Nếu chẳng may cơ thể bị thương tổn, bạn chắc hẳn muốn nó nhanh lành. Quá trình lành vết thương hở và cách chăm sóc vết thương mau lành như thế nào là điều mà nhiều người quan tâm. Bạn hãy tham khảo bí quyết trong bài viết này.
Vết thương hở là từ dùng để chỉ vết rách trên da khiến cho phần mô bên trong bị lộ ra ngoài. Nguyên nhân gây ra vết thương hở có thể là do chấn thương va đập, ngã hoặc phẫu thuật. Quá trình lành vết thương hở đóng vai trò khá đặc biệt bởi sự liền sẹo trên da chẳng những ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan trên cơ thể mà còn liên quan đến tính thẩm mỹ.
1. Cách xử lý vết thương hở như thế nào?
Cần rửa tay sạch sẽ trước khi xử lý vết thương hở
Việc xử lý và sơ cứu vết thương hở sẽ giúp bạn cầm máu, hạn chế tình trạng cơ thể bị mất máu quá nhiều. Trong quá trình sơ cứu vết thương, bạn cần hỗ trợ nạn nhân thở, duy trì lưu thông tuần hoàn, phòng tránh nguy cơ nhiễm khuẩn. Bạn hãy thực hiện theo trình tự sau:
- Rửa sạch tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi xử lý vết thương để hạn chế nhiễm trùng.
- Cầm máu với một số kỹ thuật như băng nút, ấn động mạch... tùy thuộc vào tình trạng tổn thương.
- Vệ sinh vết thương, nếu thấy vết thương hở chảy nước vàng thì dùng nước muối hoặc nước sạch giúp loại bỏ bụi bẩn hoặc mảnh vụn rồi dùng khăn lau nhẹ nhàng.
- Thoa thuốc kháng sinh hoặc thuốc mỡ nếu vết thương có kích thước nhỏ.
- Băng bó vết thương, tránh băng bó quá chặt để không cản trở quá trình lưu thông máu hoặc gây cảm giác khó chịu cho bệnh nhân.
- Thay băng: Mỗi ngày, bạn cần thay băng hoặc nếu băng gạc bị bụi bẩn, ẩm hưởng hoặc thấy máu khô dính vào vết thương hở quá nhiều.
- Theo dõi tình trạng vết thương để sớm nhận thấy các biến chứng và điều trị kịp thời. Nếu xuất hiện tình trạng nhiễm trùng, vết thương không lành, sưng đỏ hoặc viêm nhiễm, có mủ hoặc dịch bất thường, bạn hãy ngay lập tức đến bác sĩ.
2. Quá trình lành vết thương hở diễn ra như thế nào?
Quá trình lành vết thương hở sẽ diễn ra 3 giai đoạn:
2.1. Giai đoạn cầm máu và chống vi khuẩn xâm nhập
Giai đoạn đầu tiên trong quá trình lành vết thương là cầm máu
Giai đoạn này thường diễn ra từ vài giờ đến 4 ngày, thời gian có thể diễn ra lâu hơn đối với các vết thương mãn tính. Sau khi mạch máu tại vết thương bị vỡ, chúng sẽ hình thành các cục máu đông tạo thành chất ngoại gian bào làm kín vết thương tạm thời, giảm mất máu và tạo ra hoạt chất thu hút sự di chuyển của các tế bào khác đến vị trí vết thương. Tiểu cầu tiết ra các tế bào viêm và thực bào sẽ làm sạch vết thương.
2.2. Giai đoạn hình thành mô hạt làm đầy vết thương
Quá trình lành vết thương hở ở giai đoạn 2 sẽ kéo dài từ 1 đến 3 tuần với giai đoạn tái cấu trúc, lên mô hạt và biểu mô hóa. Các biểu mô có sự chuyển đổi của nguyên bào sợi thành cơ nguyên bào sợi, sắp xếp các ngoại gian bào để liên kết vết thương. Quá trình tái tạo biểu mô này bắt đầu từ mép và phần phụ của vết thương rồi mới dần dần vào khu vực chính. Đây cũng là nguyên nhân cho hiện tượng chúng ta thường bị ngứa xung quanh mép da khi vết thương sắp lành.
2.3. Giai đoạn tái tạo biểu bì
Giai đoạn tái tạo da bao gồm những thành phần chính là đại thực bào và nguyên bào sợi.. Các nguyên bào sợi, ngoại gian bào, các tế bào mới sẽ kết hợp và di chuyển đến khoảng từ 3 tháng đến 1, 2 năm thì vết thương sẽ bắt đầu lành và để lại sẹo.
Giai đoạn tái tạo diễn ra trong suốt quá trình các ngoại gian bào mới được tổ chức do cơ nguyên bào sợi thực hiện. Các tế bào này sẽ liên kết với những bó vi sợi tạo thành một sự liên kết mới chặt chẽ. Các phản ứng sinh học cũng sẽ tiết ra nhiều hoạt chất mới nhằm tăng mật độ, ổn định chất nền, tăng cường sức đề kháng. Đồng thời, quá trình sửa đổi phần trăm collagen cũng tiến hành tạo thành collagen I và collagen III. Tiếp theo, nguyên bào sợi phân hủy, tổng hợp những ngoại gian bào khỏe khoắn giúp vết thương nhanh chóng liền lại.
3. Cách chăm sóc vết thương mau lành như thế nào?
Bạn hãy bổ sung vitamin K để giúp vết thương nhanh lành
- Không để cơ thể bị căng thẳng vì điều này sẽ khiến quá trình lành vết thương hở diễn ra chậm hơn.
- Tăng cường tiêu thụ vitamin C bằng cách bổ sung các loại rau xanh như súp lơ, ớt chuông, bắp cải, nước cam, chanh vào khẩu phần ăn uống.
- Một cách làm giảm sưng tấy vết thương hở nếu bệnh nhân bị bỏng nhẹ, bỏng lửa thì bạn có thể dùng nha đam để làm dịu vết thương và giảm đau hiệu quả.
- Sử dụng mật ong như một bài thuốc chữa tổn thương do bị bỏng và loét da.
- Bổ sung kẽm cho cơ thể qua con đường ăn uống hoặc dùng oxit kẽm bôi lên da để giúp cho vết thương nhanh lành.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng giàu protein để vết thương phục hồi nhanh chóng, tăng cường hoạt động miễn dịch. Mục tiêu mỗi bữa ăn chính, bạn cần nạp khoảng 20 đến 30g protein và mỗi bữa ăn nhẹ là 10 đến 15g protein.
- Tăng cường bổ sung vitamin A, vitamin K bằng việc ăn các loại rau có lá màu xanh đậm, bông cải xanh, bông cải trắng, bơ, nho, kiwi, cải bắp, rau màu vàng hoặc cam, gan động vật, các sản phẩm từ sữa.
- Bổ sung khoáng chất đồng và sắt để tổng hợp collagen, tăng cường sức mạnh và sự đàn hồi cho thành mạch máu, xương và khớp. Để tăng hấp thu hai chất sắt và đồng cho cơ thể, bạn hãy ăn thịt thăn bò, đậu hũ, tỏi tây, rau bina, nấm,, tảo bẹ, bông cải xanh, cà tím, cà chua, măng tây, khoai tây, đậu que, đậu lăng, bạc hà, gừng...
Quá trình lành vết thương hở diễn ra trong thời gian khá dài nên bạn hãy chú ý cẩn thận để tránh cho vết thương bị nhiễm trùng hoặc nặng hơn, kéo dài thời gian hồi phục. Trong khi vết thương đang liền lại, bạn hãy tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc bôi nhằm tránh những biến chứng và hạn chế bị viêm nhiễm. Trong trường hợp phát hiện những dấu hiệu nhiễm trùng như sưng đỏ, nóng, đau ở vết thương, bạn cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ có ích cho bạn.

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”