Lao phổi là căn bệnh chắc hẳn ai cũng đã từng một lần nghe qua. Đây là căn bệnh truyền nhiễm và gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe của bạn. Nguyên nhân bị lao phổi là gì? Những điều bạn cần phải biết về căn bệnh này là gì?
Lao phổi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có thể lây lan cho những người xung quanh và gây nguy hiểm đến tính mạng của bạn. Nắm được những thông tin cơ bản như định nghĩa, nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách phòng ngừa sẽ bảo vệ bạn cũng như những người xung quanh.
1. Bệnh lao phổi là gì?
Lao phổi là căn bệnh truyền nhiễm
Trước khi đi tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh lao phổi, bạn cần nắm được định nghĩa chính xác của căn bệnh này.
Lao phổi còn được gọi là TB là bệnh truyền nhiễm do vi trùng Mycobacterium tuberculosis gây nên. Chúng xâm nhập các cơ quan trong cơ thể, sinh sôi, phát triển và hình thành nên bệnh lao. Bệnh lao xảy ở ở tất cả các cơ quan trong cơ thể như phổi, màng não, xương khớp, màng bụng, hệ sinh dịch,... Bệnh lao phổi là tình trạng dễ gặp nhất hiện nay.
2. Phân loại bệnh lao phổi
Có hai dạng lao phổi phổ biến hiện nay:
2.1. Lao phổi tiềm ẩn
Bạn có vi trùng trong cơ thể, nhưng hệ thống miễn dịch của bạn ngăn không cho chúng lây lan. Bạn không có bất kỳ triệu chứng nào và bạn không lây nhiễm cho người khác. Nhưng vi khuẩn vẫn còn sống và một ngày nào đó có thể bùng phát nếu bạn có nguy cơ tái kích hoạt cao.
2.2. Lao phổi hoạt động
Vi khuẩn trong cơ thể hoạt động và bắt đầu hình thành bệnh, bạn có thể khiến người khác nhiễm nếu tiếp xúc gần thường xuyên.
3. Nguyên nhân bị lao phổi
Hút thuốc lá là nguyên nhân khiến bạn bị lao phổi
Bệnh lao phổi dễ lây lan và nếu bạn tiếp xúc với những người đang mắc phải bệnh này, bạn cũng sẽ bị lao phổi. Những hành động như ho, hắt xì, nói chuyện,... sẽ làm vi khuẩn lan ra xung quanh và bám vào người bạn, di chuyển đến phổi và gây nên ổ bệnh. Vi khuẩn sẽ di chuyển đến tất cả các cơ quan trong cơ thể và làm tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Bạn sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh lao phổi nếu:
- Một người bạn, đồng nghiệp hoặc thành viên trong gia đình mắc bệnh.
- Bạn đang sống hoặc đã đi đến một khu vực phổ biến bệnh lao, như Nga, Châu Phi, Đông Âu, Châu Á, Châu Mỹ Latinh và Caribe.
- Bạn làm việc hoặc sống trong bệnh viện hoặc viện dưỡng lão.
- Bạn là nhân viên chăm sóc sức khỏe cho những bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh lao cao.
- Bạn hút nhiều thuốc lá.
- Hệ thống miễn dịch suy yếu vì đang mắc phải một số bệnh như HIV / AIDS, tiểu đường, bệnh thận, ung thư, tham gia hóa trị, suy dinh dưỡng,...
4. Dấu hiệu nhận biết
Với những nguyên nhân bị lao phổi phía trên, bạn cần nắm được những dấu hiệu nhận biết để phát hiện kịp thời rằng mình hay người thân đang có mắc phải căn bệnh này hay không.
Các dấu hiệu của bệnh lao đang hoạt động bao gồm:
- Ho kéo dài trong 3 tuần liên tục, ho ra máu.
- Đau và tức ngực.
- Luôn cảm thấy mệt mỏi và khó chịu.
- Đổ mồ hôi đêm.
- Sốt.
- Ăn không ngon.
- Sút cân nhanh, không kiểm soát.
5. Biến chứng của bệnh lao phổi
Lao phổi nếu không phát hiện kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng xấu
Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bạn có mắc phải những biến chứng nguy hiểm, nguy hiểm hơn cả là tử vong. Cùng điểm qua một vài biến chứng mà lao phổi có thể để lại:
- Khi bạn bị mắc phải lao phổi, tình trạng đau lưng và cứng khớp sẽ tìm đến. Nó khiến bạn bị đau nhức và khó hoạt động hơn.
- Các khớp cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây viêm, xưng và nhức.
- Lao phổi có thể kéo theo viêm màng não. Đầu bạn sẽ bị đau trong thời gian dài, khiến bạn mệt mỏi và tâm trạng ủ rũ cũng vì đó mà kéo theo.
- Lao phổi có thể gây ảnh hưởng đến thận và gan, làm chúng bị suy yếu và hoạt động kém hiệu quả hơn.
- Vi khuẩn lao phổi có thể di chuyển và sinh sống ở các mô bao quanh tim. Chúng gây nên tình trạng viêm và tích tụ chất lỏng. Điều này sẽ cản trở khả năng bơm máu đến các cơ quan của tim, làm tim bị chèn ép và có thể nguy hiểm đến tính mạng.
6. Phòng chống bệnh lao phổi
Để giúp ngăn chặn sự lây lan của bệnh lao phổi:
- Nếu bạn bị nhiễm trùng tiềm ẩn, hãy uống thuốc để bệnh không hoạt động và lây lan.
- Nếu bạn có bệnh lao đang hoạt động, hãy hạn chế tiếp xúc với người khác. Che miệng khi bạn cười, hắt hơi hoặc ho. Đeo khẩu trang khi bạn ở gần những người khác trong những tuần đầu điều trị.
- Nếu bạn đang đi du lịch đến một nơi phổ biến bệnh lao, hãy tránh những nơi đông đúc để tránh bị mắc bệnh
Bên trên là những thông tin sẽ sẽ giúp bạn biết được nguyên nhân bị lao phổi và những thông tin liên quan đến căn bệnh truyền nhiễm này. Nắm chắc để biết cách phòng ngừa cho bản thân và những người xung quanh một cách tốt nhất. Tìm gặp bác sĩ ngay nếu bạn gặp phải những dấu hiệu của bệnh lao phổi. Bạn có thể tìm hiểu nhiều hơn về cách phòng tránh tại website elipsport.vn.
Không có phương pháp phòng tránh bệnh nào hiệu quả ngay tức thì, chỉ có tập luyện đúng và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng mới có thể giúp bạn hoàn tàn tránh khỏi bệnh tật. Nếu bạn khá bận rộn thì có thể tìm đến may chay bo dien, xe đạp tập để luyện tập, chỉ cần mỗi ngày 30 phút luyện tập sẽ khiến cơ thể bạn khỏe khoắn hơn, ít bệnh vặt hơn. Ngoài ra, massage cơ thể cũng là một phương pháp rất có lợi cho sức khỏe, hãy dành ra 10 phút mỗi ngày ngồi ghế massage để thư giãn tình thần, cải thiện hệ tuần hoàn máu nhé!

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng có số lượng lớn nhất tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”