Bơi bướm là một trong những kỹ thuật bơi quan trọng mà bất cứ người học bơi nào cũng cần phải trải nghiệm. Hãy cùng Tập đoàn thể thao Elipsport tìm hiểu cách bơi bướm đúng kỹ thuật ngay trong bài viết sau đây. Hy vọng từ nay bạn sẽ biết cách thực hiện động tác bơi bướm đúng cách và có thể rèn luyện tập thể dục tại nhà.
1. Bơi bướm là gì?
Bơi bướm tiếng Anh là Butterfly stroke (hay Fly stroke, Dolphin stroke). Đây là kiểu bơi nhanh, đòi hỏi kỹ thuật và thể lực cao hơn bơi sải, bơi ếch hay bơi ngửa. Lý do là bởi bơi bướm phải kết hợp nhịp nhàng chuyển động của cả chân, tay và toàn thân.
Bơi bướm là kiểu bơi mới nhất được đưa vào thi đấu. Nó xuất hiện lần đầu vào năm 1933 và được phát triển từ bơi ếch. Trong bơi bướm, động tác tay đối xứng nhau, hai chân khép sát, uốn lượn đạp nước giống như đuôi cá heo. Bên cạnh đó toàn thân bạn phải kết hợp ngoi lên và lặn xuống. Chuyển động này tạo ra sự uốn lượn nhịp nhàng theo hình sóng.
2. Kỹ thuật bơi bướm đúng cách
Tư thế cơ thể khi tập bơi bướm
Bơi bướm là một kiểu bơi khó. Vì thế đương nhiên những tư thế của kiểu bơi này cũng không dễ thực hiện. Khi học bơi bướm, bạn hãy nhớ câu “Vai xuống, hông nhô cao - Vai cao, hông hạ thấp”. Đó chính là nguyên tắc thực hiện kiểu bơi này. Khi bơi bạn hãy đảm bảo thực hiện đúng các tư thế động tác. Đồng thời luôn phối hợp nhịp nhàng các động tác tay và chân khi bơi.
Một cơ chế quan trọng mà cơ thể sử dụng khi bơi đó là uốn sóng. Vậy bạn phải uốn sóng như thế nào cho đúng? Cơ thể sẽ được uốn tới trước để di chuyển xuyên qua khối nước chứ không phải lặn tới trước (uốn quá sâu) và cũng không phải di chuyển ở ngay mặt nước (uốn quá cạn hoặc cắt bớt sóng) để tiến về trước. Đó chính là cách bơi bướm đúng kỹ thuật mà bạn cần nắm vững.
Tư thế cơ thể khi bơi bướm
Động tác chân trong kỹ thuật bơi bướm
Cách thực hiện
- Hai chân khép lại với nhau và cùng vận động như một chiếc chân vịt. Động tác chân cần được phối hợp với động tác uốn sóng tự nhiên của cơ thể.
- Bạn bắt đầu động tác này từ hông, đập lên bằng mặt sau của đầu gối. Sau đó đập xuống bằng mặt trước của đầu gối.
- Bạn cần thực hiện động tác đập chân bướm mạnh và dứt khoát khi về sau, cả hai chân phải đập mạnh như nhau.
- Động tác chân kết thúc 1 pha khi chân đập xuống duỗi thẳng hoàn toàn.
Thời điểm thực hiện động tác chân
- Với chân thứ nhất: khi tay vào nước, hông ở vị trí cao hơn đầu và vai. Bạn cần nhớ là hông phải lướt trên mặt nước trong lần đập xuống đầu tiên.
- Với chân thứ hai: khi tay quạt lên, hông cao khi tay di chuyển trên không. Sự phối hợp giữa tư thế “hông cao” và “duỗi thẳng chân” sẽ giúp cơ thể “bay xa” trên bề mặt nước.
Các động tác tay trong kỹ thuật bơi bướm
Để bơi bướm đúng kỹ thuật, ngoài động tác chân bạn cũng cần chú ý đến động tác tay. Theo đó bạn phải quạt tay theo hình chữ Y hoặc lỗ khóa. Cách thực hiện như sau:
- Vào nước: lòng bàn tay hướng ra ngoài. Nếu bạn có sức thì nên vào nước ở vị trí gần trục giữa vai.
- Tỳ nước (quạt ra ngoài): duỗi dài để tay tách ra phía ngoài vai và hướng ngược lên mặt nước. Lưu ý tại vị trí tỳ nước, bạn phải giữ cao cùi chỏ sao cho không nhìn thấy được bàn tay. Lý do là nếu đầu nằm dưới cánh tay sẽ khiến tầm nhìn bị cản trở.
- Quạt vào trong: sau khi động tác đập chân đã chuyển hướng lên bề mặt nước thì mới quạt tay vào trong.
- Quạt lên: thực hiện liên tục động tác quạt lên nhanh dần về sau.
- Vung cánh tay trên không: lúc này cánh tay gần như thẳng và ra khỏi mặt nước. Bên cạnh đó cánh tay hơi gập khi vung qua đầu.
Động tác phối hợp cơ thể trong cách bơi bướm
Để thực hiện chính xác động tác này, bạn chỉ cần nhớ câu “Hông nhô cao khi bàn tay vào nước”. Đó chính là cách tập bơi bướm đúng cách. Bên cạnh đó khi vào nước bạn cần cố gắng để đầu, thân và cánh tay thẳng. Đặc biệt lưng phải thẳng từ đầu đến đốt sống cuối cùng.
Các bước thực hiện động tác bơi bướm
Tư thế đầu khi bơi bướm đúng kỹ thuật
Tư thế đầu có ý nghĩa sống còn, cực kỳ quan trọng khi bạn tập bơi. Trong suốt quá trình bơi bướm, đầu của bạn phải luôn thẳng hàng với thân. Ngoài ra bạn cần chú ý những điểm sau về tư thế khi bơi bướm.
- Hông luôn luôn nhô cao trong nước nhờ sự phối hợp chính xác của đầu, tay và chân.
- Mặt hướng xuống khi tay quạt ra ngoài.
- Khi tay quạt vào trong thì cằm hơi nâng lên đồng thời mắt nhìn về phía trước.
- Khi tay quạt lên (về sau – ra ngoài) thì cằm nhô khỏi mặt nước.
- Khi tay vung ngang vai để tay vào nước thì đầu cúi xuống. Điều này giúp chuyển động sóng của cơ thể được tốt hơn.
Cách thở khi tập bơi bướm
Thở chính là kỹ thuật quan trọng nhất giúp bạn thực hiện tốt mọi động tác khác khi bơi bướm. Việc này đòi hỏi bạn phải kết hợp uyển chuyển, linh hoạt với chuyển động toàn thân.
Cách thở khi bơi bướm:
- Sau mỗi 2 chu kỳ của tay bạn hãy thở một lần bằng cách đưa cằm về trước. Lưu ý rằng nếu bạn nâng người quá cao khi thở sẽ làm mất tư thế của cơ thể.
- Bơi bướm tiêu tốn năng lượng gấp 2 lần so với bơi sải và gấp 4 lần so với bơi ếch. Vì vậy bạn phải học cách thở đúng kỹ thuật để tránh tình trạng đuối sức xảy ra.
Hít thở đúng cách đóng vai trò sống còn trong bơi bướm
3. Những lỗi thường gặp trong kỹ thuật bơi bướm
Bất kỳ ai khi tham gia tập bơi đều sẽ mắc một số sai lầm ban đầu. Bơi bướm là một kiểu bơi khó nhất đòi hỏi người tập luyện phải có nhiều kỹ thuật nâng cao. Các chuyên gia bơi lội đã ghi nhận một số lỗi thường gặp mà mọi người đa số mắc phải khi bơi bướm chính là:
Gập đầu gối quá nhiều
Trong quá trình tập bơi bướm đúng kỹ thuật, đa phần mọi người thường mắc lỗi gập đầu gối quá nhiều. Động tác bơi bướm chỉ yêu cầu người tập hơi co đầu gối lại chứ bạn không cần co quá sâu hay gập đầu gối nhiều lần. Trong trường hợp bạn liên tục gập đầu gối lại thì bạn sẽ gặp vấn đề không thể lướt nhanh, uốn sóng bướm và cả quá trình bơi sẽ diễn ra nặng nề.
Cần chú ý bơi bướm đúng kỹ thuật
Để khắc phục lỗi này, khi bắt đầu bơi bướm, bạn hãy thực hiện những bước đạp chân nhỏ, chậm rãi cho chuẩn kỹ thuật. Khi co chân lên, bạn nên co đồng thời cả phần đùi lên. Việc đạp chân xuống cần thực hiện đồng thời với động tác bật mông lên để tạo thành sóng.
Tay không thể ra khỏi mặt nước
Khi tập bơi bướm, nhiều người đã không thể đưa tay lên khỏi mặt nước. Đây là lỗi do phần vai và lưng quá cứng nhắc, lực chân quá yếu không đủ để đẩy cả thân người lên.
Cách thực hiện để khắc phục lỗi này như sau: Bạn nên khởi động vai nhiều lần trước khi bơi, ép sao cho vai bạn trở nên thật linh hoạt, dẻo dai để tay mở rộng dễ dàng hơn. Tiếp theo, bạn tập uốn sóng bướm với 2 nhịp chân kéo tay sải ở 2 bên, 2 tay để trước đầu. Bạn hãy tập tay nhiều lần tại chỗ để động tác trở nên thuần thục hơn. Bên cạnh đó, bạn hãy tập bơi kiểu chân ếch, tay bướm để có thể vung tay hình cánh bướm cao hơn và dễ dàng ra khỏi mặt nước hơn.
Thiếu động tác uốn sóng thân người
Một trong những lỗi sai cơ bản khi học bơi bướm đúng kỹ thuật chính là bạn không thực hiện động tác uốn sóng thân người. Cách khắc phục lỗi này khá đơn giản, bạn hãy tập động tác chân bướm phía dưới mặt nước khi 2 tay đang ôm dọc thân người. Tiếp đến, bạn tập động tác chân dưới mặt nước khi 2 tay đã duỗi thẳng trên đầu rồi bắt đầu uốn sóng chuyển động của đầu.
Uốn sóng bướm nhưng không bơi đi được
Bơi bướm là kỹ thuật bơi khó
Trong lúc học bơi bướm, một số trường hợp đã gặp phải tình trạng có thể thực hiện uốn sóng bướm nhưng không thể di chuyển đi được. Lỗi này có thể được thực hiện bằng cách: Bạn đứng thẳng với 2 tay giơ cao trên đầu, để phần gối, bụng và ngực ngồi nhẹ xuống, đầu gối đưa ra đằng sau rồi rút về, phần bụng đưa ra phía trước rồi rút bụng về, tiếp theo là ưỡn ngực về phía trước. Thực hiện lần lượt các động tác này nhiều lần để giúp cho vai, tay và lưng của bạn được dẻo dai hơn. Nhờ đó, bạn sẽ bơi được dưới nước với kiểu uốn sóng bướm.
Chỉ đạp được một chân trong mỗi chu kỳ động tác
Nhiều người rơi vào trạng thái bối rối và hoang mang khi chỉ có thể đạp được 1 chân ở mỗi chu kỳ động tác khi tập bơi bướm. Để khắc phục lỗi này, bạn hãy đập chân rồi lướt đi khi bàn tay vào nước, đồng thời giảm độ dài lưới cho những lần sau là sẽ có thể thực hiện đạp nước 2 chân được.
Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu cách bơi bướm đúng kỹ thuật thông qua bài viết này. Ngoài bơi lội, bạn có thể luyện tập các bộ môn khác tại nhà để rèn luyện cơ thể như chạy bộ cùng máy tập chạy bộ hay đi xe đạp với máy tập thể dục đạp xe để có một cơ thể cường tráng, khỏe mạnh. Hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo.
Bơi lội là một môn thể thao tuyệt vời để cải thiện sức khỏe toàn diện. Tuy nhiên, nếu bạn không có bể bơi gần nhà thì sau đây là một số gợi ý giúp bạn rèn luyện và chăm sóc sức khỏe tại nhà.
Xem thêm tại danh mục sản phẩm:
- Máy chạy bộ điện: https://elipsport.vn/may-chay-bo-dien/
- Xe đạp tập thể dục tại nhà: https://elipsport.vn/xe-dap-tap-the-duc/
- Ghế massage toàn thân: https://elipsport.vn/ghe-massage/
Để đón đọc những bài viết cùng chủ đề bạn có thể tham khảo thêm tại website https://elipsport.vn/ nhé!

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”