
2. Chẩn đoán bệnh trượt, lệch đốt sống lưng
2.1. Chẩn đoán lâm sàng
Các dấu hiệu sau đây cho thấy triệu chứng của lệch đốt sống lưng mà bạn cần phải lưu ý:
- Đau thắt lưng, cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội.
- Co cứng cơ cạnh sống lưng, tầm vận động của cột sống bị hạn chế, đặt biệt là khi cúi ngửa.
- Hoạt động càng nhiều thì càng đau đớn hơn
- Dáng đi của bệnh nhân bị thay đổi, đi khom lưng về trước, cột sống có thể bị vẹo sang bên. Trong trường hợp nặng nề thì bệnh nhân đi như đứa trẻ mới biết đi và khi xoay lưng, khung chậu bị xoay theo.
- Hai cơ mông teo dần do thiếu vận động.
- Một vài bệnh nhân sờ vào vùng thắt lưng sẽ cảm thấy có chỗ hõm (dấu hiệu bậc thang của trượt đốt sống).
Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng cho bệnh nhân lệch đốt sống lưng
2.2. Chẩn đoán bằng hình ảnh
Để xác minh rõ ràng hơn về tình trạng lệch đốt sống lưng hoặc trượt đốt sống lưng, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp chẩn đoán hình ảnh sau đây để từ đó có phác đồ điều trị hợp lý nhất.
- Chụp X-quang quy ước: Thường được chụp với các tư thế thẳng, nghiêng, ưỡn tối đa và cúi tối đa. Vài trường hợp đặc biệt sẽ được yêu cầu chụp thêm film chếch 3/4 bên phải và bên trái.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): Đây là công cụ chẩn đoán hình ảnh có giá trị cao để bác sĩ có thể nhìn rõ được vị trí, mức độ và tổn thương của eo, mấu khớp, ống sống,....
- Chụp cộng hưởng từ MRI: Muốn đánh giá tổn thương về mô mềm và sự ảnh hưởng của rễ thần kinh trong khu vực bị lệch hoặc trượt đốt sống lưng, người ta thường chụp cộng hưởng từ. Đây là phương pháp có thể xác định được nguyên nhân gây bệnh như thoát vị đĩa đệm, dây chằng dày, hẹp lỗ ghép,...
Phương pháp chẩn đoán hình ảnh
3. Phương pháp điều trị bệnh, khi nào cần phẫu thuật?
Làm thế nào để điều trị bệnh lệch đốt sống lưng?
3.1. Điều trị lệch đốt sống lưng bằng phương pháp nội khoa
- Giữ cố định ngoài và hoạt động nhẹ nhàng nhất có thể.
- Sử dụng các thuốc chống viêm, giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
- .Điều trị phục hồi chức năng nhờ vật lý trị liệu bằng các bài tập thể dục tăng cường sức khỏe cơ lưng, cơ đùi, cơ bụng.
- Người bị béo phì phải giảm cân. Có thể sử dụng máy chạy bộ hoặc xe đạp tập.
3.2. Khi nào cần phẫu thuật?
Bệnh nhân bị trượt, lệch đốt sống lưng chỉ can thiệp phẫu thuật khi đã được điều trị nội khoa từ 6-12 tháng mà không có kết quả khả quan. Bên cạnh đó, với những trường hợp nặng nề, gây ra biến chứng liệt vận động, teo cơ, rối loạn bàng quang (bí tiểu) thì cũng phải mổ để giảm nguy cơ để lại khiếm khuyết vĩnh viễn.
Phương pháp mổ được áp dụng với mục đích giải phóng tình trạng chèn ép thần kinh quá nặng, góp phần làm vững vàng cột sống trở lại cho người bệnh. Trong đó, 3 điều quan trọng nhất nếu muốn mổ can thiệp trượt, lệch đốt sống lưng thành công đó là:
- Phải giải ép thần kinh thật kỹ lưỡng và tốt.
- Tạo sự liền xương sau phẫu thuật.
- Cố định cột sống bằng dụng cụ vững chắc.
