Một khi đã mắc các căn bệnh về xương khớp, cột sống,... người bệnh đôi khi phải đối mặt với nguy cơ sống chung với nó cả đời. Cũng vì vậy mà các thiết bị hỗ trợ như đai đeo lưng đã được ra đời. Đây là một dụng cụ giúp cho người bệnh xương khớp vượt qua những trở ngại trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Đặc biệt, đai đeo lưng thoát vị đĩa đệm chính là một trong những "trợ thủ đắc lực" của bác sĩ và cả bệnh nhân trong việc điều trị các bệnh liên quan xương khớp. Do đó, hãy cùng tìm hiểu thật kỹ những lưu ý khi sử dụng thiết bị này qua bài viết dưới đây.
Chiếc đai đeo lưng
1. Công dụng của chiếc đai đeo lưng
Có lẽ các bệnh nhân mắc phải thoát vị đĩa đệm đã quá quen thuộc với những chiếc đai đeo lưng. Bởi lẽ, nếu như không có sự hỗ trợ của thiết bị này, việc sinh hoạt bình thường đối với họ đôi khi rất khó khăn. Chiếc đai lưng đã ra đời và giúp cho người bệnh thực hiện được các động tác thông thường mà không làm tổn hại đến đĩa đệm - vị trí đang cực kỳ dễ xảy ra biến chứng.
Chiếc đai đeo lưng được xem như một "trợ thủ" đắc lực trong việc hỗ trợ chữa bệnh xương khớp
Công dụng chính của một chiếc đai đeo lưng thoát vị đĩa đệm là:
- Giữ cho tư thế bệnh nhân được ở một quy chuẩn chính xác. Chỉ khi người bệnh được tập luyện với một tư thế đúng và ngăn ngừa tối đa hoạt động vượt tầm suất của cột sống thì những triệu chứng xương khớp, đặc biệt là thoát vị đĩa đệm mới được thuyên giảm.
- Giảm bớt áp lực: được cấu tạo từ các sợi vải cũng như áp dụng các nghiên cứu chuyên sâu về động lực học, chiếc đai đeo lưng có công dụng giảm đi áp lực chèn ép xương cột sống từ các đốt phía trên. Từ đó, dần dần điều trị được nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cho người bệnh.
- Giúp cải thiện, hỗ trợ điều chỉnh xương bị lệch, vẹo: Trong những trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu bị lệch, vẹo xương sống ở mức nhẹ do điều kiện, do sinh hoạt không đúng, do tai nạn,... chiếc đai đai lưng có thể hỗ trợ điều chỉnh những vấn đề đó một cách hữu hiệu.
Bằng những công dụng trên, việc người bệnh có được một chiếc đai đeo lưng hoàn toàn mang lại rất nhiều lợi ích. Đôi khi, đây cũng chính là chỉ định của bác sĩ để đẩy nhanh hiệu quả điều trị các bệnh xương cột sống.
2. Những ai nên sử dụng đai đeo lưng?
Những ai nên sử dụng đai đeo lưng?
Nếu bạn là một trong những nhóm đối tượng sau đây, hãy cân nhắc về việc sở hữu một chiếc đai đeo lưng cho bản thân mình:
- Thường xuyên phải làm việc ở một tư thế nhất định, vận động rất ít hoặc thậm chí là không vận động (những người làm văn phòng).
- Bệnh nhân sau phẫu thuật liên quan đến cột sống thắt lưng.
- Người bệnh thoát vị đĩa đệm hay chấn thương địa đệm.
- Người mắc đau dây thần kinh tọa.
- Những người bị các chứng đau lưng cấp tính.
3. Lưu ý khi sử dụng đai đeo lưng
Dù công dụng và hiệu quả của đai đeo lưng đã được minh chứng qua rất nhiều trường hợp bệnh nhân sử dụng xuyên suốt cuộc điều trị, tuy nhiên bạn cần phải biết những lưu ý sau đây để có thể phát huy tối đa tác dụng hỗ trợ đến từ thiết bị này:
- Nên đeo đai lưng chỉ khi nào cần thiết và có sự chỉ định cụ thể từ bác sĩ chuyên khoa.
- Tránh lạm dụng sử dụng trong khoảng thời gian dài. Việc hỗ trợ ấy có thể biến thành con dao hai lưỡi, khiến cột sống yếu đi do bị phụ thuộc vào đai quá nhiều.
Tránh lạm dụng việc đeo đai lưng quá nhiều khiến cho cột sống bị phụ thuộc
- Khi chọn mua đai đeo lưng, cần cân nhắc lựa chọn loại phù hợp với bản thân nhất về kích thước, chất liệu,...
- Khi đang sử dụng nếu có bất kì sự bất thường nào thì phải ngừng đeo đai và đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.
- Chọn chất liệu mềm, nhẹ, thoáng khí để tránh gây nóng bức khó chịu. Mồ hôi bị đổ quá nhiều nơi đeo có thể gây viêm nhiễm da, lở loét.
- Một vài loại đai sẽ được bổ sung hỗ trợ thêm túi khí. Khi muốn dùng loại này, bạn phải tìm hiểu kỹ về nhà sản xuất và hạn chế việc bơm túi khí quá nhanh, cường độ mạnh.
- Chiếc đai đeo lưng có thể hỗ trợ bạn chữa bệnh cột sống. Nhưng nếu bạn xương khớp phát triển lành lặn trở lại, phải kết hợp thêm những yếu tố khác như tập thể dục nhẹ nhàng với xe đạp tập, máy chạy bộ, yoga,....
Ngày nay, với sự đa dạng về chủng loại đai đeo lưng, giá thành của thiết bị đắc lực này cũng rất phong phú, tùy thuộc chức năng, chất liệu,... Thông thường, các đai đeo lưng dùng cho việc cố định xương cột sống thắt lưng có giá từ vài trăm nghìn đến dưới 2 triệu đồng. Đối với các loại đai được chỉ định để kéo dãi cột sống thì giá nhỉnh hơn nhiều: từ 2 cho đến 5 triệu đồng.
Vận động thể thao nhẹ nhàng là một cách hỗ trợ chữa bệnh xương khớp tối ưu nhất
Với các thông tin hữu ích nêu trên về chiếc đai đeo lưng thoát vị đĩa đệm, hy vọng bạn đã bỏ túi thêm cho mình mọi lưu ý cần biết. Bên cạnh việc sử dụng thiết bị hỗ trợ, bác sĩ luôn khuyên bạn phải kết hợp vận động nhẹ nhàng, lấy lại sức dẻo dai của xương khớp. Một chiếc máy chạy bộ hay xe đạp tập thể dục tại nhà hoàn toàn có thể giúp bạn làm được điều đó. Rèn luyện sức khỏe cũng chính là rèn dũa tinh thần thể thao, bản lĩnh chiến binh vững chắc trong thời buổi sức khỏe là cái "ngàn vàng". Do đó, tập đoàn thể thao Elipsport luôn mong muốn tạo ra giá trị và gửi đến khách hàng những cách hữu hiệu nhất để ta có thể trở nên khỏe mạnh, cường tráng hơn. Gọi ngay đến hotline 1800 6854 để được tư vấn thêm thông tin chi tiết về các sản phẩm mới nhất của chúng tôi.
Kiddo Nguyễn
Để việc tập gym nhanh chóng phát huy hiệu quả, bạn có thể kết hợp thêm với những thiết bị tập để rèn luyện mỗi ngày. Xem ngay!
- Ghế massage cao cấp Elipsport: https://elipsport.vn/ghe-massage/
- Máy chạy bộ: https://elipsport.vn/may-chay-bo-dien/
- Xe đạp tập thể dục tại nhà: https://elipsport.vn/xe-dap-tap-the-duc/
Xem thêm tin tức thể hình được chúng tôi cập nhật mới nhất tại: https://elipsport.vn/. Hy vọng bài viết trên đã hữu ích và có thể giúp bạn trong quá trình tập gym, chăm sóc sức khỏe tại nhà.

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”