.
  • Thức ăn nhẹ thường có vị mặn. Đó có thể là thực phẩm đã được chế biến như bánh quy giòn, khoai tây chiên, các loại hạt có hương,…
  • Nước dùng như canh thịt bò, nước dùng gà, nước canh rau,…
  • Các loại súp thường thấy.
  • Thực phẩm ăn liền như mì gói, hỗn hợp gia vị, thức ăn đông lạnh.
  • Cẩn thận khi đi ra ngoài ăn.
  • Hầu hết các nhà hàng đều sử dụng bột ngọt trong món ăn. Vì vậy sau khi ăn xong nếu gặp phải chứng đau nửa đầu, buồn nôn trong vòng vài giờ thì bạn không nên đến đây nữa. Hoặc để chắc chắn bạn nên hỏi trước nơi này có bột ngọt trong thành phần thức ăn hay không.
  • Đọc qua danh sách thành phần trên bao bì thực phẩm trước khi chọn mua nó.

6. Lời khuyên cho những ai bị dị ứng bột ngọt

Mặc dù tình trạng dị ứng với bột ngọt không thường xuyên xảy ra, tuy nhiên cũng cần cảnh giác khi sử dụng. Nếu dùng bột ngọt không đúng cách và quá liều lượng có thể gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, người bệnh nên lưu ý:

6.1. Không nêm bột ngọt khi nhiệt độ quá cao

Khi món ăn đang ở nhiệt độ cao thì không thêm bột ngọt bởi vì nhiệt độ có thể làm biến chất các thành phần khác trong bột ngọt và gây dị ứng. Do đó, cần kiểm soát nhiệt độ, nêm nếm khi nước sôi ở 70-90 độ C là tốt nhất.

6.2. Không nêm bột ngọt khi nhiệt độ thấp

Bột ngọt ở nhiệt độ thấp sẽ không bị hòa tan. Vì thế nếu nêm nếm lúc này sẽ dễ gây dị ứng.

6.3. Thời điểm phù hợp để nêm nếm

Các món ăn tốt nhất nên được nêm nếm sau khi đã đun sôi và tắt bếp. Sau khi thêm bột ngọt thì khuấy đều cho tan hoàn toàn. Đối với các món ăn như gỏi, salad, nên hòa tan bột ngọt và gia vị khác với nước sôi. Sau đó mới trộn đều với món ăn

6.4. Tránh dùng kèm với món chua

Tránh dùng bột ngọt với những món chua có nhiều axit như món nộm, nem chua, cà muối, dưa muối,… Bởi vì chúng có thể tạo ra phản ứng hóa học dẫn đến các hợp chất khác gây ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe người dùng.

dị ứng bột ngọt

Không dùng bột ngọt kèm các món chua

6.5. Dùng bột ngọt với lượng vừa phải

Rất nhiều người quan niệm rằng nêm nhiều bột ngọt sẽ khiến món ăn càng đậm vị và ngon miệng hơn. Thói quen này sẽ gây ra tình trạng dư thừa bột ngọt nạp vào cơ thể chúng ta trong một ngày. Do đó, hãy nêm nếm bột ngọt ở mức vừa phải. Tránh không nên dùng quá 6 gram bột ngọt mỗi ngày để tránh tác hại cho sức khỏe.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin về tình trạng dị ứng bột ngọt. Hiện tình trạng này vẫn chưa có giải pháp điều trị dứt điểm. Vì thế tốt nhất người dùng nên chủ động điều trị và phòng tránh. Nhưng tốt nhất vẫn nên sử dụng với lượng vừa phải. Tham khảo thêm nhiều bài viết khác được cập nhật nhiều nhất tại Elipsport.vn nhé!

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Say bột ngọt là gì?
Bột ngọt là một thực phẩm phụ gia để tăng hương vị món ăn. Tình trạng này có thể gặp phải ở mọi đối tượng và không phân biệt tuổi tác hay giới tính. Khi mắc phải người dùng sẽ thường bị rối loạn tiêu hóa, da mặt sưng phồng,...
Nguyên nhân bị say bột ngọt là ăn quá nhiều bột ngọt, ăn bột ngọt giả,...
Triệu chứng dị ứng bột ngọt thường rất dễ nhận biết thông qua các triệu chứng đặc trưng. Nó sẽ rất dễ xuất hiện ở bề mặt da và đường hô hấp. Ví dụ như đau nhức, mệt mỏi, nổi mề đay,...
Tình trạng dị ứng bột ngọt thật ra sẽ không quá nguy hiểm. Vì thế người bệnh không cần quá lo lắng nếu gặp triệu chứng trên. Các biểu hiện có thể tự biến mất sau 2-3 tiếng nếu người bệnh không sử dụng thêm bột ngọt.
Khi món ăn đang ở nhiệt độ cao thì không thêm bột ngọt bởi vì nhiệt độ có thể làm biến chất các thành phần khác trong bột ngọt và gây dị ứng. Do đó, cần kiểm soát nhiệt độ, nêm nếm khi nước sôi ở 70-90 độ C là tốt nhất.