Lá hẹ có tác dụng gì là một trong những câu hỏi được nhiều người yêu thích. Đây là một loại gia vị gần gũi, liều thuốc quý với sức khỏe mọi người. Vậy công dụng của lá hẹ là gì? Nó có tác hại gì khi dùng nhiều không?
Nếu bạn có ý định tìm kiếm một loại rau vừa ngon vừa giàu dinh dưỡng thì hẹ là một sự lựa chọn không thể nào bỏ qua. Loại cây này đã được trồng từ lâu nhằm mục đích nấu ăn và làm nguyên liệu trong các bài thuốc dân gian. Vậy lá hẹ có tác dụng gì? Lá hẹ có kiêng ăn với gì không?
1. Lá hẹ là lá gì?
Lá hẹ là lá gì?
Cây hẹ là một loại cây thân thảo sống lâu năm, có hương nồng mà ấm của hành và tỏi. Chúng rất dễ trồng, đặc biệt là ở vùng có khí hậu nóng ẩm như nước ta. Hẹ có tên khoa học là Allium odorum L.. Nó còn được gọi với nhiều tên khác nhau như cửu thái, khởi dung thảo… Hẹ thường được dùng nhiều trong các bữa ăn hàng ngày và các vị thuốc dân gian.
Theo khoa học hiện đại phân tích thì 1000 gram hẹ sẽ cung cấp cho ta khoảng 300 calo. Trong đó có 5 đến 10 gram protein, 89 gram vitamin C. Ngoài ra, còn có thêm vitamin B, K cùng các khoáng chất cần thiết khác cho cơ thể như canxi, photpho, sắt…
2. Lá hẹ có tác dụng gì?
2.1. Cải thiện nhận thức
Có thể nói, lá hẹ là nguồn bổ sung cho vitamin B dồi dào. Dưỡng chất này được biết đến là có vai trò tăng cường thêm khả năng nhận thức cho trẻ. Theo đó, chức năng này sẽ đảm bảo trẻ có thể dễ dàng bộc lộ thêm nội tâm. Dễ dàng nhận ra nhu cầu và cảm xúc của người khác, đồng thời cũng đưa ra lập luận, phán đoán đúng đắn cho bản thân.
2.2. Tăng cường thị lực
Ngoài lợi ích trên, công dụng của hẹ còn mang đến cho trẻ đôi mắt sáng tinh anh. Lý do vì bản thân của loại rau này sở hữu được hàm lượng cao vitamin A. Hợp chất này cũng đóng vai trò như một tác nhân oxy hóa giúp bảo vệ mắt và chống lại các tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn.
Không những thế, chất này còn hình thành nên các sắc tố võng mạc để giúp điều tiết và hỗ trợ mắt nhìn được khi thiếu sáng. Hẹ cũng chứa 2 thành phần khác là lutein và zeaxanthin, những dưỡng chất này có thể giúp phòng ngừa nguy cơ thoái hóa điểm vàng hiệu quả.
2.3. Tốt cho xương khớp
Tốt cho hệ xương khớp
Tuy mỏng manh, nhưng bạn sẽ rất bất ngờ khi biết được ăn lá hẹ có tác dụng gì. Hẹ nổi tiếng nhất là khả năng thúc đẩy xương khớp trẻ phát triển. Tất cả là nhờ vào hàm lượng canxi, magie cao cần thiết cho quá trình tạo xương và đảm bảo khớp khỏe mạnh.
2.4. Mát gan
Gan được xem là “tấm khiên” để bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của độc tố qua tiêu hóa. Đồng thời cũng đảm nhiệm được vai trò đào thải chất cặn bã của các quá trình chuyển hóa. Theo đó, một trong những công dụng nổi bật chính là thúc đẩy hoạt động của gan, làm tăng thêm quá trình bài trừ độc tố mạnh mẽ hơn.
Việc tạo thói quen cho trẻ tiêu thụ thường xuyên rau lá xanh như hẹ sẽ cung cấp thêm nguồn vitamin A và C đánh bay các gốc tự do gây hại và tăng cường sức đề kháng cho bé.
2.5. Kiểm soát triệu chứng viêm
Như đã đề cập trước đó, hẹ có chứa các hợp chất từ thực vật. Điều đặc biệt là hầu hết những thành phần này đều có tác dụng chống viêm. Từ đó giúp đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương mà trẻ đang mắc phải. Trẻ nhỏ vốn khá hiếu động và các bé cũng rất dễ gặp những tai nạn và để lại những vết thương khiến trẻ vô cùng khó chịu.
2.6. Tác dụng của hẹ với hệ tiêu hóa
Công dụng này chủ yếu dựa vào khả năng của hẹ giúp loại bỏ các vi khuẩn gây hại trong đường ruột cản trở quá trình tiêu hóa. Theo các chuyên gia, hẹ có thể loại bỏ ít nhất là 30 chủng salmonella. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra suy yếu đường ruột. Nhiều bằng chứng khác cũng cho thấy, hẹ sẽ làm giảm chứng đầy hơi chướng bụng và xoa dịu tình trạng kích thích dạ dày.
3. Lá hẹ kỵ với gì?
Theo kinh nghiệm từ xưa, lá hẹ không nên dùng chung mật ong và thịt bò. Nếu ăn hẹ với lượng lớn, rất có khả năng sẽ bị đau dạ dày. Thực phẩm này chỉ thật sự an toàn khi chúng ta sử dụng với một mức độ vừa phải. Trong quá trình chế biến, tránh kết hợp hẹ với thịt trâu, thịt bò vì chúng sẽ dễ sản sinh các chất độc hại, gây nên tình trạng khó tiêu và bị đau bụng.
Nên dùng hẹ với gì?
Với những thành phần có trong hẹ, chúng rất thích hợp khi chế biến với các loại thịt có hàm lượng B1 cao. Vì vậy hẹ kết hợp với thịt heo sẽ là lựa chọn tốt nhất, bảo đảm được giá trị dinh dưỡng. Những người có tiền sử dị ứng các loại cây cùng họ hẹ như hành lá, hành tây cần thận trọng khi sử dụng vì chúng cũng chứa allicin. Đặc biệt hẹ rất kỵ với những người nào âm suy, bốc hỏa bởi vì theo Đông y lá hẹ có vị cay, tính nhiệt.
4. Các món ăn từ rau hẹ
4.1. Canh lá hẹ với đậu hũ
- Thịt xay ướp qua cùng mắm, ớt, tiêu.
- Đậu phụ cắt thành miếng vừa ăn.
- Cà chua thái nhỏ.
- Hẹ cắt khúc tùy theo sở thích.
- Sau khi chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, bật bếp, cho nồi lên để phi hành thơm.
- Tiếp theo cho thịt vào trong chảo đảo cho săn qua, cho cà chua vào đến khi vừa mềm. Thêm nước để vừa ăn, nước sôi thì thả đậu hũ vào, nêm nếm gia vị.
4.2. Trứng rán lá hẹ
- Lá hẹ rửa sạch, thái lát càng nhỏ thì càng tốt.
- Trứng đập vào bát, thêm mắm, tiêu vừa ăn và đánh nhuyễn.
- Cho lá hẹ vào trong đánh đều đến khi sủi bọt.
- Bật bếp, bắc chảo và đun dầu nóng lên, sau đó cho trứng lá hẹ đánh nhuyễn vào. Dàn đều trứng ra chảo để chín đều. Bạn có thể cuộn lại hay lật mặt trứng tùy thích
- Ăn kèm cơm nóng là thích hợp nhất.
4.3. Cháo hẹ
- Lá hẹ rửa sạch, để ráo rồi cắt khúc dài 1.5 cm.
- Gạo đem vo sạch và nấu cháo.
- Khi được cháo nhuyễn, cho lá hẹ vào đun thêm vài phút , sau đó nêm nếm gia vị để vừa ăn, nên ăn ngay khi còn nóng.
Cháo hẹ nóng hổi hấp dẫn
Hẹ có các tính chất giống hành lá. Vì thế nếu ăn nhiều có thể gây ra kích ứng dạ dày, khó tiêu. Ngoài ra những ai bị dị ứng với các món ăn nồng thì nên lưu ý khi ăn hẹ. Dù bạn biết được lá hẹ có tác dụng gì, tốt cho sức khỏe thế nào thì vẫn nên có chế độ ăn uống hợp lý. Bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều bài viết sức khỏe khác được cập nhật tại elipsport.vn nhé!

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”