Nếu chẳng may rơi vào tình trạng móng chân mọc ngược, nhiều cô nàng cảm thấy rất khó chịu và không biết phải làm sao để xử lý. Bạn hãy tham khảo cách khắc phục được tổng hợp và chia sẻ trong bài viết này.
Có khá nhiều người mắc phải tình trạng móng chân mọc ngược nhưng lại chủ quan không có biện pháp xử lý kịp thời. Lâu dần, bệnh gây ra biến chứng khiến việc điều trị sẽ khó khăn hơn. Trang bị cho bản thân đầy đủ kiến thức về bệnh sẽ giúp bạn sớm phát hiện và điều trị sớm, tránh cho bệnh càng thêm nguy hiểm.
1. Đôi nét về tình trạng móng chân mọc ngược
Bệnh móng quặp gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày
Móng chân mọc ngược còn được biết với cái tên móng quặp hay móng chọc thịt, tên tiếng anh là Ingrown toenails. Đây là tình trạng góc trước của bờ bên bản móng chọc và làm rách tổ chức phần mềm ở cuốn móng bên khiến móng bị sưng, đau và nhiễm khuẩn ở cuốn móng bên. Các triệu chứng bệnh sẽ có xu hướng xấu hơn nếu nạn nhân đi giầy, chân bị nhiễm khuẩn và nhất là khi bờ bên bản móng phát triển liên tục chọc vào phần mềm ở cuốn móng bên. Tình trạng này thường xảy ra với ngón chân, đặc biệt là ngón chân cái và thường hiếm khi xuất hiện ở ngón tay.
Bệnh móng quặp sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nhưng lại gây ra rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt và đi lại. Những bệnh nhân cần đi giày sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi không thể mang giày được khi mắc bệnh vì bị đau do móng chọc vào thịt.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh móng chân bị quặp vào thịt
Mang giày dép quá chật sẽ làm tăng nguy cơ khiến móng mọc ngược
- Việc cắt tỉa móng không đúng cách: Khi bạn cắt bờ bên bản móng sâu vào bên trong thì tổ chức phần mềm sẽ bị ép vào thay thế chỗ của bản móng đã cắt, lúc ấy, bản móng sẽ phát triển thẳng ra phía ngoài xuyên qua tổ chức phần mềm gây nên hiện tượng móng chân mọc ngược.
- Mang giày chật, mang giày mũi nhọn, giày cao gót khiến mũi giày ép móng cuốn vào hai bên của móng, bản móng phát triển xuyên vào cuốn móng bên gây tình trạng móng chọc vào thịt.
- Bệnh lý khiến bản móng thay đổi bất thường, chẳng hạn như các bệnh loạn dưỡng, nấm móng... làm ngón rộng và dày lên, thúc đẩy bản móng đâm vào cuốn móng bên.
- Chị em mang thai bị tăng cân cũng có thể bị móng quặp do phần mềm ở cuốn móng bên phát triển trùm lên phía trên bản móng. Bản móng sẽ phát triển và đâm vào tổ chức phần mềm ở cuốn móng bên.
- Móng chân bị chấn thương như làm rớt vật nặng hoặc vận động đá bóng, múa ballet, chơi bóng bầu dục, kick boxing liên tục.
- Không vệ sinh bàn chân sạch sẽ, tư thế dáng đi không đúng kỹ thuật.
- Di truyền
3. Triệu chứng của bệnh móng chân mọc ngược
3.1. Giai đoạn móng viêm nhẹ
Móng quặp tiến triển qua 3 giai đoạn
Dấu hiệu sớm nhất cảnh báo bạn đã bị bệnh móng chọc vào thịt chính là hiện tượng sưng nhẹ, đau, tiết mồ hôi ở vùng liên quan tăng lên. Phần bản móng đã khiến biểu mô của cuốn móng bên bị chấn thương, mỗi ngày một trầm trọng do có áp lực ở giữa bản móng và xương ngón. Các mức độ sưng đỏ và phù nề thường đa dạng tùy thuộc vào thời gian của tổn thương.
3.2. Giai đoạn móng chân bị viêm vừa
Ở giai đoạn này, móng chân sẽ bị đau nhạy cảm, tiết mồ hôi tăng, tăng sinh tổ chức hạt ở cuộn móng bên, vết loét trùm lên bản móng, cuốn móng bị phù nề, tiết dịch và sinh mủ, có mùi hôi thối do vi khuẩn gram dương xâm chiếm.
3.3. Giai đoạn móng chân bị viêm nặng
Đặc điểm của giai đoạn này cũng tương tự như ở giai đoạn 2 nhưng lại có sự khác biệt quan trọng về mặt giải phẫu. Phần tổ chức hạt sẽ phủ lên bản móng khiến cho bản móng không thể nâng lên khỏi rãnh móng và đây chính là hiện tượng móng chân mọc ngược điển hình.
Nếu tình trạng này không được phát hiện hoặc điều trị thì có thể gây nhiễm trùng xương bên dưới. Lâu dần, bệnh sẽ biến thành nhiễm trùng xương nghiêm trọng. Các biến chứng này có khả năng vô cùng nghiêm trọng đối với bệnh nhân tiểu đường vì có thể khiến lưu lượng máu kém và làm dây thần kinh ở bàn chân bị tổn thương. Chính vì thế, người bệnh chỉ cần bị một vết thương nhỏ ở chân hoặc mọc ngược móng chân nhưng không lành đúng cách sẽ nhiễm trùng. Các vết loét khó lành sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật nhằm ngăn ngừa tàn phế và vấn đề hoại thư mô.
4. Những cách chữa móng chân mọc ngược
Bạn nên đến bác sĩ để khám móng chân càng sớm càng tốt
Trong trường hợp bệnh ở tình trạng nhẹ, bạn có thể tự khắc phục tại nhà bằng cách ngâm chân trong nước ấm mỗi ngày vài lần. Sau đó, bạn hãy nâng cạnh của móng chân đâm vào thịt một cách nhẹ nhàng, đặt một vài miếng bông nhỏ bên dưới móng nhằm tách móng ra khỏi ngón chân.
Nếu như móng chân đã bị viêm trầm trọng hoặc tình trạng móng quặp tái phát, bác sĩ có thể sẽ cắt bỏ phần móng bằng cách tiêm tê ngón chân, dùng kéo để cắt bỏ những phần móng bị quặp. Do đó, bạn lưu ý không nên tự học cách cắt móng chân mọc ngược tại nhà mà hãy đến bác sĩ để được thực hiện đúng kỹ thuật, tránh làm tình trạng trở nên nghiêm trọng.
Đối với ngón chân bị móng quặp nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh. Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có thể bị biến chứng trầm trọng hơn, chẳng hạn như loét bàn chân, trường hợp này cần được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.
5. Phòng ngừa bệnh móng quặp như thế nào?
Nên chọn giày vừa chân để không bị bệnh móng quặp
- Cắt móng chân thẳng, đừng uốn móng theo đường cong của mặt trước ngón chân. Nếu bạn đi làm nail thì hãy nhắc với nhân viên cắt móng chân thẳng. Trong trường hợp bạn mắc bệnh khiến cho ưu lượng máu đến chân kém và không thể tự cắt móng thì bạn hãy thường xuyên đi khám để bác sĩ thực hiện cắt móng.
- Cắt móng chân dài bằng đầu ngón chân chứ không nên để móng quá ngắn hoặc quá dài để tránh giày dép tạo áp lực khiến móng mới mọc đâm vào mô.
- Chọn giày vừa chân để không tạo áp lực khiến móng dài và đâm vào mô xung quanh.
- Sử dụng giày bảo hộ nếu bạn làm công việc có nguy cơ bị thương ở ngón chân.
- Người tiểu đường cần kiểm tra bàn chân hàng ngày để phát hiện dấu hiệu tình trạng móng chọc vào thịt hay các vấn đề khác có thể xảy ra với chân.
Tình trạng móng chân mọc ngược sẽ gây ra nhiều khó chịu cho người mắc phải. Mong rằng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu biết thêm về tình trạng này. Bất kỳ ai cũng có thể rơi vào trường hợp mọc ngược móng chân, chủ yếu là ở thanh thiếu niên có bàn chân ướt mồ hôi, người cao tuổi với móng chân dày. Do đó, bạn hãy trang bị cho mình kiến thức xử lý khi đối mặt với nó.
Trong ngành chăm sóc sức khỏe và làm đẹp thì máy chạy bộ, xe đạp tập và ghế massage luôn được người tiêu dùng quan tâm hơn bao giờ hết. Với khả năng giảm cân, tăng cường sức khỏe và mát-xa thư giãn, bộ ba sản phẩm này đem lại sự cân bằng tuyệt vời cho cơ thể và tinh thần.
Đầu tư ngay hôm nay để nhận lại những giá trị tuyệt vời trong tương lại. Truy cập website https://elipsport.vn/ để tìm hiểu về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe ngay nhé!

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”