Tổng đài miễn phí: 1800 6854 Trạng thái giao hàng Kiểm tra bảo hành
  • 1800 6854

Rau ngổ là gì? Tác dụng của rau ngổ đối với sức khỏe

Tác dụng của rau ngổ là gì? Chúng ta thường nghĩ rằng rau ngổ là gia vị khi nấu các món ăn nên bỏ qua tác dụng và chức năng của chính rau ngổ. Nắm được tác dụng cũng như tác hại của cây rau ngổ sẽ giúp bạn sử dụng loại rau này đúng cách hơn.

Rau ngổ là một trong những loại rau gia vị phổ biến của Việt Nam. Đây cũng là loại rau có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Việc sử dụng đúng cách loại rau này sẽ phát huy công dụng của rau ngổ mang lại lợi ích sức khỏe rất lớn đối với người sử dụng.

1. Rau ngổ là gì?

Rau ngổ là loại rau phổ biến tại Việt Nam. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp loại rau này tại những khu vực ẩm ướt như bờ ruộng, gần ao hồ. Đây là loại rau được nhiều người sử dụng như một loại gia vị giúp kích thích ăn uống ngon miệng hơn.  

tác dụng của rau ngổ

Rau ngổ là loại rau phổ biến tại Việt Nam.

Y học cổ truyền cho rằng rau ngổ có tính ấm, vị ngọt. Rau ngổ rất bổ dưỡng, trong rau ngổ có chứa nhiều vitamin C, carotene, vitamin b1, b2,... cũng như các khoáng chất phong phú như canxi, sắt, phốt pho và magie. Rau ngổ cũng chứa kali malate, v.v. Hàm lượng vitamin C trong rau ngổ cao hơn nhiều so với các loại rau thông thường. Người bình thường có thể đáp ứng nhu cầu vitamin C của cơ thể bằng cách ăn 7-10 gam lá rau ngổ. Caroten trong rau ngổ cao hơn cà chua, đậu cô ve, dưa chuột nhiều lần.

2. Đặc điểm của cây rau ngổ

Đây là một loại thảo mộc sống lâu năm, mọc ở vùng đất đầm lầy vùng ven biển, vùng đất trũng, ao hồ. Lá hơi đắng và được ăn như một món salad hoặc rau ở một số nước nhiệt đới. Thân cây rau ngổ khá mập, dài từ 30 cm trở lên, phân nhánh nhiều, rễ ở phía dưới.

Cây rau ngổ có hạch và hơi có lông, các lá không cuống, mọc thẳng, thuôn dài, dài từ 3 đến 5 cm, nhọn hoặc cùn ở ngọn và thường cắt ngắn ở gốc, có răng ở rìa. Hoa có màu trắng đến trắng lục trong hoặc màu tím.

tác dụng của rau ngổ

Đây là một loại thảo mộc sống lâu năm, mọc ở vùng đất đầm lầy vùng ven biển, vùng đất trũng, ao hồ.

3. Tác dụng của rau ngổ là gì?

3.1. Điều hòa dạ dày

Mùi thơm cay của rau ngổ có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, có tác dụng khai vị, bổ tỳ vị. Khi dùng rau ngổ trong chế biến ẩm thực hoặc điều trị bệnh, bạn cần rửa sạch trước khi dùng. Bởi rau ngổ là loại cây thân thảo, chúng mọc không cao, luôn mọc ở sát đất ẩm. Do vậy nên rất nhiều vi khuẩn, sán, bám vào lông tơ của rau. Bạn hãy ngâm rửa rau với nước muối, thuốc tím,… để phòng tránh bị nhiễm khuẩn.

3.2. Tác dụng của rau ngổ - Trị cảm lạnh

Rau ngổ có tính ấm, người bị bệnh tỳ vị hư hàn có thể ăn rau ngổ điều độ vừa có tác dụng làm ấm bụng, xua tan cảm lạnh, giúp tiêu hóa tốt, giảm đau dạ dày, có thể thêm vỏ cam để tiêu hóa, bổ khí và gừng. Để làm ấm bụng và xua tan lạnh bụng khi nấu cháo, rắc rau ngổ vào chảo để nấu cháo rau ngổ để uống.

Đối với bệnh cảm, sổ mũi thông thường,bạn có thể dùng khoảng 20g rau ngổ tươi, sắc uống. Đối với bệnh ho do mắc viêm phế quản mãn tính, hãy áp dụng bài thuốc sau:

Nguyên liệu

  • 50g rau ngổ tươi.
  • Một ít muối hột.

Cách thực hiện

  • Bước 1: Loại bỏ lá vàng, lá sâu
  • Bước 2: Rửa sạch, để ráo.
  • Bước 3: Giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt.
  • Bước 4: Cho thêm một vài hạt muối hột vào.

Liều dùng: Uống thuốc vào mỗi buổi sáng khi vừa thức dậy. Dùng liên tục trong vòng từ 10 – 15 ngày sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh.

tác dụng của rau ngổ

Rau ngổ có tính ấm, người bị bệnh tỳ vị hư hàn có thể ăn rau ngổ điều độ vừa có tác dụng làm ấm bụng, xua tan cảm lạnh

3.3. Đổ mồ hôi, giải nhiệt và phát ban

Chiết xuất rau ngổ có một chức năng đáng chú ý là đổ mồ hôi, giải nhiệt và phát ban. Hương thơm đặc biệt của nó có thể kích thích sự bài tiết của các tuyến mồ hôi và thúc đẩy cơ thể đổ mồ hôi và phát ban.

Bạn có thể sử dụng bài thuốc sau để cải thiện những bệnh như phát ban.

Nguyên liệu: 

  • 40 – 60g rau ngổ.
  • 1 thìa cà phê muối iot tinh luyện.
  • Nước sôi để nguội.

Cách thực hiện

  • Bước 1: Loại bỏ lá vàng, lá sâu.
  • Bước 2: Rửa rau sạch sẽ, để ráo nước.
  • Bước 3: Giã nhỏ rau ngổ. Hoặc dùng máy xay sinh tố để xay nhuyễn.
  • Bước 4: Lấy phần rau ngổ vừa xay ra ngoài cốc. Bạn có thể chế thêm nước sôi để nguội, cho thêm một ít muối vào và uống mỗi ngày.

tác dụng của rau ngổ

Chiết xuất rau ngổ có một chức năng đáng chú ý là đổ mồ hôi, giải nhiệt và phát ban

3.4. Tác dụng của rau ngổ- Trị bệnh ngoài da

Rau ngổ cũng là một trong những cây thuốc có khả năng trị bệnh ngoài da. Khi bị mẩn ngứa bạn có thể sử dụng lá rau ngổ rửa sạch sau đó đun nước. Dùng nước lá rau ngổ có thể loại bỏ đi nấm gây viêm, ngứa da.

Ngoài cách kể trên bạn cũng có thể sử dụng rau ngổ đắp trực tiếp vào vết thương để cải thiện bệnh ngoài da hiệu quả. Đây cũng là cách cầm máu được nhiều người áp dụng.

3.5. Kích thích ngon miệng

Sử dụng rau ngổ có khả năng giúp bạn ăn ngon miệng hơn. Việc nấu ăn thêm rau ngổ vào như một loại rau gia vị có thể khiến món ăn thơm ngon, hấp dẫn hơn. Ngoài ra, mùi thơm của rau ngổ cũng có tác dụng giảm đi mùi tanh của những thực phẩm khác như cá, tôm,.... Do vậy, người ta thường sử dụng rau ngổ trong việc chế biến những món ăn như canh chua cá, lẩu cá,....

Bệnh cạnh những lợi ích khi sử dụng rau ngổ đối với sức khỏe thì việc dùng rau ngổ không đúng cách cũng gây ra những tác hại.

tác dụng của rau ngổ

Việc nấu ăn thêm rau ngổ vào như một loại rau gia vị có thể khiến món ăn thơm ngon, hấp dẫn hơn.

3.6. Rau ngổ trị bệnh gì? - Trị sỏi thận

Bạn có thể sử dụng rau ngổ kết hợp với nước dừa để trị bệnh sỏi thận. Việc uống nước dừa với rau ngổ giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng. Kiên trì uống nước rau ngổ với dừa trái có thể giúp bạn cải thiện đáng kể tình trạng sỏi thận.

Rau ngổ có thể chữa được bệnh sỏi thận dạng nhẹ. Thqua hoạt động giãn mạch máu, giảm co thắt cơ trơn, thúc đẩy lọc máu, lợi tiểu,… Từ đó, các tinh thể lắng cặn ở thận bị tiêu nhỏ, hòa tan, dễ đào thải ra ngoài qua đường tiết niệu.

Bạn có thể nấu 50g – 100g rau ngổ với 2 bát nước đun sôi trong vòng 20 phút. Sau khi nguội, bạn uống nước rau ngổ. Hãy duy trì, uống nước rau ngổ thường xuyên mỗi ngày. Có thể kế hợp với mã đề, râu ngô,…

3.7. Giải độc, thanh lọc cơ thể

Rau ngổ có khả năng giải độc.. Sử dụng rau ngổ khiến cho đầu óc luôn sảng khoái, minh mẫn. Ngoài ra với tính năng giải độc này mà cây rau ngổ sẽ làm giảm và loại bỏ dần mụn bọc, mụn cám, chứng đầy hơi khó tiêu. Để cơ thể được thanh lọc, bạn có thể tiến hành thực hiện như sau:

Nguyên liệu

  • 100g rau ngổ.
  • 100g tàu bạc hà tươi.
  • Nước sôi để nguội.

Cách thực hiện

  • Bước 1: Rửa sạch rau ngổ, sau đó phơi khô.
  • Bước 2: Sao vàng hạ thổ rau ngổ với bạc hà (chưa tước vỏ) 3 lần.
  • Bước 3: Sắc rau ngổ và bạc hà với nước trong vòng 10 phút.

Liều dùng: Uống thuốc vào buổi sáng trước khi ăn sáng. Uống 5 ngày, nghỉ 5 ngày. Kiên trì uống điều đặn trong 1 tháng sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể sức khỏe.

3.8. Tác dụng của rau ngổ - Chữa viêm khớp

Khoa học hiện đại đã chứng minh cây rau ngổ có nhiều tác dụng trong điều trị bệnh viêm khớp. Trong cây rau ngổ có chứa rất nhiều hoạt chất như các loại vitamin B, C, carotene, glucid, protid,... Những chất này giúp khu khu trừ phong thấp điều trị bệnh viêm khớp rất tốt. Bên cạnh đó, rau ngổ còn chứa một hàm lượng tương đối flavonoid và coumarin, giúp nó có khả năng chống viêm, kháng khuẩn tốt. Để chữa viêm khớp bằng cây rau ngổ bạn có thể tiến hành như sau.

Chuẩn bị

  • Rau ngổ tươi.
  • Muối hạt.

Thực hiện: 

  • Bước 1: Rau ngổ tươi mua về đem rửa sạch. Sau đó ngâm với muối để loại bỏ tạp chất.
  • Bước 2: Vớt rau ngổ ra để ráo nước rồi giá nát cùng vài hạt muối.
  • Bước 3: Lấy phần rau đã được giã nát. Sau đó đắp vào vị trí khớp bị viêm và dùng miếng vải mỏng cố định lại khoảng 45 phút. 
  • Bước 4: Rửa lại vùng da đắp bã rau ngổ sau khi đắp.

Kiên trì thực hiện vào buổi sáng hàng ngày sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng viêm khớp hiệu quả.

4. Tác hại của rau ngổ

Rau ngổ khi sử dụng không đúng cách có thể gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe. 

4.1. Dễ nhiễm sán

Rau ngổ là loại cây thường được trồng tại những khu vực ẩm ướt như bờ ao, nơi nước đọng. Việc sống trong môi trường ẩm ướt khiến rau ngổ chính là nơi trú ẩn lý tưởng cho giun sán. Do vậy, để tránh nhiễm sán bạn nên chắc chắn là rau ngổ đã được rửa kỹ và nấu chín. Không nên sử dụng rau ngổ sống để tránh sự xâm nhập của giun, sán gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe.

4.2. Chán ăn

Việc sử dụng quá nhiều rau ngổ trong chế biến thức ăn cũng át đi mùi vị thức ăn. Do đó khi cho quá nhiều rau ngổ vào món ăn khiến bạn ăn không còn ngon miệng. Do vậy, bạn chỉ lên thêm 1 - 2 cành rau ngổ để kích thích vị giác và làm dậy mùi món ăn.

Hiện nay chưa có nghiên cứu cụ thể nào về tác hại của cây rau ngổ. Tuy nhiên, dù là thuốc bổ khi sử dụng quá nhiều cũng gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Do vậy, khi sử dụng rau ngổ hay bất kỳ loại thực phẩm nào bạn cũng chỉ nên dùng với lượng vừa đủ.

Trên đây là những thông tin về tác dụng của rau ngổ và tác hại của nó. Việc nắm được thông tin này sẽ giúp bạn sử dụng rau ngổ đúng cách để tăng cường sức khỏe. Để theo dõi những bài viết tiếp theo về chăm sóc sức khỏe bạn có thể tham khảo tại trang chủ của chúng tôi.

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Hình dạng rau ngổ như thế nào?
Đây là một loại thảo mộc sống lâu năm, mọc ở vùng đất đầm lầy vùng ven biển, vùng đất trũng, ao hồ. Lá hơi đắng và được ăn như một món salad hoặc rau ở một số nước nhiệt đới. Thân cây rau ngổ khá mập, dài từ 30 cm trở lên, phân nhánh nhiều, rễ ở phía dưới.
Khoa học hiện đại đã chứng minh cây rau ngổ có nhiều tác dụng trong điều trị bệnh viêm khớp. Trong cây rau ngổ có chứa rất nhiều hoạt chất như các loại vitamin B, C, carotene, glucid, protid,... Những chất này giúp khu khu trừ phong thấp điều trị bệnh viêm khớp rất tốt. Bên cạnh đó, rau ngổ còn chứa một hàm lượng tương đối flavonoid và coumarin, giúp nó có khả năng chống viêm, kháng khuẩn tốt.
Rau ngổ có khả năng giải độc. Sử dụng rau ngổ khiến cho đầu óc luôn sảng khoái, minh mẫn. Ngoài ra với tính năng giải độc này mà cây rau ngổ sẽ làm giảm và loại bỏ dần mụn bọc, mụn cám, chứng đầy hơi khó tiêu.
Sử dụng rau ngổ giúp kích thích tiết sữa.
Rau ngổ là loại cây thường được trồng tại những khu vực ẩm ướt như bờ ao, nơi nước đọng. Việc sống trong môi trường ẩm ướt khiến rau ngổ chính là nơi trú ẩn lý tưởng cho giun sán. Do vậy, để tránh nhiễm sán bạn nên chắc chắn là rau ngổ đã được rửa kỹ và nấu chín. Không nên sử dụng rau ngổ sống để tránh sự xâm nhập của giun, sán gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe.
popup-btn3