Tổng đài miễn phí: 1800 6854 Trạng thái giao hàng Kiểm tra bảo hành
  • 1800 6854

Nhịp tim và tốc độ đạp xe trung bình bao nhiêu là tốt?

Đạp xe là một hoạt động thể dục rất tốt, có lợi nhiều cho sức khỏe. Nhưng bạn có biết: tốc độ đạp xe trung bình bao nhiêu là tốt? nhịp tim đạp xe nên ở mức bao nhiêu?. Cùng chúng tôi tìm hiểu bên dưới nhé!

Tốc độ đạp xe trung bình

Vận tốc đạp xe trung bình được khuyến cáo

Theo tạp chí International Journal of Sustainable Transportation công bố. Có một nghiên cứu trên 10.000 người diễn ra, ghi nhận rằng: Tốc độ đạp xe trung bình từ 12-20km/h là tốt nhất cho những người đạp xe vì mục đích rèn luyện sức khỏe. Thời gian đạp xe mỗi lần là 30 phút-1 giờ.

Tốc độ đạp xe trung bình trong những cuộc đua từ 40-45km/h. Có thể đạt đến 60km/h với những cuộc đua nước rút. 

tốc độ đạp xe trung bình

Tốc độ đạp xe trung bình từ 12-20km/h theo khuyến cáo từ nhiều nghiên cứu

Làm sao để đo tốc độ đạp xe trung bình?

Tốc độ đạp xe trung bình có thể được đo bằng đồng hồ đo gắn trên xe, ứng dụng trên điện thoại, đồng hồ đeo tay. Tùy thuộc vào loại thiết bị, kết quả có thể chính xác hoặc lệch một chút. Các thiết bị và ứng dụng đang ngày càng được tối ưu để cho kết quả đo ngày càng chính xác hơn. Chúng tôi sẽ có một bài viết khác về hướng dẫn sử dụng ứng dụng, thiết bị đo chỉ số đạp xe. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhé.

đồng hồ đo tốc độ đạp xe trung bình

Đồng hồ đo tốc độ đạp xe

Tốc độ đạp xe trung bình phụ thuộc những yếu tố nào?

Nếu bạn muốn tăng tốc độ trung bình khi đạp xe, cần lưu ý những điểm sau:

Sức bền của cơ thể và sức mạnh của chân

Để tăng tốc độ đạp xe trung bình, bạn cần có một đôi chân khỏe, từng bước đạp mạnh. Tuy nhiên, nếu chỉ mạnh thôi chưa đủ, bạn sẽ nhanh chóng mệt khi dùng hết sức đạp xe. Vì thế, bạn cần thêm sức bền.

Để tăng sức bền và sức mạnh, bạn có thể áp dụng các bài tập như tập cơ chân, hít đất, squat, tạ,... Ngoài ra, bạn có thể tập luyện tại nhà trên xe đạp tập thể dục, nên chọn xe đạp có chức năng tăng kháng lực, nó sẽ giúp bạn tăng sức nhanh chóng.

Trọng lượng của xe và người đạp

Do tác động của lực hấp dẫn, trọng lượng càng cao thì trọng lực tác động càng lớn gây giảm tốc độ đạp xe trung bình

Để đẩy nhanh tốc độ đạp xe, người ta đã điều chỉnh vật liệu làm nên chiếc xe để làm sao chúng nhẹ nhất có thể nhưng vẫn đảm bảo an toàn khi đạp. Các xe đạp đua thường có cận nặng từ 4,5-10kg.

Sức cản

Sức cản của gió, mật độ không khí ảnh hưởng đến tốc độ đạp xe. Để giảm sức cản, nhiều người áp dụng cách thay đổi tư thế khi đạp xe. Cúi người xuống khi đạp làm giảm sự tiếp xúc của cơ thể và môi trường, từ đó làm giảm sức cản, tăng tốc độ. Bên cạnh đó, bạn cần có những bộ đồ vừa vặn, không có chi tiết thừa để giảm lực cản.

Tốc độ đạp xe trung bình phụ thuộc chủ yếu vào 3 yếu tố như: sức mạnh, độ bền của cơ thể, lực cản của môi trường, trọng lượng của người và xe đạp. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào điều kiện đường đạp, trạng thái tinh thần của người đạp,...

Nhịp tim khi đạp xe

Cách tính nhịp tim khi đạp xe

Nhịp tim khi đạp xe phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chỉ cần không quá mức nhịp tim tối đa cho phép. 

Mức nhịp tim trung bình khi đạp xe được khuyến cáo là đạt mức 50-70% nhịp tim tối đa. Đó là mức tối ưu nhất cho nhiều người mong muốn đạp xe rèn luyện thể dục.

Ví dụ: bạn là nữ, 26 tuổi, nhịp tim trung bình khi đạp xe là 100-140 nhịp trên phút.

Nhịp tim và tốc độ đạp xe trung bình

Nhịp tim khi đạp xe

Vậy nhịp tim tối đa được tính như thế nào? Và mức nhịp tim cho các mục đích đạp xe khác là gì? Cùng tìm hiểu nhé.

Nhịp tim tối đa được tính như sau:

+ Nam: MHR = 220 – số tuổi

+ Nữ: MHR = 226 – số tuổi

Ví dụ: bạn là nữ, 26 tuổi, mức nhịp tim tối đa của bạn là 226-26=200bpm (bpm là số nhịp tim trong 60 giây)

Các mức nhịp tim trung bình khi tập luyện:

  • Mức 1: Tập luyện để cải thiện sức khỏe và phục hồi. Cường độ tập luyện là rất nhẹ, mức nhịp tim sẽ ở mức 50-60% mức tối đa.
  • Mức 2: Tập luyện để xây dựng thể lực, tăng cường sức khỏe, giảm mỡ. Cường độ tập luyện mức nhẹ, nhịp tim ở mức 60-70% mức tối đa. 
  • Mức 3: Tập luyện để tăng cường thể lực, sự dẻo dai, sức bền. Cường độ tập đạp xe vừa, nhịp tim trung bình đạt 70-80% mức tối đa.
  • Mức 4: Tập luyện để tăng cường tối đa khả năng vận động. Cường độ nặng, nhịp tim trung bình vào khoảng 80-90% mức tối đa.
  • Mức 5: Phát huy tối đa sức mạnh và tốc độ. Cường độ tối đa, nhịp tim trung bình đạt 90-100% mức tối đa.

Những yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim khi đạp xe

Nhịp tim vượt quá mức tối đa có thể gây nguy hiểm cho cơ thể gây đột quỵ, tử vong,...

Độ tuổi và giới tính

Như công tính tính ở trên, độ tuổi ảnh hưởng đến nhịp tim trung bình khi đạp xe. Thông thường nhịp tim của người trẻ sẽ cao hơn và giảm dần theo thời gian. Nhịp tim ở nữ nhanh hơn ở nam, khi xét cùng một mức tuổi.

Cân nặng, thời tiết, thuốc

  • Theo nhiều nghiên cứu của hội tim mạch Hoa Kỳ, người có cân nặng cao hơn sẽ có nhịp tim cao hơn. 
  • Thời tiết nóng sẽ làm tăng nhịp tim, lượng tăng là vài nhịp mỗi phút. Mặc dù lượng tăng không cao, nhưng bạn cũng cần chú ý đến nó.
  • Thuốc dành cho tuyến giáp có thể gây ra các tác dụng phụ làm tăng nhịp tim. Vì thế, người đang sử dụng thuốc cần lưu ý theo dõi nhịp tim khi đạp xe.

Nhịp tim khi đạp xe được đo bằng các loại thiết bị như đồng hồ, ứng dụng trên điện thoại. Đồng hồ thường cho kết quả chính xác hơn ứng dụng trên điện thoại, tuy nhiên các ứng dụng hiện nay đang được cải tiến để có kết quả chính xác hơn. Chúng tôi sẽ có bài viết hướng dẫn sử dụng các ứng dụng đo nhịp tim, theo dõi để đón đọc nhé.

Bài viết đã đưa ra các mức nhịp tim, tốc độ đạp xe trung bình và các yếu tố ảnh hưởng đến chúng. Bạn có thể dựa vào đó để điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu tập luyện đạp xe của bản thân và đảm bảo an toàn khi tập luyện.

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

popup-btn3