Ngâm chân cho bé hoàn toàn không giống với người lớn. Cần cẩn trọng trong việc ngâm chân cũng như một số lưu ý không thể bỏ qua từ chia sẻ bác sĩ trong bài viết này để mang tới hiệu quả tốt nhất. Đồng thời, loại bỏ những sai lầm mà rất nhiều phụ huynh đang mắc phải khi ngâm chân cho trẻ.
Vào mùa thu đông, nhiều trẻ nhỏ bị cảm lạnh, ho liên tục, ngoài việc dùng thuốc để giảm các triệu chứng cảm, nhiều người lựa chọn biện pháp ngâm chân. Ngâm chân được biết đến có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, đẩy nhanh quá trình lưu thông máu. Đồng thời giúp cơ thể sinh nhiệt, giúp tình trạng ho, cảm được cải thiện. Thế nhưng, không phải tất cả trẻ nhỏ đều phù hợp để ngâm chân.
Trẻ nhỏ ngâm chân trong nước ấm
1. Có nên ngâm chân cho bé không?
Rất nhiều bác sĩ cho biết, trẻ nhỏ dưới 6 tuổi không nên ngâm chân. Lý do là bởi trong 5 năm đầu đời, vòm bàn chân của bé chưa hình thành, xương và khớp rất đàn hồi. Nước nóng thường được dùng để ngâm bàn chân cho trẻ nhỏ khiến dây chằng bàn chân sẽ bị lỏng ra, không tốt cho sự phát triển và duy trì vòm bàn chân, dễ gây bỏng dây chằng ở lòng bàn chân và tạo thành bàn chân bẹt.
Bàn chân bẹt sẽ hạn chế khả năng vận động của bé. Khi bé tập đứng, tập đi thì các khuyết tật về khả năng này sẽ ngày càng nổi rõ. Trẻ mệt mỏi hơn những trẻ khác khi đi và đứng, bắp chân dễ bị đau và sưng. Trong trường hợp nặng, trẻ có thể cảm thấy khó chịu ở khớp gối và thắt lưng. Do đó, tư thế đi của trẻ không ổn định và bàn chân có xu hướng bị mềm sau khi vận động.
Ngoài việc dễ gây bẹt chân, ngâm chân còn có nguy cơ gây bỏng nước cho bé. Lý do là bởi cảm nhận về nhiệt độ của trẻ sơ sinh khác với người lớn. Người lớn cảm thấy nước hơi nóng. Nhưng đối với trẻ vốn đã rất nóng. Trẻ lại không thể hiện tốt nên phụ huynh không nhận ra, rất dễ làm bỏng vùng da non. Ngay cả khi bé có thể chịu đựng được nhiệt độ ban đầu, việc ngâm chân trong thời gian dài có thể khiến bé bị bỏng do nhiệt độ thấp.
Chính vì vậy, cần phải khẳng định, trẻ từ 6 tuổi trở nên mới được ngâm chân. Và cách ngâm chân cũng không thể giống người lớn mà cần phải lưu ý một số điều sau đây.
Không ngâm chân cho trẻ dưới 6 tuổi
2. Hướng dẫn ngâm chân cho bé đúng cách
- Nhiệt độ nước ngâm chân: Ngâm chân cho trẻ nhỏ dù là vào mùa đông cũng chỉ nên giữ nhiệt độ nước ở mức 30 - 40°C. Nếu trẻ khóc hoặc không chịu rửa chân, hãy hạ nhiệt độ thích hợp.
- Khối lượng nước: Khi rửa chân, lượng nước bao phủ toàn bộ bàn chân của bé.
- Thời gian ngâm chân: Thời gian ngâm chân dành cho trẻ nhỏ không được quá lâu, chỉ nên ngâm 3-5 phút. Thời gian lâu nhất phải dưới 15 phút. Một tuần chỉ ngâm chân tối đa 3-4 lần, không nên nhiều hơn.
- Sau khi ngâm chân: Phụ huynh dùng khăn khô lau khô cho bé, có thể xoa chân và thoa dầu dưỡng da đúng cách, bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Ngâm chân đúng cách
3. Tác dụng của việc ngâm chân cho bé
- Giảm các triệu chứng mệt mỏi, khó chịu cho trẻ nhỏ đang bị cảm, ho.
- Giúp tăng tốc độ lưu thông máu và giúp trẻ ngủ ngon hơn.
- Cải thiện khả năng miễn dịch và nâng cao khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể trẻ nhỏ.
- Giải tỏa căng thẳng cho trẻ.
- Tăng tốc độ giải độc trong cơ thể trẻ.
Cần lưu ý: Một số phụ huynh tìm kiếm cách ngâm chân cho bé khỏi ho. Theo tư vấn từ chuyên gia, ngâm chân với thảo dược thực sự có tác dụng trị ho. Nhưng để ngâm chân có thể phát huy công dụng này thì cần phải ngâm trong 30 phút. Trong khi đó, nhưng đã trình bày ở trên, trẻ nhỏ không nên ngâm chân quá 15 phút. Cũng vì lý do này mà ngâm chân không có tác dụng trị ho nhanh chóng, tức thì cho trẻ nhỏ. Khi trẻ bị ho, phụ huynh nên áp dụng cách sau đây để giảm triệu chứng ho và mệt mỏi cho trẻ.
4. Chăm sóc chân cho trẻ đúng cách
4.1. Massage chân cho bé
Sau khi rửa chân cho bé bằng nước ấm, bạn có thể dành vài phút để massage phần dưới bàn chân cho bé. Nên massage nhẹ nhàng, không dùng lực quá mạnh, có thể bắt đầu từ gót chân của bé và thực hiện lên phía các ngón chân. Điều này không chỉ giúp đả thông kinh mạch, đẩy nhanh quá trình lưu thông máu cho trẻ. Mà còn giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của dây thần kinh chân của bé. Lưu ý nhiệt độ phòng trong quá trình massage nên giữ ở mức 25 - 28°C.
Massage chân cho trẻ
4.2. Thường xuyên làm khô chăn - ga - gối - đệm
Sau khi chăn được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hàm lượng không khí trong chăn tăng lên và trở nên bông xốp, giúp cải thiện khả năng giữ ấm. Cho bé đắp chăn bông, cơ thể, bàn tay và bàn chân sẽ cảm thấy ấm áp và dễ chịu. Thời gian phơi chăn bông tốt nhất là từ 11 giờ sáng đến 2 giờ chiều, không nên để quá lâu.
4.3. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Được hấp thụ chế độ dinh dưỡng tốt, bé có thể tự nhiên chống lại sự tấn công của cảm lạnh, tay chân cũng ấm dần lên. Bổ sung hợp lý một số thực phẩm giàu đạm, béo, đường, vitamin và các nguyên tố vi lượng trong khẩu phần ăn của trẻ như ngô, khoai lang, sữa, thịt, cá, lòng đỏ trứng, gan động vật, các loại hạt, cà rốt, rau cải,...
4.4. Thể thao ngoài trời
Khi thời tiết đẹp, việc đưa bé đi chơi ngoài trời không chỉ có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh nhiệt của cơ thể, nâng cao khả năng chống lạnh cho bé. Mà còn giúp lưu thông máu dưới da và làm ấm chân tay trẻ.
Tăng sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng và vận động phù hợp
Tóm lại, ngay cả khi trời lạnh vào mùa đông, đừng ngâm chân cho bé như người lớn. Hãy rửa chân cho trẻ bằng nước ở nhiệt độ thích hợp, sau đó lau khô. Bạn có thể massage đúng cách để cải thiện chất lượng giấc ngủ của trẻ và phát triển thể chất tốt.
Xây dựng thói quen tập thể dục và chăm sóc sức khỏe mỗi ngày cho trẻ cùng với sản phẩm đến từ Tập đoàn thể thao Elipsport:
- Máy chạy bộ điện: https://elipsport.vn/may-chay-bo-dien/
- Xe đạp tập thể dục tại nhà: https://elipsport.vn/xe-dap-tap-the-duc/
- Ghế massage toàn thân: https://elipsport.vn/ghe-massage/
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh và đừng quên đón đọc những bài viết mới nhất tại https://elipsport.vn/ nhé!

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”