Tổng đài miễn phí: 1800 6854 Trạng thái giao hàng Kiểm tra bảo hành
  • 1800 6854

Tác hại của sữa bò với trẻ em không ai ngờ tới

Nhiều gia đình xem sữa bò là thức uống không thể thiếu mỗi ngày để bảo vệ xương và đảm bảo sức khỏe, nhưng lại không hề hay biết tác hại của sữa bò đối với cơ thể, nhất là trẻ em thế nào. Cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Chúng ta thường được nghe các lời quảng cáo về những công dụng tuyệt vời của sữa bò, nhưng ít ai lại biết nó cũng có mặt trái mang đến những ảnh hưởng tiêu cực, đặc biệt là với trẻ em. Vậy tác hại của sữa bò là gì bạn đã biết chưa? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này cũng như hướng dẫn cách uống sữa bò sao cho đúng.

tác hại của sữa bò

Tìm hiểu tác hại của sữa bò đối với trẻ em

1. Tác hại của sữa bò đối với trẻ em

1.1. Tính axit

Cơ thể muốn khỏe mạnh, chống lại bệnh tật thì cần duy trì độ kiềm ở mức 7,3 - 7,45. Trong khi đó, sữa là loại thức uống có tính axit với độ kiềm dao động 4 - 6,85. Điều này biểu hiện sữa bò có thể làm cơ thể rơi vào tình trạng dư thừa axit, gây viêm, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch.

Cơ thể cần phải sử dụng những khoáng chất như magiê, phốt pho, canxi từ xương để trung hòa hòa tính axit của các thực phẩm đã nạp vào cơ thể. Vì vậy, tuy sữa chứa nhiều canxi - khoáng chất quan trọng cho xương, nhưng lâu dần loại thức uống này cũng tạo thành một trong các nguyên nhân dẫn đến loãng xương vì cơ thể mất những khoáng chất cho quá trình kiềm hóa.

1.2. Gây bệnh

Mặt trái của sữa bò tiếp theo là gây bệnh. Trong sữa bò chứa nhiều cholesterol cùng chất béo bão hòa, đây là 2 thành phần có quan hệ mật thiết đến bệnh béo phì, tiểu đường và tim mạch. Kể cả loại sữa ít béo chứa những nguy cơ này. Thực tế, 2% chất béo và 35% lượng calo trong sữa bò được hình thành từ chất béo. Một số nghiên cứu cho thấy, sữa bò chính là một trong các yếu tố làm gia tăng nguy cơ ung thư,nhất là ung thư tuyến tiền liệt và ung thư buồng trứng. Những yếu tố tăng trưởng tương tự như insulin (IGF-1) có liên quan tới tử vong sớm và ung thư cũng được tìm thấy trong sữa.

1.3. Độc tố trong sữa

Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mà không có bất kỳ loại sữa nào so sánh được, sữa bò cũng vậy. Thành phần trong sữa bò khác với sữa mẹ. Sữa bò tự nhiên bên cạnh việc chứa những hormone của bò cái thì còn chứa một lượng hormone được người nuôi bò thêm vào để gia tăng sản lượng sữa. 2 loại hormone này có thể làm ảnh hưởng tới chức năng nội tiết tố tự nhiên của con người.

Mặt khác, người chăn bò thường cho bò dùng thuốc kháng sinh để điều trị tình trạng viêm vú khiến các kháng sinh này đôi khi tồn dư trong sữa bò. Đồng thời, sữa bò có thể tồn tại PCBs và dioxin, thuốc trừ sâu. Những sản phẩm sữa bò có thể tồn tại lượng i-ốt nhất định. Nếu dùng ở lượng nhỏ vừa đủ thì i-ốt không phải là chất độc, nhưng thông thường lượng i-ốt trong sữa bò thường chính là hậu quả của quá trình xử lý sữa sau khi vắt.

tác hại của sữa bò

Sữa bò mang đến những tác hại mà ít ai ngờ tới

2. Trẻ em có nên uống sữa bò không?

Sau khi đã tìm hiểu rõ tác hại của sữa bò, vậy trẻ em có nên uống sữa không? Theo chuyên gia dinh dưỡng, trẻ nên vẫn nên uống sữa bò để cung cấp vitamin A, B12, D, kali, canxi, protein, nhưng phải uống với lượng phù hợp. Nếu bạn muốn bé hạn chế dùng sữa bò thì phải đảm bảo nhận đủ vitamin D để có đủ khả năng hấp thu canxi từ thực phẩm.

3. Trẻ em nên uống bao nhiêu sữa bò?

Thông thường, trẻ em uống sữa bò sẽ hạn chế dùng những loại nước kém bổ dưỡng khác như nước ngọt, nước quả. Do đó, theo những chuyên gia y tế khuyến cáo, trẻ em 2 - 8 tuổi cần uống 2 ly sữa/ngày, trẻ 9 - 18 tuổi uống 3 ly sữa/ngày.

4. Dùng thực phẩm nào thay thế sữa bò?

Nếu bạn lo lắng tác hại của sữa bò đối với trẻ, có thể thay thế bằng nhiều loại thực phẩm khác. Những chất dinh dưỡng có lợi trong sữa bò cũng có thể tìm thấy ở nhiều loại thực phẩm khác như ngũ cốc, rau củ, trái cây, các loại hạt và đậu. Thậm chí một vài loại rau xanh đậm còn chứa lượng canxi cao hơn cả sữa. Chẳng hạn, trong 100 calo thì cải thìa chứa 1.000mg canxi còn sữa chỉ chứa 200mg canxi. Đồng thời, thực vật có tính kiếm sẽ kiềm hóa cơ thể, phong phú những chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật

Nếu bạn muốn dùng loại sữa khác thay thế cho sữa bò có thể dùng sữa yến mạch, sữa cây gai dầu, sữa hạnh nhân, sữa dừa... Phô mai hạnh nhân, phô mai đậu nành cũng là sự chọn lựa phù hợp để thay thế cho phô mai sữa bò, mang đến cơ thể khỏe mạnh.

tác hại của sữa bò

Thay sữa bò bằng các loại sữa khác

Vậy là bài viết đã giúp bạn hiểu rõ về tác hại của sữa bò và phương pháp dùng uống sữa bò đúng cách cho trẻ em. Bạn hãy xây dựng cho bé một thực đơn khoa học để cung cấp đầy đủ dưỡng chất giúp bé phát triển thể chất toàn diện nhé! Tham khảo thêm các kiến thức trẻ em bổ ích được cập nhật thường xuyên trên website thương hiệu Elipsport.

Cuộc sống ngày càng đầy đủ kèm theo nhu cầu ăn uống càng được nâng cao, nhiều loại thực phẩm mới lạ xuất hiện. Do đó, người sử dụng cần trang bị đủ kiến thức để chế biến đúng cách, không làm mất đi chất dinh dưỡng của chúng. Bên cạnh việc tăng cường sức khỏe từ bên trong, việc tập thể thao tại nhà với máy chạy bộ, xe đạp tập,.. cũng ngày càng phổ biến vì chúng giúp tăng cường sự dẻo dai cho cơ thể lại tiết khiệm thời gian hơn so với tập luyện ngoài trời. Thêm vào đó, hãy sử dụng ghế massage để thư giãn tinh thần và giảm áp lực nữa nhé!

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Khi nào trẻ em có thể uống được sửa bò nguyên kem?
Bé đã đã ngoài 1 tuổi là có thể uống sữa bò nguyên kem. Nhưng nếu bé đa uống sữa công thức hoặc bú mẹ 2 - 3 lần/ngày thì không cần dùng sữa bò.
Nếu trẻ không uống sữa bò, bạn có thể cho bé dùng những chế phẩm sữa như sữa chua, phô mai hoặc các thực phẩm giàu vitamin D và canxi khác.
Người lớn càng dùng nhiều sữa bò càng có nguy cơ bị gãy xương cao hơn vì sữa cùng những chế phẩm từ sữa sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng và kéo dài xương. Xương dài thì dễ bị gãy hơn xương ngắn.
Trẻ sơ sinh không thể tiêu hóa được khi uống sữa bò. Hàm lượng khoáng chất cao và đạm cao trong sữa sẽ ảnh hưởng đến thận của bé, có thể tạo thành kích ứng hệ tiêu hóa dẫn đến máu trong phân.
Nếu bạn thấy bé có các dấu hiệu sau đây, có thể đã bị dị ứng sữa bò: Ói mửa sau khi bú, khóc, đau bụng, đầy bụng, tràm, phát ban ngứa.