Bạn hẳn đã từng nghe về phương pháp sinh thiết trong xét nghiệm y học nhưng lấy sinh thiết có nguy hiểm không? Tác dụng của phương pháp là gì? Thông tin về sinh thiết sẽ được giới thiệu đến bạn qua bài tổng hợp này.
Sinh thiết là một trong các phương pháp xét nghiệm mang lại hiệu quả cao đang được áp dụng phổ biến hiện nay để chẩn đoán các căn bệnh ung thư cùng một số bệnh khác. Nhiều bệnh nhân lại lo lắng không biết lấy sinh thiết có nguy hiểm không nên không an tâm khi thực hiện.
1. Phương pháp kiểm tra sinh thiết là gì?
Kiểm tra sinh thiết
Kiểm tra sinh thiết còn được gọi với cái tên sinh thiết tế bào là một xét nghiệm y khoa thường được tiến hành bằng phẫu thuật để chẩn đoán các căn bệnh ung thư hoặc những trường hợp bị nhiễm khuẩn mà không rõ nguyên nhân.
Sinh thiết được thực hiện bằng cách bác sĩ sẽ lấy một mẫu nhỏ của mô tại bất kỳ vị trí nào trên cơ thể có bệnh trên cơ thể, chẳng hạn như nội tạng, da hoặc một vài nơi khác. Sau đó, người ta sẽ dùng kính hiển vi quan sát để tìm ra tế bào có sự bất thường về cấu trúc hoặc chức năng, từ đó sẽ phát hiện được loại bệnh mà bệnh nhân đang mắc phải. Lấy sinh thiết có nguy hiểm không? Trước khi biết được câu trả lời thì bạn cần biết kiểm tra sinh thiết là phương pháp phức tạp nên nó thường được dùng khi bệnh nhân đã thực hiện các xét nghiệm khác đơn giản hơn như siêu âm hay x-quang nhưng vẫn không cho ra kết luận bệnh chính xác.
2. Các phương pháp sinh thiết phổ biến
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và khu vực nghi ngờ mắc bệnh trên cơ thể bệnh nhân mà bác sĩ sẽ quyết định nên sử dụng phương pháp sinh thiết nào cho phù hợp. Dù thực hiện loại nào thì người bệnh cũng sẽ được gây tê cục bộ nhằm làm giảm đau cho nơi thực hiện. Dưới đây là các phương pháp sinh thiết thường được sử dụng:
2.1. Sinh thiết da
Phương pháp sinh thiết da
Phương pháp này được sử dụng để chẩn đoán các căn bệnh về da. Bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ chuyên dụng bấm một lỗ nhỏ qua các lớp trên cùng của da để lấy mẫu cần sinh thiết.
2.2. Sinh thiết kim
Phương pháp này được dùng để lấy mẫu mô từ khối u bên dưới da hoặc từ các cơ quan khác trong cơ thể. Bác sĩ sẽ sử dụng kim dài chuyên dụng đâm xuyên qua da đi vào thận, gan, tuyến giáp, tủy xương hoặc một khối u bất thường.
2.3. Sinh thiết cắt bỏ
Phương pháp này dùng để loại bỏ một phần hoặc toàn bộ khối u ra ngoài cơ thể.
2.4. Sinh thiết nội soi
Bác sĩ sẽ dùng một ống nội soi để đi vào các đường như miệng, mũi, ống tiểu, hậu môn để quan sát các bộ phận bên trong cơ thể.
2.5. Sinh thiết tủy xương
Tác dụng của phương pháp này là để kiểm tra xem các tế bào ung thư từ bộ phận khác trên cơ thể có di căn đến xương hay không.
2.6. Sinh thiết trong khi phẫu thuật
Trong thời gian tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ lấy mô nhỏ để kiểm tra nhanh và cho kết quả sau vài phút. Công dụng của phương pháp này là để hướng dẫn phẫu thuật hoặc điều trị bệnh thêm.
3. Kiểm tra sinh thiết có tác dụng gì?
Sinh thiết giúp phát hiện bệnh sớm
Kiểm tra sinh thiết sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác hơn bằng cách trực tiếp lấy mẫu mô của cơ thể kiểm tra vì không thể tiếp cận được nó từ bên ngoài. Không những chẩn đoán được các căn bệnh ung thư mà sinh thiết còn được ứng dụng để phát hiện một số tình trạng khác cùng mức độ bệnh tiến triển. Một số công dụng của sinh thiết trong các trường hợp cụ thể có thể kể đến là:
- Sinh thiết gan giúp cho bác sĩ chẩn đoán được khối u hoặc ung thư trong gan, xơ gan trong trường hợp gan bị sẹo do chấn thương hay bị bệnh trước đó một cách dễ dàng. Phương pháp này cũng được dùng để đánh giá mức độ đáp ứng với tiến trình điều trị ở cơ thể bệnh nhân.
- Sinh thiết ung thư: Nếu như bệnh nhân có khối u hoặc bị sưng ở một vị trí nào đó bên trong cơ thể mà không tìm ra nguyên nhân thì phương pháp xét nghiệm sinh thiết là giải pháp hữu hiệu nhất để kết luận được liệu bệnh nhân có mắc ung thư hay không.
- Sinh thiết dạ dày được dùng để xác định hiện trạng của dạ dày, chẳng hạn như liệu viêm loét dạ dày có phải bị gây ra do thuốc chống viêm không steroid hay không. Thêm vào đó, phương pháp sinh thiết ruột non cũng được sử dụng để đánh giá xem liệu bệnh nhân có mắc phải các tình trạng như kém hấp thụ dưỡng chất, thiếu máu hay bệnh celiac hay không.
- Xét nghiệm viêm có công dụng xác định nguyên nhân gây ra tình trạng viêm.
- Xét nghiệm nhiễm trùng mang đến hiệu quả tìm ra nguyên nhân gây nhiễm trùng.
4. Lấy mẫu sinh thiết có nguy hiểm không?
Sinh thiết là thủ thuật khá an toàn và ít rủi ro
Thực chất thì kiểm tra sinh thiết được xem là một thủ thuật tương đối an toàn với tỷ lệ rủi ro rất thấp. Các nguy cơ bị nhiễm trùng cần phải điều trị bằng kháng sinh chiếm tỷ lệ không đáng kể. Trong một vài trường hợp nhất định, phương pháp sinh thiết có thể dẫn đến các tác dụng phụ như:
- Bệnh nhân có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu
- Chảy máu và thâm tím
- Bị nhiễm trùng hoặc viêm
- Vết thương sinh thiết lâu lành
- Ở một số bệnh nhân nữ thực hiện sinh thiết ở vú có thể làm vú bị biến dạng. Tùy thuộc vào vị trí, kích thước của khối u, số lượng của các mô xung quanh bị cắt bỏ mà hình dạng của vú sẽ bị thay đổi.
5. Phương pháp kiểm tra sinh thiết bao lâu có kết quả?
Thời gian bệnh nhân nhận được kết quả sinh thiết sẽ tùy thuộc vào phương pháp sinh thiết. Đối với trường hợp đơn giản, bạn sẽ nhận được kết quả trong vòng 2 đến 3 ngày còn đối với trường hợp phức tạp hơn thì sẽ mất từ 7 đến 10 ngày.
Tuy rằng sẽ có một vài rủi ro hiếm hoi xảy ra khi thực hiện sinh thiết nhưng đây thực sự là một phương pháp hiệu quả trong việc chẩn đoán sớm ung thư cùng nhiều căn bệnh khác. Lấy sinh thiết có nguy hiểm không? Những thông tin trên chắc hẳn đã giúp bạn tìm được đáp án. Bạn hãy yên tâm khi thực hiện phương pháp này bởi lẽ, phát hiện bệnh sớm chính là chìa khóa vàng giúp tăng tỉ lệ sống sót của người mắc bệnh.
Xem thêm thiết bị chăm sóc sức khỏe tại nhà được ưa chuộng nhất:
- Ghế massage: https://elipsport.vn/ghe-massage/
- Máy chạy bộ: https://elipsport.vn/may-chay-bo-dien/
- Xe đạp tập thể dục tại nhà: https://elipsport.vn/xe-dap-tap-the-duc/
Tập luyện thể dục luôn là một trong những giải pháp tốt nhất để giúp bạn luôn khỏe mạnh và sở hữu body săn chắc. Chúc bạn luôn dồi dào sức khỏe và hẹn gặp lại bạn ở những bài viết sau trên website: https://elipsport.vn/

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”