Tổng đài miễn phí: 1800 6854 Trạng thái giao hàng Kiểm tra bảo hành
  • 1800 6854

Ngâm chân có tác dụng gì với sức khỏe con người?

Ngâm chân có tác dụng gì với sức khỏe con người? Đảm bảo rằng sau khi biết được những lợi ích của việc ngâm chân được chia sẻ qua các thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây, bạn sẽ thực hiện thói quen này mỗi ngày đấy!

Bàn chân là khu vực phải chịu áp lực từ toàn cơ thể nhưng đa phần mọi người đều bỏ quên việc phải chăm sóc bộ phận này. Tại sao bạn không thử phương pháp ngâm chân nước nóng trong y học cổ truyền. Chắc chắn rằng nếu hiểu rõ được ngâm chân có tác dụng gì thì bạn sẽ tập cho bản thân thói quen này mỗi ngày nhằm nâng cao sức khỏe thể chất.

1. Việc dùng nước nóng ngâm chân có tác dụng gì?

ngâm chân có tác dụng gì

Nước nóng ngâm chân mang đến nhiều lợi ích tốt cho cơ thể

  • Cải thiện tinh thần và trí não: Việc ngâm chân vào nước nóng sẽ giúp cơ thể con người được thư giãn tinh thần, giảm stress, phục hồi sự cân bằng giữa cảm xúc và suy nghĩ, cảm giác hài lòng, tăng cường tập trung trí não, thỏa mãn và cung cấp năng lượng mỗi khi mệt mỏi.
  • Ngâm chân với nước nóng có tác dụng gì? Thể chất sẽ được tăng cường, tự điều chỉnh trở về trạng thái cân bằng, cải thiện lưu thông máu, bổ sung dinh dưỡng cho những vùng cơ thể cần chữa lành bên trong cơ thể, giải độc tốt. Nhờ vậy mà những triệu chứng phổ biến như thay đổi hormone, huyết áp không ổn định, chức năng xương khớp suy giảm và các vấn đề về tiêu hóa.
  • Làm giảm các triệu chứng bệnh mãn tính: Khi kết hợp ngâm chân và bấm huyệt bàn chân, phương pháp này sẽ giúp điều trị các bệnh như lạc nội mạc tử cung, tiểu đường, đau cơ xơ hóa. Thường xuyên ngâm và xoa bóp bàn chân sẽ nâng cao hiệu quả của quá trình hóa trị ở người bệnh ung thư.
  • Giảm triệu chứng mất ngủ: Ngâm chân kết hợp xoa bóp bàn chân nhẹ nhàng sẽ tạo tác động tích cực đến hệ thần kinh giúp kích thích máu tuần hoàn, điều hòa khí huyết, cân bằng cơ thể.
  • Ngâm chân có tác dụng gì hay ngải cứu ngâm chân có tác dụng gì? Công dụng của ngâm chân là hỗ trợ điều trị bệnh ngoài da như nấm móng chân hay nấm chân, giảm viêm nhiễm, tẩy tế bào chết, đau nhức và phục hồi vết thương nhanh chóng.
  • Khử mùi hôi chân nhanh chóng. Để giúp việc ngâm chân phát huy hiệu quả tối đa, bạn có thể kết hợp với một số loại tinh dầu và thảo dược khác để có một đôi chân thơm tho, sạch sẽ.

2. Ngâm chân với muối có tác dụng gì cho cơ thể?

ngâm chân có tác dụng gì

Ngâm chân với nước nóng, muối, gừng là liệu pháp hỗ trợ điều trị bệnh tốt

  • Điều trị bệnh viêm khớp, viêm đa khớp, làm dịu cơn đau, phòng chống bệnh đau gót chân, đau khớp cổ chân.
  • Giảm lạnh cóng vùng chân nhờ công dụng giãn mạch máu, giúp khí huyết và máu dễ dàng lưu thông trên khắp cơ thể.
  • Giảm chấn thương vùng chân, giảm đau cơ ngay lập tức, đem lại đầu óc thư thái dễ chịu. Tuy nhiên, phương pháp chườm nóng chỉ áp dụng được cho trường hợp bị chấn thương phần mềm chứ không nên dùng cho vết thương hở.
  • Chữa hoa mắt chóng mặt và bệnh cao huyết áp, làm giãn huyết mạch nên sẽ giúp hạ huyết áp từ từ.
  • Điều trị chứng mất ngủ hữu hiệu và an toàn, xua tan mệt mỏi, giúp kích thích nhẹ nhàng hệ thống trung khu thần kinh, ức chế vỏ đại não, đem đến giấc ngủ sâu, phục hồi sức khỏe tốt.
  • Chữa xuất tinh sớm, di tinh: Ngâm chân với nước nóng và muối, gừng có công dụng chống lão hóa, bổ thận, thúc đẩy máu lưu thông đến các bộ phận bên trong cơ thể, bao gồm cả bộ phận sinh dục. Muối, gừng cùng nước ấm sẽ giúp kích thích các đầu mút thần kinh ở bàn chân, tác động tích cực đến hệ thần kinh trung ương, quý ông sẽ thư giãn tinh thần, đi vào giấc ngủ dễ dàng, hỗ trợ cải thiện quá trình yếu sinh lý.
  • Giải trừ mỏi mệt, cho cảm giác dễ chịu, thư thái đầu óc, lưu thông khí huyết, làm ấm cơ thể. Huyệt đạo ở gan bàn chân được kích hoạt nên chức năng thải độc của các cơ quan trong cơ thể sẽ được kích hoạt, mạch máu ở não giãn nở giúp cho máu huyết cung cấp oxy lên não hiệu quả.
  • Điều trị viêm tắc tĩnh mạch chân, đặc biệt tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi, hạn chế tình trạng phù chân, giảm đau nhức vùng bắp chân và hông, lưu thông máu huyết hiệu quả.
  • Chữa ung nhọt vùng chân, sát trùng da, dưỡng ẩm, tẩy da chết, giảm viêm nhiễm, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các mụn nhọt ở vùng chân.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh phù chân, sưng bàn chân, cải thiện tuần hoàn máu, giảm và ngăn chặn việc ứ máu và dịch ở chân hoặc mắt cá chân.

3. Ngâm chân nước nóng như thế nào cho đúng?

ngâm chân có tác dụng gì

Bạn nên ngâm chân từ 15 đến 20 phút

Sau khi biết được ngâm chân có tác dụng gì thì bạn hãy thực hiện các hướng dẫn sau để phát huy tối đa hiệu quả của liệu pháp này:

  • Tìm một chiếc chậu ngâm chân có kích thước đủ lớn để hai bàn chân có thể đặt vào một cách thoải mái rồi đổ nước ấm vào đến mức gần đầy chậu.
  • Bạn có thể ngâm chân chỉ với nước ấm hoặc kết hợp cho vào chậu các nguyên liệu khác như tinh dầu, lá thảo dược, muối nhằm giúp thư giãn bàn chân, khuấy đều chúng lên để hòa tan vào nước hoàn toàn.
  • Sử dụng khuỷu tay để kiểm tra nhiệt độ nước trước khi ngâm chân. Nếu cảm thấy nhiệt độ nước quá lạnh hoặc quá nóng thì bạn có thể điều chỉnh bằng cách cho thêm nước vào chậu ngâm.
  • Dùng một chiếc khăn lót xuống sàn nhà rồi đặt chậu nước lên trên để nước không tràn ra làm ướt sàn nhà.
  • Cho hai chân vào chậu nước ấm và ngồi thư giãn với tư thế thoải mái từ 15 đến 20 phút. Bạn nên tránh ngâm lâu hơn vì điều này có nguy cơ làm khô da chân.
  • Sau thời gian ngâm, bạn nhấc chân ra và dùng khăn mềm lau khô. Cuối cùng, bạn thoa kem dưỡng ẩm để bàn chân không bị khô hay nứt da.

4. Cần lưu ý gì khi ngâm chân bằng nước nóng?

ngâm chân có tác dụng gì

Người bị bệnh tim mạch hoặc huyết áp không nên ngâm chân bằng nước quá nóng

  • Bệnh nhân bị mắc bệnh huyết áp, tim mạch, người thường xuyên chóng mặt không nên ngâm chân bằng nước quá nóng. Nếu thấy ra nhiều mồ hồi trong quá trình ngâm thì bạn cần dừng lại, lau khô mồ hôi và đến nơi kín gió nghỉ ngơi.
  • Đối tượng bị bong gân, vừa uống rượu, người có vết thương hở ở chân thì không nên ngâm chân bằng nước nóng.

Có thể nói, dùng nước nóng ngâm chân là phương pháp trị liệu đơn giản mang đến cho sức khỏe nhiều lợi ích vượt trội. Mong rằng những đáp án của câu hỏi ngâm chân có tác dụng gì được chia sẻ trên đã giúp bạn có động lực thực hiện thói quen tốt này mỗi ngày. Ngoài những đối tượng cần lưu ý thì bất kỳ ai cũng nên áp dụng phương pháp ngâm chân trong nước nóng mỗi ngày nhằm cải thiện tinh thần và sức khỏe.

Chăm sóc tay, chân và toàn bộ cơ thể với các thiết bị chăm sóc sức khỏe tại nhà như:

Để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh, hãy kết hợp việc tập luyện trên máy chạy bộ và xe đạp tập với việc thư giãn trên ghế massage. Điều này giúp cung cấp dưỡng chất và tăng cường sức đề kháng cho tay, chân của bạn. Đón đọc những bài viết về kiến thức sức khỏe tại website: https://elipsport.vn/

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Việc dùng nước nóng ngâm chân có tác dụng gì?
Nước nóng ngâm chân mang đến nhiều lợi ích tốt cho cơ thể bao gồm: Cải thiện tinh thần và trí não; Tăng cường thể chất, Làm giảm các triệu chứng bệnh mãn tính; Giảm triệu chứng mất ngủ; Trị bệnh ngoài da như nấm móng chân hay nấm chân; Khử mùi hôi chân nhanh chóng.
Ngâm chân với nước nóng, muối, gừng mang đến nhiều lợi ích tốt cho cơ thể như: Điều trị bệnh viêm khớp, viêm đa khớp, làm dịu cơn đau; Giảm lạnh cóng vùng chân; Giảm chấn thương vùng chân; Chữa hoa mắt chóng mặt và bệnh cao huyết áp; Điều trị chứng mất ngủ; Chữa xuất tinh sớm, di tinh; Giải trừ mỏi mệt; Điều trị viêm tắc tĩnh mạch chân; Chữa ung nhọt vùng chân; Hỗ trợ điều trị bệnh phù chân, sưng bàn chân.
Bạn hãy tìm một chiếc chậu ngâm chân có kích thước đủ lớn, đổ nước ấm vào, có thể ngâm chân chỉ với nước ấm hoặc kết hợp tinh dầu, lá thảo dược, muối, sử dụng khuỷu tay để kiểm tra nhiệt độ nước trước khi ngâm chân và điều chỉnh nhiệt độ thích hợp.
Bạn hãy cho hai chân vào chậu nước ấm và ngồi thư giãn với tư thế thoải mái từ 15 đến 20 phút. Bạn nên tránh ngâm lâu hơn vì điều này có nguy cơ làm khô da chân.
Bệnh nhân bị mắc bệnh huyết áp, tim mạch, người thường xuyên chóng mặt không nên ngâm chân bằng nước quá nóng. Nếu thấy ra nhiều mồ hồi trong quá trình ngâm thì bạn cần dừng lại, lau khô mồ hôi và đến nơi kín gió nghỉ ngơi; Đối tượng bị bong gân, vừa uống rượu, người có vết thương hở ở chân thì không nên ngâm chân bằng nước nóng.
popup-btn3