Tổng đài miễn phí: 1800 6854 Trạng thái giao hàng Kiểm tra bảo hành
  • 1800 6854

Nguyên nhân, triệu chứng cảm lạnh ở trẻ và người lớn là gì? Cách phòng ngừa

Triệu chứng cảm lạnh bao gồm chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, cảm giác họng đau, ho ít, đau nhức cơ thể nhẹ hoặc đau đầu nhẹ, hắt xì và sốt nhẹ. Tham khảo những dấu hiệu của căn bệnh phổ biến này ngay sau đây.

Cảm lạnh thông thường là một bệnh nhiễm trùng do vi rút ở mũi và cổ họng. Trẻ em dưới 6 tuổi có nguy cơ bị cảm lạnh cao nhất, nhưng người lớn khỏe mạnh cũng có thể bị hai hoặc ba lần cảm lạnh hàng năm. Hầu hết mọi người hồi phục sau cảm lạnh thông thường trong một tuần hoặc 10 ngày. Các triệu chứng có thể kéo dài hơn ở những người hút thuốc. Nếu các triệu chứng không cải thiện, hãy đến gặp bác sĩ.

triệu chứng cảm lạnh

Ho nhiều không dứt là một triệu chứng cảm lạnh

1. Các dấu hiệu cảm lạnh dễ nhận biết nhất

Các triệu chứng cảm lạnh thường xuất hiện sau 1-3 ngày tiếp xúc với vi rút, bao gồm:

  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi ở mức độ ít, sau đó tăng dần theo thời gian. Dịch chảy ra từ mũi có thể trở nên đặc hơn và có màu vàng hoặc xanh lá cây khi cơn cảm lạnh thông thường diễn ra. 
  • Đau họng, ngứa rát cổ họng. Đi kèm với đó là tình trạng ho từ ít, sau tăng dần lên. 
  • Đau nhức cơ thể nhẹ hoặc đau đầu nhẹ
  • Sốt nhẹ, người cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, ể oải.
  • Hắt xì liên tục - triệu chứng cảm lạnh để phân biệt với những loại cảm khác.

triệu chứng cảm lạnh

Mệt mỏi quá mức

2. Triệu chứng cảm lạnh ở người lớn cảnh báo nguy hiểm

Bạn có thể điều trị cảm lạnh bằng việc mua thuốc tại nhà. Nhưng nếu có một số dấu hiệu sau thì cần phải tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Sốt cao trên 38,5 C và cơn sốt kéo dài từ năm ngày trở lên hoặc trở lại sau thời gian không sốt.
  • Khó thở, thở khò khè.
  • Đau họng dữ dội, đau đầu hoặc đau xoang.

3. Triệu chứng cảm lạnh ở trẻ cần chú ý đặc biệt

Trẻ em không cần đến gặp bác sĩ vì cảm lạnh thường. Nhưng nếu con bạn có bất kỳ dấu hiệu cảm lạnh nghiêm trọng nào sau đây, hãy nhanh chóng tìm kiếm sự chăm sóc y tế:

  • Sốt trên 38 C ở trẻ sơ sinh đến 12 tuần tuổi.
  • Sốt cao hoặc sốt kéo dài trên 2 ngày ở trẻ em mọi lứa tuổi.
  • Các triệu chứng cảm lạnh nghiêm trọng, chẳng hạn như trẻ đau đầu hoặc ho.
  • Thở khò khè.
  • Đau tai, buồn ngủ bất thường, chán ăn, thường xuyên quấy khóc.

triệu chứng cảm lạnh

Trẻ nhỏ rất dễ bị cảm lạnh

4. Các nguyên nhân cảm lạnh phổ biến

Rhinovirus là thủ phạm phổ biến nhất gây ra cảm lạnh, dù còn một số loại vi rút không phổ biến khác. Những con vi rút cảm lạnh xâm nhập vào cơ thể qua miệng, mắt, mũi. Vi rút có thể lây lan qua các giọt nhỏ trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện.

Không chỉ cần quan tâm tới triệu chứng cảm lạnh của bản thân mà còn cần quan sát những người xung quanh. Lý do là bởi căn bệnh này cũng lây lan khi tiếp xúc tay với người bị cảm lạnh hoặc do dùng chung các vật ô nhiễm. Phổ biến nhất là dùng chung khăn tắm, đồ chơi hoặc điện thoại. Sau đó, bạn chạm tay vào mắt, mũi, miệng, bạn có thể bị cảm lạnh. Do đó, ai đang băn khoăn cảm lạnh có lây không thì câu trả lời là có. Bạn nên hạn chế tiếp xúc tối đa với người có dấu hiệu bệnh. Cũng như rửa tay thường xuyên, không cho tay sau khi tiếp tục với những vật dụng khác lên mắt, mũi, miệng. 

triệu chứng cảm lạnh

Vi rút cảm lạnh có thể lây lan qua các giọt nhỏ trong không khí

5. Các yếu tố tăng nguy cơ cảm lạnh

Những yếu tố này có thể làm tăng khả năng bị cảm lạnh:

  • Trẻ em dưới 6 tuổi là nhóm tuổi có nguy cơ bị cảm lạnh cao nhất.
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu. Bị bệnh mãn tính hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Cả trẻ em và người lớn đều dễ bị cảm lạnh hơn vào mùa lạnh như mùa thu và mùa đông.
  • Bạn có nguy cơ cảm lạnh hoặc cảm lạnh nặng hơn nếu tiếp xúc với khói thuốc lá, hút thuốc.
  • Nếu bạn ở gần nhiều người, chẳng hạn như ở trường học, công ty hoặc trên máy bay, bạn có thể đang tiếp xúc với vi rút cảm lạnh.

triệu chứng cảm lạnh

Trẻ em dưới 6 tuổi bị cảm lạnh nhiều hơn vào mùa đông

6. Các biến chứng cảm lạnh

  • Nhiễm trùng tai cấp tính xảy ra khi vi khuẩn hoặc vi rút xâm nhập phía sau màng nhĩ. Các dấu hiệu điển hình bao gồm đau tai và chảy nước mũi màu xanh lá cây hoặc vàng. Bạn cũng có thể bị sốt trở lại sau khi cảm lạnh thông thường.
  • Bệnh hen suyễn do cảm lạnh gây nên.
  • Viêm xoang cấp tính xảy ra khi cảm lạnh thông thường không giải quyết được.
  • Các bệnh nhiễm trùng thứ phát khác, bao gồm viêm họng do liên cầu khuẩn (viêm họng do liên cầu), viêm phổi hoặc viêm tiểu phế quản ở trẻ em. 

7. Phòng ngừa bệnh cảm lạnh

  • Rửa tay thật sạch và thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch. Đừng quên dạy cho trẻ tầm quan trọng của việc rửa tay sạch sẽ và thường xuyên. 
  • Lau sạch mặt bàn bếp và phòng tắm bằng chất khử trùng định kỳ. Đặc biệt khi trong gia đình hoặc xung quanh có người bị cảm lạnh. Làm sạch đồ chơi cho trẻ theo định kỳ.
  • Luôn hắt hơi và ho vào khăn giấy rồi vứt vào thùng rác có nắp đậy. Sau đó, rửa sạch tay. Nếu không có khăn giấy, phụ huynh nên hướng dẫn trẻ hắt hơi hoặc ho vào khuỷu tay. 
  • Để hạn chế nguy cơ gặp triệu chứng cảm lạnh thì bạn nên chủ động không dùng chung ly hoặc dụng cụ uống nước với các thành viên khác trong gia đình, công ty. Dán nhãn cho cốc hoặc ly bằng tên của người bị cảm lạnh.
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là cam, chanh, bưởi, xoài rất tốt để tăng sức đề kháng, loại bỏ vi rút. Kết hợp với việc tập thể dục như đi dạo, chạy bộ với máy chạy bộ, đạp xe tại chỗ. Và ngủ đủ giấc, kiểm soát căng thẳng có thể giúp bạn ngăn ngừa cảm lạnh.

triệu chứng cảm lạnh

Rửa tay với xà phòng

Như vậy, trên đây là những triệu chứng cảm lạnh cũng như cách phòng ngừa. Hãy lưu ý những dấu hiệu này để bảo vệ bản thân cũng như những người xung quanh khỏi virus cảm lạnh. 

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Có nên đi khám bệnh khi có triệu chứng cảm lạnh không?
Thông thường, cảm lạnh không đáng lo ngại. Bạn chỉ cần nghỉ ngơi vài ngày, uống nhiều nước, đặc biệt là nước ép trái cây tươi. Nhưng khi cảm lạnh kéo dài quá lâu đi kèm với những triệu chứng nghiêm trọng như sốt quá cao, đau dữ dội, bạn nên đi khám bác sĩ.
Triệu chứng cảm lạnh ở trẻ nhỏ bao gồm chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, cảm giác họng đau, ho ít, đau nhức cơ thể, hắt xì, sốt nhẹ, chán ăn, quấy khóc.
Ho, sốt cao, sổ mũi có thể là dấu hiệu cảm lạnh cũng có thể là dấu hiệu cảm cúm. Dù là loại bệnh nào thì nghỉ ngơi là cách tốt nhất để phục hồi.
Hầu hết mọi người hồi phục sau cảm lạnh thông thường trong một tuần hoặc 10 ngày. Các triệu chứng có thể kéo dài hơn ở những người hút thuốc.
popup-btn3