Tổng đài miễn phí: 1800 6854 Trạng thái giao hàng Kiểm tra bảo hành
  • 1800 6854

Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì cảnh báo điều gì?

Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì là một vấn đề khá phổ biến nhưng các cô gái tuổi mới lớn không cần quá lo lắng. Tuy vậy, trong một số trường hợp, nó có thể cảnh báo dấu hiệu bệnh lý. Trọn bộ thông tin về dấu hiệu, nguyên nhân, cách khắc phục kinh nguyệt không đều có trong bài viết này.

Bước sang tuổi dậy thì, hầu hết những vấn đề phổ biến nhất khiến những bé gái lo âu đều liên quan tới kinh nguyệt. Ngoài việc phải nhận biết những triệu chứng tiền kinh nguyệt, làm quen với những cơn đau bụng, đau lưng, chuột rút trong thời kỳ hành kinh. Nhiều bé gái còn e ngại khi chu kỳ kinh nguyệt của mình trở nên bất thường. Vậy rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là gì và cách khắc phục như thế nào. Cùng tìm hiểu.

Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì

Kinh nguyệt không đều khiến nhiều cô gái tuổi dậy thì lo lắng

1. Cách xác định kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì?

  • Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài chỉ 20 ngày hoặc ngắn hơn con số này. Hoặc 2 chu kỳ kinh nguyệt cách nhau trên 45 ngày. Một chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên xuất hiện máu kinh cho tới ngày cuối cùng trước ngày xuất hiện máu kinh của kỳ kinh tiếp theo. Theo nghiên cứu, trong 2 năm đầu tiên, 90% thời gian chu kỳ kinh nguyệt của tuổi dậy thì sẽ nằm trong khoảng 21 – 45 ngày, mặc dù chu kỳ ngắn dưới 20 ngày và chu kỳ dài hơn 45 ngày có thể xảy ra. Vào năm thứ ba sau khi có kinh nguyệt, 60 – 80% thời gian một chu kỳ kinh nguyệt dài từ 21 – 34 ngày, giống như ở phụ nữ trưởng thành.
  • Thời gian giữa các chu kỳ thay đổi mỗi lần hành kinh. Ví dụ: tháng trước, bé gái có 2 chu kỳ kinh nguyệt cách nhau 21 ngày nhưng tháng sau đó, con số này kéo dài 45 ngày. Và sau đó, lại có thể kéo dài 28 ngày.
  • Nhu cầu thay băng vệ sinh trong ngày hoặc băng vệ sinh vào ban đêm của bé gái cũng thay đổi. Bé gái có thể cần phải thay băng vệ sinh nhiều hơn chu kỳ trước đó, cụ thể là từ 1 - 2 tiếng một lần. Theo phương pháp khoa học thì lượng máu mất trong mỗi kỳ kinh nguyệt trên 80ml là lượng máu kinh tăng nhiều quá mức. 
  • Thời gian chảy máu kinh trong một kỳ hành kinh kéo dài hơn bảy ngày.
  • Chảy máu hoặc ra máu từ âm đạo giữa các kỳ kinh. Điều này có nghĩa là chưa tới kỳ kinh tiếp theo nhưng bé gái có máu kinh chảy ra, chúng có thể khá ít hoặc kéo dài vài ngày. 
  • Thời gian vô kinh (tới tuổi dậy thì nhưng không hành kinh, không ra máu kinh) kéo dài trên 3 tháng hoặc hơn 90 ngày liên tiếp.

điều trị kinh nguyệt không đều

Chu kỳ kinh nguyệt không đầu khi diễn ra quá nhiều, quá ít

2. Nguyên nhân kinh nguyệt không đều ở bé gái

Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới hiện tượng kinh nguyệt không đều là khi buồng trứng của của các bé gái ở tuổi dậy thì không phóng thích trứng. Không rụng trứng khiến kinh nguyệt của bé gái đến muộn hơn hoặc sớm hơn và lượng máu nhiều hơn bình thường. 

Nhưng nguyên nhân kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì phổ biến này không đáng lo. Bởi các bé gái bước vào tuổi dậy thì có kinh nguyệt chưa ổn định và dẫn tới không xảy ra hiện tượng rụng trứng là hết sức bình thường. Ngay cả khi các bé gái lớn hơn như học sinh cấp 3 hoặc đại học, hiện tượng kinh nguyệt không đều này vẫn có thể xảy ra. Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Căng thẳng
  • Bệnh của phụ nữ như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), suy buồng trứng, bệnh tuyến giáp, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh
  • Rối loạn ăn uống
  • Thay đổi trọng lượng
  • Tham dự các cuộc thi thể thao đòi hỏi vận động mạnh
  • Lạm dụng ma túy
  • Rối loạn nội tiết
  • Cấu tạo cơ quan sinh dục của bé gái, ví dụ như cơ thể có vách ngăn âm đạo thẳng đứng hoặc nó có hai lỗ thông với âm đạo và điều này có thể ngăn việc chảy máu theo chu kỳ bình thường.
  • Bệnh mãn tính như rối loạn đông máu (bao gồm bệnh von Willebrand, rối loạn chức năng tiểu cầu và các rối loạn chảy máu khác) hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác (bao gồm suy gan)
  • Một vấn đề nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (ví dụ như bệnh viêm cổ tử cung)
  • Bệnh ác tính (ví dụ: khối u buồng trứng sản xuất estrogen, khối u sản xuất androgen, hoặc u cơ)
  • Tổn thương tử cung

nguyên nhân kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt để xác định kinh nguyệt đều hay không

3. Chẩn đoán kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì

Nếu con gái của bạn đang gặp vấn đề kinh nguyệt không đều và máu kinh nhiều hơn mức bình thường, phải thay băng vệ sinh liên tục, ảnh hưởng tới việc học tập và sinh hoạt của bé thì nên tới khám bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ kiểm tra bệnh sử kỹ lưỡng và thực hành khám vùng chậu để loại trừ khả năng bé gái tuổi dậy thì đang bị rối loạn thai nghén hoặc nhiễm trùng vùng chậu. Trong những trường hợp bé tuổi dậy thì ra máu quá nhiều, xét nghiệm máu Hematocrit có thể được thực hiện nhằm xác định được lượng máu mất.

4. Cách điều trị kinh nguyệt không đều ở bé gái tuổi dậy thì

Trong trường hợp chu kỳ kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì quá ngắn, 2 lần ra máu trong 1 chu kỳ kinh nguyệt, lượng máu kinh quá nhiều thì tuổi dậy thì sẽ mất máu rất nhiều. Bác sĩ có thể đề nghị bổ sung thêm viên uống sắt cho người thiếu máu. Hoặc gia đình có thể chủ động mua viên sắt cho bé gái uống.

Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia Mỹ đã từng tuyên bố rằng, "trẻ em gái từ 14 đến 50 tuổi cần nhiều sắt hơn trẻ em trai và đàn ông ở cùng độ tuổi. Và phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt cao hơn." Cũng theo viện này thì ước tính có 20% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ bị thiếu máu do thiếu sắt.

Ngoài ra, thuốc tránh thai dạng uống hoặc các phương pháp điều trị nội tiết tố khác thường được bác sĩ kê đơn để những cô gái tuổi dậy thì sử dụng. Chúng có tác dụng điều chỉnh hoặc tạm thời ngừng chu kỳ kinh nguyệt.

Ăn uống đủ chất, tập thể dục thể thao như chạy bộ với máy chạy bộ hơn cũng sẽ hữu ích để chu kỳ kinh nguyệt diễn ra đều đặn, giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt cũng như triệu chứng đau nhức trong kỳ kinh nguyệt của tuổi dậy thì.

điều trị kinh nguyệt không đều

Bổ sung sắt nếu chu kỳ kinh nguyệt quá ngắn hoặc lượng máu kinh ra nhiều 

Như vậy, trên đây là trọn bộ thông tin về vấn đề kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì cũng như những biện pháp điều trị. Vào những năm đầu tiên khi có kinh, đây là một hiện tượng phổ biến mà phụ huynh và bé gái không cần quá lo lắng. Nhưng nếu vấn đề ảnh hưởng tới cuộc sống của trẻ thì phụ huynh nên cho vs tới khám bác sĩ để được điều trị đúng cách. 

Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp cải thiện sức khỏe thì có thể truy cập vào website của thương hiệu Elipsport: https://elipsport.vn/ để tìm hiểu về các sản phẩm chất lượng.

Bộ ba sản phẩm bán chạy nhất của thương hiệu bao gồm:

Những thiết bị này chắc chắn sẽ giúp các chị em nhanh chóng sở hữu vóc dáng cân đối và thân hình khỏe mạnh. Hy vọng Elipsport đã mang đến bạn đọc những thông tin hữu ích.

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Cách xác định kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì?
Chu kỳ kinh nguyệt quá ngắn hoặc quá dài (như chia sẻ chi tiết trong bài viế này), 2 lần hành kinh trong 1 chu kỳ, ra máu quá mức (trên 80ml) trong 1 kỳ kinh hoặc vô kinh trên 3 tháng.
Theo nghiên cứu, trong 2 năm đầu tiên, 90% thời gian chu kỳ kinh nguyệt của tuổi dậy thì sẽ nằm trong khoảng 21 – 45 ngày, mặc dù chu kỳ ngắn dưới 20 ngày và chu kỳ dài hơn 45 ngày có thể xảy ra và hoàn toàn bình thường, nhưng cũng có thể cảnh báo bệnh lý như bài viết này chia sẻ.
Tuổi dậy thì vô kinh 3 tháng cho thấy trẻ đang bị kinh nguyệt không đều.
nguyên nhân Kinh nguyệt không đều phần lớn do chu kỳ chưa ổn định, buồng trứng không phóng thích trứng.
Nếu con gái của bạn đang gặp vấn đề chảy máu theo chu kỳ kinh nguyệt không đều và nhiều hơn mức bình thường, phải thay băng vệ sinh liên tục thì nên tới khám bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ kiểm tra bệnh sử kỹ lưỡng và thực hành khám vùng chậu, xét nghiệm máu.
popup-btn3