Một trong những loại virus khá phổ biến ở cơ thể con người là EBV. EBV virus gây bệnh gì? Nguyên nhân gây lây nhiễm EBV là gì? Những thông tin được chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn biết cách phòng tránh nhiễm EBV.
Virus EBV có tên gọi đầy đủ là Virus Epstein-Barr (EBV) hay còn gọi là herpes virus ở người 4 (HHV-4). Đây là một trong 8 loại virus thuộc nhóm Herpes. Virus này là một nguyên nhân gây nên nhiều căn bệnh liên quan đến bạch cầu và ung thư. Trang bị cho bản thân kiến thức đầy đủ về EBV virus sẽ giúp bạn biết cách phòng tránh bệnh.
1. Khái niệm: EBV virus là gì?
Virus EBV là bệnh gì? Epstein-Barr Virus (EBV) được mệnh danh là virut gây bệnh phổ biến ở người. Các nhà khoa học đã phát hiện ra DNA của EBV trong máu là một trong các nguyên nhân gây bệnh bạch cầu đơn nhân (mononucleosis). Ngoài ra, loại virus này cũng có liên quan đến một số căn bệnh ung thư đặc thù như u lympho Burkitt, u lympho của hệ thần kinh trung ương, u lympho Hodgkin, ung thư biểu mô vòm họng, ung thư dạ dày, tình trạng liên quan đến virus gây suy giảm miễn dịch ở người như HIV/AIDS.
Epstein-Barr Virus (EBV) là 1 trong 8 loại virus thuộc nhóm Herpes
EBV là loại virus được cho là có liên quan đến hơn 200.000 trường hợp mắc ung thư mỗi năm. Người bị nhiễm loại virus này cũng có nguy cơ cao bị mắc các bệnh tự miễn, nhất là hội chứng dermatomyositis, Sjogren lupus ban đỏ hệ thống, bệnh đa xơ cứng và viêm khớp dạng thấp.
2. Nguyên nhân nào gây nhiễm EBV virus?
EBV virus được nghiên cứu là khá phổ biến. Loại virus này có mặt ở khắp mọi nơi. Có đến 90% dân số nhiễm EBV ở dạng không gây nhiễm trùng. Trái lại, nếu ở dạng nhiễm trùng thì virus có thể gây triệu chứng nhẹ, gia tăng sự phát triển của nhiều căn bệnh ung thư như ung thư vòm họng, ung thư dạ dày, ung thư hạch bạch huyết…
Nguyen nhan nhiem virus EBV là lây qua đường nước bọt và chất bài tiết đường sinh dục ở người bệnh. Nếu như bạn hôn nhau, dùng chung đồ ăn uống, quan hệ tình dục đường miệng với người nhiễm EBV thì sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh. Người nhiễm EBV có thể lây cho trẻ nhỏ nếu như hôn vào miệng bé.
EBV lây truyền qua đường nước bọt và chất bài tiết sinh dục
3. Dấu hiệu bị nhiễm virus EBV
Tùy thuộc vào độ tuổi bị nhiễm EBV mà các triệu chứng sẽ khác nhau.
- Ở trẻ em: Hầu như không có dấu hiệu cụ thể khi nhiễm EBV.
- Ở người lớn: Người mắc bệnh thường có nhiều triệu chứng tương tự như bị cảm lạnh. Những bệnh nhân bị nhẹ thì thường có dấu hiệu chán ăn, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng, đau đầu. Người có hệ thống miễn dịch kém thì mắc phải triệu chứng nặng hơn, ví dụ như sốt cao kéo dài, amidan bị phù nề, nổi hạch ở cổ và nách, gan và lách phình to,...
Nếu nhiễm EBV không được phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm là vỡ lá lách. Chưa kể, bệnh nhân có thể đối mặt với nhiều biến chứng khác của nhiễm EBV virus như vàng da, sưng họng, viêm tụy, phát ban, viêm não, co giật...
Đối với những người bệnh suy giảm miễn dịch thì EBV có thể có liên quan đến một số dạng ung thư hiếm gặp như ung thư vòm họng, ung thư hạch bạch huyết, ung thư dạ dày…
4. Giải đáp: Virus EBV gây bệnh gì?
Bệnh bạch cầu đơn nhân
EBV là một nguyên nhân gây nên chứng bệnh bạch cầu đơn nhân (mononucleosis). Sau khi nhiễm virus, ở trẻ em thường không phát hiện triệu chứng. Có khoảng 30 đến 50% thiếu niên và người trưởng thành mắc bạch cầu đơn nhân (mononucleosis). Triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện từ 4 đến 6 tuần sau khi bị nhiễm virus.
Các triệu chứng nhiễm bệnh bạch cầu đơn nhân do EBV
Các triệu chứng thường gặp khi nhiễm bệnh bạch cầu đơn nhân là:
- Khó chịu, mệt mỏi, sốt, đau đầu
- Viêm họng
- Yếu và đau cơ
- Sưng hạch ở nách và cổ, sưng amidan
- Nổi mẩn đỏ, phát ban
- Lá lách to, sưng gan.
Đa phần các bệnh nhân sau khi mắc bệnh sẽ dần khỏe lên sau khoảng 2 đến 4 tuần. Mặc dù vậy, một số người bệnh vẫn sẽ thấy mệt mỏi sau vài tuần nữa. Các triệu chứng bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng đôi khi có thể kéo dài đến 6 tháng hoặc lâu hơn.
Một số trường hợp mắc bệnh bạch cầu đơn nhân thường xảy ra biến chứng. Nếu phát hiện các triệu chứng sau thì người bệnh cần đi khám bác sĩ ngay lập tức:
- Đột nhiên bị đau nhói bên trái bụng thì có thể lá lách xảy ra vấn đề
- Nước tiểu ít là dấu hiệu của tình trạng mất nước
- Khó nuốt hoặc khó thở.
Một số căn bệnh khác
Ở các trường hợp bị suy giảm miễn dịch thì EBV có thể liên quan đến một số dạng ung thư đặc biệt. Chúng có thể kể đến như u lympho Hodgkin, u lympho Burkitt, u lympho của hệ thần kinh trung ương, ung thư dạ dày, ung thư biểu mô vòm họng cùng các tình trạng liên quan tới virus HIV/AIDS.
Nhiễm EBV còn khiến người bệnh có nguy cơ cao mắc các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, hội chứng Sjögren (bệnh lý tự miễn liên quan đến tuyến ngoại tiết trong cơ thể gây khô niêm mạc, miệng, phổi), dermatomyositis, bệnh đa xơ cứng.
Trẻ em có thể bị tiêu chảy, nhiễm trùng tai. Hội chứng Guillain - Barre (viêm đa dây thần kinh cấp tính) cũng có liên quan đến tình trạng nhiễm virus EBV.
5. Làm thế nào để phát hiện nhiễm EBV virus?
Bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm nếu nghi ngờ bệnh nhân nhiễm EBV
Bệnh nhân khi đến một cơ sở y tế uy tín hoặc bệnh viện khám bệnh thường sẽ được các bác sĩ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm nhằm phát hiện EBV virus khi:
- Bệnh nhân có triệu chứng và dấu hiệu của đau nhức mỏi cơ, sốt phát ban, amidan viêm sưng phủ giả mạc vàng, trắng, sưng hạch bạch huyết...
- Bác sĩ muốn xác nhận xem bệnh nhân có đang mắc bệnh hay không.
- Mẹ bầu xuất hiện triệu chứng giống như mắc bệnh cúm và bác sĩ muốn xem các triệu chứng đó có phải do nhiễm EBV hay do các vi sinh vật khác như Herpes Simplex, CMV, Toxoplasma gondii, Rubella...
- Người bệnh có nghi ngờ tiếp xúc với nước bọt hoặc dịch tiết sinh dục của người bị nhiễm EBV.
- Bệnh nhân có nghi ngờ bị tái nhiễm virus với EBV VCA IgG tăng.
6. Cách điều trị và phòng tránh nhiễm EBV
Hiện nay, người ta vẫn chưa điều chế ra thuốc điều trị đặc hiệu chống lây nhiễm EBV. Vấn đề chữa trị tình trạng nhiễm EBV hiện nay chủ yếu là uống nhiều nước, nghỉ ngơi, khắc phục các triệu chứng. Bệnh nhân cần tránh hoạt động thể thao hoặc lao động nặng.
Cần có lối sống lành mạnh để phòng tránh virus EBV
Để phòng tránh tác hại của EBV virus, người bệnh hãy:
- Thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh và hợp vệ sinh.
- Tăng cường sức đề kháng bằng cách xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, điều độ, tập luyện thể dục thể thao hàng ngày.
- Thường xuyên sát khuẩn vùng họng với các dung dịch kiềm.
- Điều trị chứng viêm mũi họng thông thường đúng theo chỉ định của thầy thuốc.
EBV là loại virus khó phát hiện sớm. Nguyên nhân là các triệu chứng gây bệnh thường mờ nhạt khiến bệnh nhân dễ nhầm lẫn với những bệnh lý thông thường. Bạn hãy kiểm tra sức khỏe định kỳ để bác sĩ sớm phát hiện các bất thường trong cơ thể để xử lý kịp thời.
Epstein-Barr Virus khá phổ biến ở người. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về EBV virus. Bạn hãy quan tâm lắng nghe cơ thể mình nhiều hơn để sớm phát hiện và điều trị bệnh. Chẩn đoán và chữa trị sớm sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng nặng hơn. Vì chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu cho EBV nên mỗi người hãy chú ý tự phòng ngừa nhằm bảo vệ cơ thể.
Elipsport luôn tạo dựng nên một nền tảng sức khỏe tốt nhất cho người Việt với các thiết bị chăm sóc sức khỏe tại nhà như: may chay bo, ghế massage toàn thân, xe đạp tập thể dục. Mong muốn của chúng tôi là giúp đất nước trở nên giàu mạnh hơn, giảm thiểu bệnh tật và cuộc sống tươi vui thành công hơn đến với mọi người. Hy vọng bạn đã có trải nghiệm thú vị cùng những kiến thức bổ ích trên website của Tập đoàn thể thao Elipsport.

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”