Mọc lông bụng khi mang thai là tình trạng mà hầu hết chị em phụ nữ sẽ gặp phải. Đối với những chị em phụ nữ lần đầu làm mẹ có thể sẽ ngạc nhiên, bất ngờ và hơi lo lắng về điều này.
Cũng có người cho rằng mẹ bầu mọc lông ở bụng là biểu hiện về giới tính của thai nhi, không biết mọc lông nhiều khi mang thai là trai hay gái. Cùng chúng tôi tìm hiểu về hiện tượng mọc lông bụng khi mang thai là gì qua bài viết dưới đây.
1. Nguyên nhân mọc lông bụng khi mang thai
Mọc lông khi mang thai là hiện tượng thường thấy ở hầu hết những phụ nữ. Đường lông này thường mọc bắt đầu từ rốn và kết thúc ở vùng ức. Đường lông này mọc dày, rậm và dài hơn hẳn so với những vùng lông trên bụng khác, nó như tạo một đường ranh giới. Điều này khiến nhiều chị em phụ nữ lần đầu mang thai lo lắng, ngạc nhiên.
Sự gia tăng nhanh chóng của hormone estrogen là nguyên nhân gây mọc lông bụng
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sự gia tăng nhanh chóng của hormone estrogen. Những thay đổi về nội tiết tố không chỉ khiến lông vùng bụng mọc nhiều mà còn làm cho tóc bạn suôn mượt hơn. Tuy nhiên, cũng có những người xuất hiện tình trạng mụn, nhọt, trứng cá, nám da khi mang thai.
2. Mọc lông vùng bụng khi mang thai có sao không?
Như đã nói ở trên, bầu mọc lông bụng là hiện tượng bình thường khi mang thai do thay đổi hormone. Tuy nhiên, ở một số trường hợp hiếm gặp thì mọc lông vùng bụng cũng có khả năng là dấu hiệu của hormone sản xuất quá mức, hoặc thai phụ mắc phải tình trạng buồn trứng đa nang trong trường hợp cô ấy đang sử dụng thuốc động kinh.
Ngoài ra, việc hormone tăng cao không chỉ kích thích mọc lông vùng bụng mà nó còn có thể gây ra tình trạng huyết áp cao, mụn trứng cá, giảm hoặc không có kinh nguyệt, giọng nói đàn ông, tăng cân quá mức, hói đầu và tăng khối lượng cơ.
Bệnh hyperandrogenism do y học gây ra, mặc dù hiếm gặp, có thể khá đáng lo ngại. Nếu người mẹ dư thừa nội tiết tố androgen trong máu, nó có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu một phụ nữ (mắc chứng này) sinh một bé gái, đứa trẻ có thể có nguy cơ có các đặc điểm giống nam giới (virilisation).
Nếu bạn có thói quen sinh hoạt lành mạnh và không mắc các bệnh như động kinh, đa nang buồng trứng thì có thể an tâm khi có xuất hiện lông vùng bụng. Bởi sau khi sinh em bé xong khoảng thời gian 6-9 tháng sau vùng lông này sẽ tự biến mất. Trong trường hợp quá 9 tháng vùng lông này không có những biến chuyển thì bạn nên đi gặp bác sĩ để chẩn đoán tìm hiểu nguyên nhân.
Phần lớn những trường hợp mọc lông bụng không gây nguy hiểm
3. Tôi nên làm gì nếu xuất hiện lông vùng bụng?
Trên thực tế lông bụng mọc nhiều khi mang thai không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bạn. Khi xuất hiện lông vùng các tốt nhất là bạn không nên xử lý vùng lông này theo cách thông thường. Bởi giai đoạn mang thai là thời kỳ nhạy cảm nên mọi hành động của bạn đều có thể gây tác động xấu đến thai nhi. Dưới đây là một số điều bạn không nên làm với vùng lông bụng khi mang thai.
- Bắn laser triệt lông: Sử dụng tia laser để triệt lông trên cơ thể là việc làm của rất nhiều chị em. Tuy nhiên, trong giai đoạn mang thai bạn tuyệt đối không nên sử dụng phương pháp này, đặc biệt là dùng nó để triệt lông vùng bụng. Bởi sử dụng tia laser có thể dẫn đến tình trạng dị tật ống thần kinh.
- Sử dụng hóa chất gây rụng lông: Một số loại kem tẩy lông được thêm thành phần hóa chất để phần lông tự mềm và rụng. Tuy nhiên, khi mang thai bạn không nên sử dụng loại kem tẩy lông này bởi nó có nguy cơ cao gây hại cho thai nhi.
- Cạo lông: Việc cạo lông vùng bụng được đánh giá là khá an toàn để loại bỏ vùng lông bụng khi mang thai. Tuy nhiên, việc cao lông không mang lại hiệu quả cao. Ngược lại, vùng lông sau khi cạo sẽ mọc cứng hơn, dày và rậm hơn. Ngoài ra, việc sử dụng dao cạo còn vô tình kích thích vùng da bụng đang căng tối đa khi mang thai có thể gây ngứa ngáy, khó chịu cho bạn.
Vùng lông bụng sẽ tự rụng sau 6 - 9 tháng. Do vậy, điều bạn nên làm trong giai đoạn mang thai là giữ cho mình một tâm lý ổn định, thoải mái nhất. Đồng thời bạn cũng có thể thực hiện một số bài tập yoga, đi bộ để tạo tâm lý thoải mái và có sức khỏe tốt hơn để chuẩn bị tốt nhất cho sự chào đời của em bé. Với những bà bầu bận rộn, lo ngại việc đi bộ ra ngoài không an toàn thì có thể sử dụng máy chạy bộ tại nhà luyện tập.
Lông vùng bụng sẽ tự rụng sau 6-9 tháng sinh em bé
Trên đây là thông tin về mọc lông bụng khi mang thai. Việc trang bị đầy đủ kiến thức trước khi mang thai sẽ giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh. Bạn cũng đừng quên luyện tập thể thao hàng ngày với máy chạy bộ để khỏe và đẹp. Đây là cách giúp bạn thư giãn tại nhà và phần xương chậu nở rộng hơn để chào đón em bé.
Xem thêm sản phẩm tập thể dục, chăm sóc sức khỏe tại nhà:
- Ghế massage cao cấp, thư giãn toàn thân: https://elipsport.vn/ghe-massage/
- Máy chạy bộ, đi bộ thư giãn: https://elipsport.vn/may-chay-bo-dien/
- Xe đạp tập thể dục tại nhà: https://elipsport.vn/xe-dap-tap-the-duc/
Hãy bắt đầu thói quen tập luyện thật nhẹ nhàng để tốt cho cả mẹ và bé. Đối với mẹ bầu, việc tập luyện cần được sự cho phép của bác sĩ, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi bạn bắt đầu một bài tập nào. Hy vọng Elipsport đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ích.

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”