Tổng đài miễn phí: 1800 6854 Trạng thái giao hàng Kiểm tra bảo hành
  • 1800 6854

Ngộ độc botulinum - Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa

Ngộ độc botulinum là một loại ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng được gây ra bởi độc tố botulinum, một chất độc mạnh được sản xuất bởi vi khuẩn Clostridium botulinum. Độc tố botulinum có khả năng gây ra những tác động nghiêm trọng đến hệ thần kinh, gây ra tình trạng tê liệt và có thể gây tử vong. Cùng tìm hiểu về loại ngộ độc này nhé.

1. Độc tố botulinum là gì?

Chất độc botulinum rất mạnh, chỉ cần tiêm vào tĩnh mạch 0.03 mcg đã có thể gây tử vong cho người nặng 70kg, ước lượng 1kg botulinum có thể làm chết tới 1 tỷ người. 

Botulinum toxin là một chất độc được tạo ra bởi vi khuẩn Clostridium botulinum (C.botulinum). Đây là một loại vi khuẩn gram dương kỵ khí, có hình dạng que hai đầu tròn và nhiều lông quanh thân, có khả năng di chuyển. C.botulinum tồn tại ở dạng nha bào rất chắc chắn trong môi trường khắc nghiệt. Khi có điều kiện thích hợp chúng sẽ tái hoạt động và sinh sản ra Botulinum. Chúng phân bố rộng rãi trong tự nhiên, có thể được tìm thấy trong đất, phân động vật, nước ngọt - lợ, ruột gia súc, bụi bẩn trong môi trường và đặc biệt là trong thức ăn ôi thiu hoặc thịt hộp đã được để lâu ngày.

ngộ độc botulinum

Vi khuẩn Clostridium botulinum tạo ra chất độc botulinum

2. Ngộ độc botulinum có nguy hiểm không?

Độc tố botulinum là một trong những độc tố mạnh nhất được biết đến và có thể gây ra ngộ độc nghiêm trọng cho con người. Dưới đây là một số thông tin về sự nguy hiểm của ngộ độc botulinum:

  • Độc tố botulinum là một chất độc lưỡng tính, có khả năng tác động vào hệ thần kinh. Nó gắn kết với các thụ thể trên mô cơ, gây ra sự chặn tín hiệu dẫn truyền từ thần kinh tới cơ bắp. Điều này dẫn đến sự giãn cách cơ và suy giảm hoạt động cơ bắp, gây ra tình trạng mất cân bằng cơ và liệt cơ ở các vùng ngực, bụng, chân.
  • Tác động nhanh chóng: Khi tiếp xúc với độc tố botulinum, triệu chứng có thể phát triển nhanh chóng. Độc tố này được hấp thụ nhanh qua đường tiêu hóa, hô hấp hoặc da. Thời gian lây lan của độc tố trong cơ thể có thể từ vài giờ đến vài ngày, tùy thuộc vào nguồn gốc và hình thức tiếp xúc.
  • Nguy hiểm cho hệ thần kinh: Ngộ độc botulinum tác động trực tiếp lên hệ thần kinh, gây ra các triệu chứng như khó thở, khó nói, mất khả năng nuốt và nhai thức ăn. Nếu không được điều trị kịp thời, độc tố có thể lan rộng trong cơ thể và ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương, gây ra tình trạng liệt nửa người hoặc liệt toàn bộ cơ thể.

người bị ngộ độc botulinum

Trường hợp bị nhiễm botulinum tại Chợ Rẫy (Ảnh NLĐ)

  • Nguy cơ suy hô hấp cho người bị nhiễm: Người bị nhiễm độc botulinum có thể bị liệt các cơ, gây khó thở thậm chí ngừng thở. Vì thế nếu bị nhiễm độc nặng không được can thiệp y tế sẽ gây tử vong.
  • Nguy cơ tử vong: Ngộ độc botulinum có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như suy hô hấp, suy tim và suy giảm chức năng cơ, có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả.
  • Độc tố botulinum có khả năng tồn tại trong môi trường khắc nghiệt. Vi khuẩn Clostridium botulinum có thể tổng hợp và tiết ra độc tố trong các điều kiện thiếu oxy, chẳng hạn như trong thức ăn được đóng hũ kín hoặc không được chế biến đúng cách.

Nếu chỉ nhiễm độc nhẹ, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, suy nhược cơ thể, người không còn sức. Còn ngộ độc botulinum nặng sẽ có thể gây liệt  hoặc tử vong.

3. Triệu chứng ngộ độc botulinum

Triệu chứng ngộ độc botulinum  ban đầu:

Người bị ngộ độc botulinum sẽ xuất hiện một số triệu chứng sau: 

  • Buồn ói, nôn, chướng bụng, táo bón, đau bụng.
  • Bệnh nhân có thể trở nên mất cân bằng và không thể duy trì sự cân bằng cơ thể.
  • Không sốt, huyết áp có thể giảm nhanh chóng.
  • Khó thở và khó nói, khó nhai và nuốt.
  • Bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi một cách không bình thường và suy giảm sức khỏe tổng quát.

Triệu chứng tiếp theo:

  • Các cơ bắp bị ảnh hưởng và trở nên yếu đi, gây ra suy giảm chức năng cơ, khó khăn trong việc di chuyển.
  • Giảm thị lực và khó nhìn rõ.
  • Bệnh nhân có thể trải qua sự suy giảm cảm giác và giác quan, như giảm khả năng cảm nhận đau, nhiệt độ hoặc xúc giác.
  • Người bị nhiễm độc sẽ có trạng thái rối loạn giấc ngủ, lo lắng.

Nếu bị ngộ độc botulinum nặng người bệnh sẽ: 

  • Liệt xuất hiện ở vùng đầu, mặt sau đó lan xuống chân.
  • Liệt cơ tay, ngực, bụng đến chân.
  • Đồng tử giãn hai bên.
  • Ứ đọng đờm, ho khạc, dễ sặc khi ăn uống, suy hô hấp.

Những triệu chứng này có thể xuất hiện từ vài giờ đến vài ngày sau khi tiếp xúc với độc tố botulinum. 

4. Nguyên nhân gây nhiễm độc  botulinum

  • Nhiễm độc botulinum do ăn thực phẩm chức khuẩn botulinum sinh độc tố: Độc  tố botulinum có trong những thực phẩm đóng hộp, đồ chế biến sẵn không được bảo quản, sử dụng đúng cách gây ra ngộ độc cho người sử dụng. Trường hợp này người bệnh sẽ gặp các triệu chứng trong vài giờ.
  • Ngộ độc botulinum đường ruột: Trường hợp này gặp ở người lớn, tuy nhiên nó hiếm gặp. Nó xuất hiện khi bào tử Clostridium botulinum xâm nhập vào đường tiêu hóa, sau đó sinh sản và tiết ra độc tố botulinum. Người bệnh sẽ bị tổn thương đường tiêu hóa, liệt thần kinh, liệt cơ, suy hô hấp.

ngộ độc botulinum đường ruột

Ngộ độc botulinum đường ruột

  • Ngộ độc botulinum từ môi trường: Bào tử C. botulinum xâm nhập vào cơ thể thông qua môi trường bụi bẩn, không khí,... Các triệu chứng sẽ xuất hiện chậm hơn so với những loại nhiễm độc khác.
  • Ngộ độc botulinum thông qua vết thương: Bào tử C. botulinum xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở. Sau 2 tuần các triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện.
  • Ngộ độc botulinum thẩm mỹ: Botox là phương pháp làm đẹp. Người ta sẽ tiêm một lượng botulinum tinh chế pha loãng vào các vị trí cơ mặt để làm căng da, chống nếp nhăn. Tuy nhiên, nếu không đảm bảo về liều lượng, kỹ thuật, dụng cụ sẽ nhiễm độc botulinum gây liệt cơ.

5. Cách xử lý khi người thân bị ngộ độc botulinum

Nếu bạn thấy người thân của mình có những triệu chứng của ngộ độc botulinum hãy:

Liên hệ với số điện thoại cấp cứu hoặc đến ngay bệnh viện gần nhất để yêu cầu trợ giúp y tế. Trong trường hợp ngộ độc nghiêm trọng, việc nhận được sự chăm sóc y tế chuyên môn ngay lập tức là rất quan trọng.

Trong khi chờ đợi sự giúp đỡ y tế, hãy tiếp tục quan sát tình trạng của người thân. Ghi lại các triệu chứng, thời gian bắt đầu và các thay đổi trong triệu chứng để thông báo cho nhân viên y tế.

Không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc hoặc phương pháp điều trị nào trừ khi có hướng dẫn của nhân viên y tế chuyên môn. Các biện pháp tự điều trị không thích hợp có thể làm tăng nguy cơ và gây ra hậu quả nghiêm trọng.

6. Thực phẩm nào có nguy cơ nhiễm độc tố botulinum

Những loại thực phẩm bên dưới nếu không được bảo quản, đóng gói, chế biến đúng cách, không đảm bảo an toàn vệ sinh sẽ có nguy cơ chứa độc tố botulinum.

  • Đồ hộp (thịt, ca, pate,..), đóng gói sẵn (đồ ăn vặt). Độc tố botulinum có thể phát triển trong môi trường thiếu oxy, như trong hũ đóng kín, và gây ngộ độc khi thực phẩm bị nhiễm khuẩn và không được nấu chín đúng cách trước khi sử dụng.
  • Thịt chế biến sẵn: xúc xích, lạp xưởng, thịt khô, jambon,...
  • Rau củ quả lên men: dưa chuột, cải, kim chi,..
  • Thực phẩm không được nấu chín. Thực phẩm như thịt chế biến không đủ nhiệt độ hoặc không nấu chín đầy đủ có thể chứa vi khuẩn Clostridium botulinum và độc tố botulinum. Các loại thực phẩm này bao gồm thịt sống, thịt đông lạnh chưa qua chế biến đủ, hải sản sống và các món ăn chưa nấu chín hoặc nướng chín.
  • Thực phẩm để lâu bị ôi thiu.

Thực phẩm dễ bị nhiễm độc ngộ độc botulinum

Thực phẩm dễ bị nhiễm độc ngộ độc botulinum

7. Những cách phòng ngừa ngộ độc botulinum

  • Trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm, cần sử dụng các biện pháp vệ sinh phù hợp. Bao gồm rửa tay kỹ trước và sau khi tiếp xúc với thực phẩm, sử dụng bề mặt và công cụ sạch, và lưu trữ thực phẩm ở nhiệt độ an toàn.
  • Độc tố botulinum có thể bị tiêu diệt bởi nhiệt độ cao. Luôn thực hiện làm nóng thực phẩm ở 80°C trong 30 phút hoặc 100°C trong 10 phút trước khi ăn, cách này giúp hạn chế nguy cơ nhiễm độc.
  • Đối với sản phẩm đóng hộp, cần tuân thủ chế độ khử khuẩn nghiêm ngặt. 
  • Chỉ sử dụng các sản phẩm thực phẩm và nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng, không sử dụng các sản phẩm đã hết hạn sử dụng hoặc bị hỏng. 
  • Nên ăn các thực phẩm mới chế biến hoặc mới nấu chín và không nên tự đóng gói kín các thực phẩm để kéo dài thời gian sử dụng. 
  • Đối với các thực phẩm lên men, cần đảm bảo chua mặn và khi hết chua thì không nên ăn.
  • Rửa tay trước khi ăn. 

Botulinum là chất độc nguy hiểm, người nhiễm độc có nguy cơ tử vong cao, hoặc mất nhiều thời gian điều trị và cơ thể gặp biến chứng kéo dài sau điều trị gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Vì thế, nếu xuất hiện triệu chứng ngộ độc botulinum, cần đi đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Hãy luôn quan tâm chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình bạn nhé.

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Thuốc giải độc botulinum là thuốc gì?
Thuốc giải độc botulinum có tên là Botulism Antitoxin Heptavalent Nếu sử dụng sớm sớm thì chỉ trong vòng 48 đến 72 tiếng là bệnh nhân có khả năng thoát ra khỏi tình trạng bị liệt, và cũng không phải thở máy.
Theo Cục An toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế, nha bào là loại sinh vật sống trong đất và có khả năng chống đề kháng cao, đặc biệt chúng có thể sống sót ở nhiệt độ trên 100 độ C. Chỉ khi đun nóng chúng ở nhiệt độ 120 độ C trong ít nhất 10 phút mới có thể giết chết được.