Tổng đài miễn phí: 1800 6854 Trạng thái giao hàng Kiểm tra bảo hành
  • 1800 6854

Nhiệt miệng uống gì? 5 loại đồ uống nhất định phải dùng

Nhiệt miệng uống gìNhiệt miệng là một tình trạng không hề dễ chịu. Bất cứ ai mắc phải nhiệt miệng đều gặp khó khăn trong ăn uống, thậm chí giao tiếp bình thường vì những vết lở loét xuất hiện. Những lúc như thế, việc bổ sung ngay các loại thức uống, đồ ăn giải nhiệt là cực kỳ quan trọng.

Để trả lời cho câu hỏi "Nhiệt miệng uống gì", bài viết sau đây sẽ mang đến cho bạn 5 gợi ý tuyệt vời, giúp phần nào giải quyết ngay tình trạng khó chịu này. Cùng đọc hết nhé.

1. Nhiệt miệng là tình trạng gì? Vì sao bạn mắc nhiệt miệng?

Nhiệt miệng là bệnh gì?

Nhiệt miệng là những vết loét nhỏ, nông, phát triển trong các mô mềm ở má hoặc môi, dưới lưỡi hoặc trên nướu răng của bạn. Vết này còn được gọi là loét "áp-tơ". Thông thường vết thương thường kéo dài 7-10 ngày và tự lành mà không để lại sẹo. Nếu vết loét, nhiệt miệng kéo dài hơn hai tuần, bạn nên chú ý đi khám để nhận sự tư vấn của bác sĩ.

nhiệt miệng uống gì

Bệnh nhiệt miệng

Nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng là gì?

Cho đến nay, khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể gây ra loét miệng, nhiệt miệng. Họ chỉ xác định được các yếu tố nguy cơ gây loét, lở miệng. Ví dụ như môi trường, chế độ ăn uống, các tác nhân lây nhiễm, nhiễm trùng, độc tố trong thức ăn hay ký sinh trùng hoặc suy dinh dưỡng như axit folic.

Một trong những nguyên nhân khác gây tổn thương miệng có thể là: đánh răng quá nhiều, tai nạn thể thao với vết cắn trong miệng. Đôi khi cũng có thể do bạn đã ăn thức ăn quá nóng, bạn bị thiếu vitamin B12, kẽm hoặc sắt hay phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng. Ngoài ra, thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc do áp suất cũng có thể gây nhiệt miệng.

Những lúc như vậy, bạn cần can thiệp hỗ trợ cải thiện tình trạng này bằng nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó, nhiều người cũng thắc mắc nhiệt miệng uống gì để mau hết?

2. Nhiệt miệng uống gì?

Nước cam - nước uống "thần kỳ" khi bị nhiệt miệng

Khi được hỏi nhiệt miệng uống gì cho nhanh khỏi, người ta sẽ thường nghĩ đến nước cam đầu tiên. Cam chắc lẽ là loại hoa quả không còn quá xa lạ với mọi người. Cam là loại hoa quả nổi tiếng có chứa một lượng lớn vitamin C. Chúng sẽ có tác dụng chống viêm, chống lại tình trạng oxy hóa, tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Đồng thời, các axit folic và vitamin B trong cam còn có vai trò thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào. Do đó, nó sẽ giúp vết loét nhanh lành hơn.

nhiệt miệng uống gì

Nước cam

Cách làm nước cam uống giải nhiệt cũng đơn giản:

  • Chuẩn bị khoảng 2 quả cam đem đi rửa sạch và vắt lấy nước uống.
  • Bạn có thể thêm chút đường để tăng độ ngọt cho nước cam và dễ uống hơn.
  • Pha nước cam đều đặn 2 lần/ngày để sớm khắc phục tình trạng nhiệt miệng.

Tuy nhiên, bên cạnh việc sử dụng này thì bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không uống lúc đói để tránh gây khó chịu cho dạ dày.
  • Không nên dùng trực tiếp nước cam vì nó có tính axit quá cao, khi tiếp xúc với niêm mạc miệng bị tổn thương sẽ gây đau rát.
  • Không nên uống nước cam vào buổi tối vì có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa.

Uống nước rau má rất tốt khi bị nhiệt miệng

Rau má còn gọi là liên tiền thảo thuộc họ hoa tán. Rau má là loại rau có khả năng tiết mồ hôi, khả năng làm mát cơ thể rất cao. Ngoài ra, rau má còn có chứa một lượng lớn triterpenoids. Chúng có tác dụng giúp thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương và rất thích hợp cho những người bị nhiệt miệng, lở miệng.

Cách làm nước rau má uống trị nhiệt miệng

  • Rau má mang rửa sạch, xay nhuyễn và ép lấy nước.
  • Chỉ cần sử dụng đều đặn hàng ngày, bệnh lở miệng sẽ nhanh chóng phục hồi.

Lưu ý:

  • Không nên sử dụng rau má để chữa nhiệt miệng quá 6 tuần.
  • Không nên dùng cho các đối tượng như: có tiền sử bệnh gan hay bị ung thư.

Nhiệt miệng uống gì - hãy uống nước ép cà chua

Bị nhiệt miệng nên uống nước ép gì? Hãy uống cà chua. Cà chua có vị chua, tính bình, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ quá trình nhiệt miệng rất hiệu quả. Đây là một loại thức uống bạn không nên bỏ qua khi bị nhiệt miệng.

Chuẩn bị:

  • Rửa sạch, gọt vỏ và xay nhuyễn cà chua.
  • Thực hiện đều đặn hàng ngày để sớm hết bệnh lở miệng.

Lưu ý: Cần chú ý chọn cà chua có nguồn gốc rõ ràng. Điều này nhằm để tránh ăn phải cà chua đã bị phun thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh trưởng - không tốt cho sức khỏe.

Uống bột sắn dây để trị nhiệt miệng

Bột sắn dây có vị ngọt mát. Nó có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể rất nhanh chóng. Có thể nói, bột sắn dây là câu trả lời không thể bỏ qua cho câu hỏi nhiệt miệng uống gì cho nhanh lành vết thương.

Cách pha:

  • Đối với người bị lở loét, dùng khoảng 10 - 15 g/ngày là được.
  • Pha loãng với nước nóng để nấu bột sắn dây.
  • Có thể cho thêm một chút đường hoặc nước cốt chanh để tăng hương vị.

Lưu ý:

  • Bột sắn dây có tính hàn nên không uống quá 1 ly/ngày.
  • Nên pha bột sắn dây với nước nóng để giảm tính hàn và tránh đau bụng, tiêu chảy bạn nhé.

nhiệt miệng uống gì

Bột sắn dây pha nước

Uống chè tươi trị nhiệt miệng

Chè tươi chứa nhiều chất kháng khuẩn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chất chống oxy hóa. Chè tươi được xem là loại thảo dược giúp bảo vệ răng miệng, giúp chống lại sự tấn công của vi khuẩn. Chuẩn bị nấu nước chè như sau:

  • Chuẩn bị một nắm lá chè tươi, rửa sạch rồi pha với nước sôi.
  • Để nguội, sử dụng hàng ngày để có hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý:

  • Sau khi uống cần súc miệng thật kỹ bằng nước lọc để tránh làm vàng răng.
  • Không nên uống trà quá đặc, khi pha để uống qua đêm thì bạn nên pha 2 nước.
  • Sau 16 giờ chiều, bạn không uống dễ mất ngủ và không uống lúc đói dẫn đến cồn ruột.

3. Phòng ngừa nhiệt miệng hiệu quả bằng cách nào?

Phòng bệnh hơn chữa bệnh - đây là điều quan trọng mà ai cũng biết. Vậy phải phòng ngừa nhiệt miệng ra sao?

  • Các vết loét do nhiệt miệng gây ra khiến người bệnh đau đớn, khó chịu. Tuy nhiên, việc phòng tránh không khó. Để tránh nguy cơ bị nhiệt, loét miệng, bạn cần tránh đánh răng quá mạnh hoặc ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi điều độ. Nhìn chung là tránh việc làm tổn thương niêm mạc miệng. Bênh cạnh đó, bạn cũng cần phải vệ sinh răng miệng thật tốt để tránh việc nhiễm trùng niêm mạc miệng và họng. Với trẻ em, tốt nhất không nên để trẻ thức khuya, ăn uống tùy tiện mà cần phải hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách để không làm rách niêm mạc miệng. Hãy dạy con cách súc miệng bằng nước muối ấm đúng cách mỗi ngày.
  • Việc ăn uống trong những ngày nắng nóng cũng cần bạn chú ý một số vấn đề. Trong đó có việc bạn cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ăn thức ăn chín, rau, củ, quả, trái cây… Chú ý hạn chế đồ chiên rán, cay, béo. Đặc biệt là phải uống nhiều nước, bổ sung vitamin bằng rau quả tươi.

Nếu bạn bị lở loét nặng, gây đau đơn, vết loét tái đi tái lại nhiều lần thì phải đến cơ sở y tế để khám và điều trị dứt điểm theo hướng dẫn của bác sĩ.

nhiệt miệng uống gì

Phòng ngừa nhiệt miệng

4. Các loại thuốc trị nhiệt miệng hiệu quả

Bên cạnh việc làm theo hướng dẫn nhiệt miệng uống gì, việc uống thuốc khi nhiệt miệng cũng rất cần thiết. Dưới đây là một số loại thuốc bạn nên sử dụng khi bị nhiệt, loét miệng.

Thuốc mỡ bôi nhiệt miệng Oracortia

Thành phần chính của thuốc này đó là triamcinolone acetonide. Chúng có tác dụng làm giảm các triệu chứng nhiễm trùng hoặc tổn thương vùng miệng.

Cách dùng và liều lượng cụ thể như sau:

  • Làm sạch khoang miệng: đánh răng hoặc súc miệng bằng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0,9%.
  • Lấy một lượng nhỏ bằng tăm bông và thoa lên vùng miệng.
  • Nên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ. Trong trường hợp nặng, hãy uống 2-3 lần một ngày và uống sau bữa ăn.

Thuốc mỡ bôi nhiệt miệng Kamistad Gel N

Thành phần chính của thuốc là lidocain và có chiết xuất hoa cúc. Thuốc có tác dụng điều trị các triệu chứng viêm, đau, loét niêm mạc miệng, kể cả những trường hợp bị nổi mụn nước, viêm loét nặng trong miệng.

Cách dùng và liều lượng:

  • Đánh răng sạch sẽ trước khi sử dụng.
  • Thấm một lượng thích hợp bằng tăm bông. Bôi lên vùng da bị loét.
  • Người lớn: sắc thuốc uống khoảng 0,5 cm, ngày 3 lần. Trẻ em: sắc thuốc khoảng 0,25 cm, uống 3 lần trong ngày.

Dizigone - thuốc trị nhiệt miệng

Đây là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công nghệ EMWE tiên tiến từ Châu Âu. Dung dịch diệt khuẩn Dizigone có thể mang đến những lợi ích sau:

  • Tiêu diệt 100% vi sinh vật gây bệnh trong vòng 30 giây.
    Không gây đau, rát niêm mạc miệng, không gây tổn thương đến các tế bào lành xung
  • quanh.
  • Tương thích với cơ chế đề kháng tự nhiên của cơ thể nên an toàn tuyệt đối. Sử dụng cho mọi lứa tuổi.

nhiệt miệng uống gì

Dùng thuốc là cách chữa nhiệt miệng nhanh chóng

Nhiệt miệng uống gì? Với những gợi ý trên đây của elipsport.vn, chắc chắn bạn đã có câu trả lời và biết cách chữa trị cũng như phòng tránh tình trạng nhiệt miệng khó chịu này. Hãy giữ gìn và bảo vệ sức khỏe từ cách ăn uống đến lối sống thường nhật của mình bạn nhé. Uống đủ nước, ngủ đủ giấc và tập thể dục đều đặn chính là cách giúp bạn có một sức khỏe vàng cường tráng, kháng lại với mọi thể loại bệnh tật khác nhau!

Ngoài việc bổ sung các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, bạn cũng cần phải thường xuyên tập luyện thể dục thể thao giúp bảo vệ sức khỏe toàn diện từ ngoài vào trong cơ thể. Tuy nhiên trong cuộc sống bận rộn như hiện nay, việc dành ra 2-3 tiếng mỗi ngày để đến phòng tập gym là điều xa xỉ. Hiểu được điều đó, Elipsport mang đến các sản phẩm chăm sóc sức khỏe tại nhà như máy chạy bộ điện, xe đạp thể dục, ghế massage,.. giúp bạn có thể tập luyện, thư giãn mọi lúc rảnh rỗi. Hãy luyện tập để nâng cao sức khỏe của bạn từ hôm nay nhé!

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng là những vết loét nhỏ, nông, phát triển trong các mô mềm ở má hoặc môi, dưới lưỡi hoặc trên nướu răng của bạn.
Thông thường vết thương thường kéo dài 7-10 ngày và tự lành mà không để lại sẹo. Nếu vết loét, nhiệt miệng kéo dài hơn hai tuần, bạn nên chú ý đi khám để nhận sự tư vấn của bác sĩ.
Ví dụ như môi trường, chế độ ăn uống, các tác nhân lây nhiễm, nhiễm trùng, độc tố trong thức ăn hay ký sinh trùng hoặc suy dinh dưỡng như axit folic.
Một trong những nguyên nhân khác gây tổn thương miệng có thể là: đánh răng quá nhiều, tai nạn thể thao với vết cắn trong miệng. Đôi khi cũng có thể do bạn đã ăn thức ăn quá nóng, bạn bị thiếu vitamin B12, kẽm hoặc sắt hay phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng. Ngoài ra, thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc do áp suất cũng có thể gây nhiệt miệng.
Việc ăn uống trong những ngày nắng nóng cũng cần bạn chú ý một số vấn đề. Trong đó có việc bạn cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ăn thức ăn chín, rau, củ, quả, trái cây… Chú ý hạn chế đồ chiên rán, cay, béo. Đặc biệt là phải uống nhiều nước, bổ sung vitamin bằng rau quả tươi.