Ho ra máu là một tình trạng bệnh lý vô cùng phổ biến ở những người mắc các bệnh lý về hô hấp cấp. Vậy bệnh lý này là như thế nào? Nó có nguy hiểm không? Hãy cùng Elipsport tìm hiểu ngay sau đây.
Ho ra máu là gì?
1. Tổng quan về ho ra máu
1.1. Ho ra máu là như thế nào?
Ho ra máu là tình trạng người bệnh ho nặng và khạc ra máu từ miệng. Đây là một triệu chứng vô cùng nguy hiểm, là một tình trạng bệnh lý thường gặp ở các bệnh về đường hô hấp hay phế quản...
Đây là triệu chứng cảnh báo nguy hiểm của nhiều loại bệnh, nhất là các loại bệnh về hô hấp. Tình trạng này không thể xem thường vì trong nhiều trường hợp nó xem như một trường hợp khẩn phải cấp cứu nội khoa, nếu không điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm cho người bệnh, để lại nhiều hệ lụy cũng như biến chứng vô cùng nặng nề.
1.2. Nguyên nhân gây ho ra máu
Vậy, ho ra máu xuất phát do đâu? Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh. Vì thế mà trước tiên, chúng ta cần xác định rõ nguồn gốc cũng như nguyên nhân gây ra tình trạng này, để từ đó mà có được các phương pháp chữa trị kịp thời.
Tình trạng ho ra máu có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Người bị lao phổi:
Lao phổi là một căn bệnh về đường hô hấp đặc trưng và rất phổ biến hiện nay, và đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến người bệnh bị ho ra máu, vì thế mà những người mắc bệnh lao phổi thường rất hay ho ra máu. Thời gian ủ bệnh của lao phổi cũng rất lâu. Vậy nên cũng khó mà có thể xác định sớm mầm bệnh.
Người bị lao phổi rất dễ ho ra máu
- Người bị giãn phế quản:
Đây là triệu chứng của những bệnh nhân mắc bệnh phế quản nhưng không điều trị dứt điểm dẫn đến tình trạng giãn phế quản. Từ đó dẫn đến tình trạng phế quản không tái tạo được cấu trúc đường thở và không còn tính đàn hồi như trước. Đường thở bị tổn thương nghiêm trọng gây ra hiện tượng ho có máu.
- Người bị ung thư phổi:
Ung thư phổi là một căn bệnh ung thư vô cùng nguy hiểm do hút thuốc lá. Bệnh này thường khó phát hiện, nhưng có khả năng bùng phát rất nhanh cho đến khi phát hiện thì tình trạng bệnh đã ở giai đoạn cuối. Vì thế mà những người hay hút thuốc lá có tình trạng ho ra máu thì đến ngay với các cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.
- Người bị nhiễm trùng đường hô hấp gây ra:
Đường hô hấp là nơi khởi nguồn của tình trạng ho ra máu. Khi đường hô hấp của bạn có vấn đề và máu khó mà lưu thông được ở hệ hô hấp nên gây ra hiện tượng ứa tắc vùng viêm nhiễm. Gây ức chế và dẫn đến tình trạng này.
2. Các cấp độ ho ra máu
2.1. Ho ra máu nhẹ
Trường hợp ho ra máu nhẹ không được xếp vào tình trạng nguy hiểm cần cấp cứu nên bạn cũng không cần quá lo lắng. Có thể tình trạng này sẽ báo hiệu cho việc khởi phát bệnh giai đoạn đầu. Vì thế mà ta cũng có thể sớm phát hiện bệnh và có được những biện pháp chữa trị kịp thời.
Ho ra máu nhẹ thường ho ra đờm hoặc nước bọt có lẫn máu trong đó. Lượng máu không nhiều, nhỏ hơn 50ml/ngày. Vì vậy. ta vẫn có thể xử lý tình trạng này ngay tại nhà như:
- Nghỉ ngơi tại nhà, dùng gối cao để nằm để lượng máu lưu thông dễ dàng hơn.
- Có thể dùng thuốc an thần để giảm lượng máu và cầm ho hiệu quả
- Ăn những thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa như: Cháo, súp, phở…
- Ăn nhiều trái cây và bổ sung nước thường xuyên, tránh tình trạng bị thiếu nước.
- Không dùng những đồ kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá…
Ho ra máu có 3 cấp độ chính
Nếu tình trạng ho ra máu giảm đi đáng kể hay hết hoàn toàn thì bạn cũng đừng nên chủ quan mà hay đến ngay các cơ sở y tế để xét nghiệm xem đã khỏi hẳn và chấm dứt hoàn toàn chưa nhé. Đôi khi tình trạng bệnh chỉ tạm dừng và nguy cơ có thể bùng phát trở lại đấy.
2.2. Ho ra máu trung bình
Tình trạng ho ra máu trung bình là tình trạng có lượng máu nhiều hơn mức độ nhẹ. Thường thì lượng máu trung bình sẽ từ 50 - 200 ml/ngày. Thường thì với những trường hợp này cần đưa người bệnh đến các cơ quan y tế hay các bệnh viện để có thể điều trị kịp thời.
Tình trạng ho ra máu trung bình có thể xếp vào tình trạng nguy hiểm. Việc ho ra máu dẫn đến mất máu nhiều, tình trạng tuần hoàn máu bị suy giảm, thở gấp gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Vì vậy, khi gặp tình trạng này, hãy đưa người bệnh đi cấp cứu càng sớm càng tốt.
2.3. Ho ra máu nặng
Ho ra máu nặng là tình trạng nguy kịch và có khả năng nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Thông thường, tình trạng này ở mức độ nặng thì lượng máu ho ra mỗi ngày sẽ là trên 200ml/ngày.
Bệnh nhân ho ra máu nặng nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ rất dễ dẫn đến tử vong. Vì vậy, việc đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế hay bệnh viện là một điều vô cùng cấp bách để có một phương án chữa trị và cấp cứu kịp thời.
3. Điều trị ho ra máu như thế nào?
Ho ra máu quả thực là một tình trạng không nên chủ quan và xem thường nó. Trong những trường hợp nhẹ thì bạn hoàn toàn có thể điều trị tại nhà. Nhưng những trường hợp mắc bệnh ở mức độ trung bình và nặng thì cần phải đưa ngay đến các cơ sở y tế để chẩn đoán và điều trị sao cho kịp thời.
Vậy điều trị tình trạng này như thế nào thì hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Nguyên tắc điều trị ho ra máu
- Cần đảm bảo lượng oxy cung cấp cho cơ thể bệnh nhân được đầy đủ khi nằm viện. Đặc biệt là với người ho nhiều và bị khó thở thì việc cung cấp oxy kịp thời là vô cùng quan trọng.
- Người bệnh cần được nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng đầy đủ để cơ thể có thể hồi sức nhanh chóng. Nếu bệnh nặng thì người bệnh cần nằm trong phòng hồi sức để điều trị.
- Cầm máu nhanh, kịp thời và kết hợp với quá trình điều trị bệnh sao cho hiệu quả.
Bệnh nhân ho ra máu cần nghỉ ngơi đầy đủ
Uống thuốc gì khi bị ho ra máu?
Vậy, ho ra máu thì uống thuốc gì để có thể cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả? Sau đây sẽ là những loại thuốc phổ biến nhất dùng cho người bị bệnh:
- Đối với ho ra máu thì cần phải bổ sung một lượng vitamin K cho người bệnh. Nhất là đối với những người bệnh bị thiếu hàm lượng vitamin K trầm trọng.
- Bổ sung tiểu cầu cho những người bệnh bị giảm hoặc thiếu tiểu cầu trong máu.
- Truyền huyết tương trong những lúc nguy kịch và nguy hiểm nhất.
- Sử dụng thuốc giảm ho để có thể cầm cố tình trạng ho mạnh hay ho liên tục. Khi tình trạng ho giảm thì ho ra máu cũng sẽ được giảm thiểu rất nhiều. Có thể dùng một số loại thuốc cầm ho như Terpin codein, Neo Codion…
- Sử dụng một số loại thuốc giúp tăng sức đề kháng cho thành mạch như Menadione, Adreno Xem, Adona…
- Dùng thuốc cầm máu Tranexamic Acid đối với tình trạng bệnh nhân bị ra máu nhiều mất kiểm soát.
Trong trường hợp mà bệnh nhân ho ra máu đang sử dụng loại thuốc khác thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi có ý định dùng loại thuốc mới nào. Vì nếu sử dụng 2 loại thuốc với nhau sẽ gây ra những phản ứng cũng như tác dụng phụ cho cơ thể.
Bệnh nhân nên thực hiện các bước cũng như dùng thuốc theo yêu cầu của bác sĩ để việc điều trị có hiệu quả. Nếu tự ý ngừng uống, đổi thuốc hay sử dụng phương pháp điều trị khác sẽ dẫn đến những hậu quả không thể lường trước được
Can thiệp ngoại khoa được sử dụng khi bị ho ra máu
Phương pháp can thiệp ngoại khoa là phương pháp cấp cứu khi mà áp dụng những biện pháp khác nhưng không hiệu quả. Sự can thiệp ngoại khoa là một phương pháp cấp cứu rất hiệu quả trong việc điều trị ho ra máu.
Hơn hết, phương pháp này là một trong những biện pháp cao nhất để có thể cầm máu và cấp cứu cho những bệnh nhân bị ho ra máu nặng hay đang nguy kịch. Từ đó, dễ dàng cầm máu cho người bệnh nhanh chóng và hiệu quả nhất. Sự can thiệp ngoại khoa bao gồm 2 phương pháp đó là: Soi phế quản ống mềm và Phẫu thuật cấp cứu.
Can thiệp ngoại khoa với trường hợp ho ra máu nặng
Sự can thiệp ngoại khoa có sử dụng phương pháp Soi phế quản ống mềm. Sử dụng Soi phế quản ống mềm để bước đầu có thể nhận định xem trong hệ hô hấp có dị vật hay trong tình trạng nào. Từ đó mà có thể chẩn đoán bệnh và đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả. Với phương pháp này thì cần đến bác sĩ có trình độ chuyên môn, máy móc kỹ thuật hiện đại, công nghệ cao.
Tiếp theo đó là Phẫu thuật cấp cứu. Với phương pháp này thường áp dụng cho những bệnh nhân đang mất máu quá nhiều, nguy kịch đến tính mạng. Vì thế mà đây được xem là phương pháp can thiệp ngoại khoa hiệu quả nhất hiện nay.
Điều trị ho ra máu bằng Đông y
Ngoài các phương pháp của Tây y thì phương pháp Đông y cũng được xem như là một phương pháp vô cùng hiệu quả trong việc điều trị tình trạng ho ra máu.
Trong Đông y, ho ra máu xuất phát từ tình trạng ứ tắc mạch máu, có các tổn thương gây xuất huyết ở đường hô hấp. Và nguyên nhân chính của tình trạng bệnh lý này đó là viêm phế quản. Từ đó mà có thể đưa ra nguyên tắc điều trị đó là cần giải quyết các tình trạng như ứ tắc mạch máu, chữa lành các tổn thương trong hệ hô hấp và điều trị viêm phế quản.
Điều trị ho ra máu với phương pháp Đông y
Ở đây, để có được những phương thuốc tốt và phù hợp thì người bệnh cần phải đến các phòng khám hay nhà thuốc y học cổ truyền để khám và chẩn đoán tình trạng bệnh. Từ đó mà đưa ra những phương thuốc hợp lý.
Để điều trị ho ra máu, phía Đông y thường dùng những loại thảo dược quý như: Bách bộ, Trần bì, Kim ngân hoa, Kinh giới, La bạc tử, Tang bạch bì…
Qua đó, có thể thấy tình trạng ho ra máu là cực kỳ nguy hiểm. Tuy nhiên vẫn có người xem nhẹ tình trạng này dẫn đến những hệ lụy không đáng có. Việc điều trị ho ra máu hiện nay cũng rất hiệu quả. Hơn hết, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp Đông - Tây y kết hợp để tình trạng bệnh được cải thiện nhanh hơn.
Chăm sóc hệ hô hấp bằng thói quen tập thể dục và thư giãn mỗi ngày.
Đến với Elipsport để mua sắm các dụng cụ tập luyện và chăm sóc sức khỏe chất lượng:
- Máy chạy bộ điện: https://elipsport.vn/may-chay-bo-dien/
- Xe đạp tập thể dục tại nhà: https://elipsport.vn/xe-dap-tap-the-duc/
- Ghế massage toàn thân: https://elipsport.vn/ghe-massage/
Hy vọng những thông tin mà bài viết chia sẻ trên website https://elipsport.vn/ sẽ hữu ích với bạn trong quá trình tìm hiểu và chăm sóc sức khỏe tại nhé!

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”