Tổng đài miễn phí: 1800 6854 Trạng thái giao hàng Kiểm tra bảo hành
  • 1800 6854

Teo cơ bắp tay là gì? Nguyên nhân nào gây teo cơ tay?

Hiện tượng teo cơ bắp tay là gì? Nguyên nhân nào gây tình trạng teo cơ tay? Bạn hãy tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết này để trang bị cho bản thân thêm kiến thức trong sinh hoạt hàng ngày.

Teo cơ tay là một chứng bệnh khá nguy hiểm gây ra nhiều tác động không hề nhỏ cho cơ thể, thậm chí để lại những di chứng ảnh hưởng đến khả năng vận động khó có thể phục hồi. Việc trang bị cho bản thân nhiều kiến thức về căn bệnh này, chẳng hạn như nguyên nhân, triệu chứng, cách nhận biết bệnh sẽ là tiền đề để bệnh nhân phát hiện sớm nhằm có được hướng điều trị nhanh chóng, kịp thời.

1. Nguyên nhân của bệnh teo cơ tay là gì?

teo cơ tay

Cơ tay bị teo do nhiều nguyên nhân khác nhau

Cũng giống như xương khớp, cơ đóng vai trò khá quan trọng trong quá trình nâng đỡ, hỗ trợ cơ thể và duy trì các hoạt động vận động thể chất. Teo cơ nói chung là từ dùng để chỉ trạng thái giảm khối lượng cơ không đồng đều hoặc đồng đều ở 1 hoặc 2 bên chi hoặc ở vùng cơ thể bị thương tổn. Theo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa, teo cơ bắp tay là một chứng rối loạn di truyền gây ảnh hưởng lên các dây thần kinh trên cánh tay.

Một vài nguyên nhân bệnh lý khiến tay bị teo cơ có thể kể đến là:

  • Nhóm các bệnh loạn dưỡng cơ như Becker, Duchenne, Emery Dreifuss, bệnh loạn dưỡng cơ gốc chi.
  • Những tổn thương đa ổ thần kinh, chẳng hạn như chèn ép rễ thần kinh lâu ngày khiến cơ không nhận được chất dinh dưỡng đầy đủ nên gây bệnh teo cơ.
  • Những bệnh lý hoặc tổn thương thần kinh ngoại biên.
  • Bệnh nhân bị chấn thương cột sống cổ với vị trí đốt sống từ C4-C7.
  • Các bệnh mãn tính không phải bệnh cơ khớp nhưng cũng có khả năng gây các biến chứng teo cơ như ung thư, COPD, HIV, suy thận mạn.
  • Do chấn thương.

Bên cạnh đó, bệnh còn có thể bị gây ra bởi các nguyên nhân ngoại cảnh tác động đến cơ thể như tai nạn, chấn thương, vận động sai cách, thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh. Một vài chấn thương có thể khiến bệnh nhân bị teo cơ tay bao gồm:

  • Bỏng nặng
  • Gãy xương
  • Cơ thể bị chấn thương do té ngã khiến cơ bị tổn thương làm giãn cơ, rách cơ.
  • Yếu cơ, teo cơ do thiếu vận động nghiêm trọng.

2. Các triệu chứng của bệnh teo cơ bắp tay

teo cơ tay

Có nhiều triệu chứng cho thấy bệnh nhân bị teo cơ bắp tay

Triệu chứng của bệnh teo cơ bàn tay khá dễ nhận biết bởi chúng có những dấu hiệu rõ rệt xảy ra trên bắp tay, bàn tay hoặc cả cánh tay. Tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh mà tình trạng teo cơ có thể sẽ xảy ra ở các bộ phận khác nhau, trên một bên tay, cả hai bên tay, toàn bộ cơ vùng cánh tay hoặc tê tay teo cơ. Những triệu chứng khi bị teo cơ sẽ thường đi kèm với tình trạng yếu cơ gốc chi khiến lực cơ và sự linh hoạt của tay bị giảm mạnh. Để nhận biết chứng bệnh teo cơ tay, bạn có thể xem xét một số yếu tố như:

  • Biểu hiện đầu tiên của chứng tê tay teo cơ là bệnh nhân không thể khép được cánh tay vào sát thân mình khi nghỉ ngơi.
  • Khi đưa cánh ta ra trước và trong tư thế khuỷu tay gấp lại, người bệnh cảm thấy khó vận động hai khuỷu tay hoặc không chạm được tay vào nhau.
  • Phần xương bả vai nhô cao trong khi vùng ở giữa hai vai bị xệ và xoay ra ngoài.
  • Trong trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân sẽ có tình trạng bán sai khớp vai, vai xuôi, vùng lưng ngực bị biến dạng.
  • Nếu như phần trước tay bị ảnh hưởng thì cánh tay sẽ có hình dạng như uốn cong và rẽ ra.
  • Nếu phần sau vai bị ảnh hưởng thì cánh tay sẽ kéo ra dài hơn so với người bình thường và hay uốn cong.
  • Phía đầu của xương cánh tay có thể bị trật khớp.
  • Vẹo xương sống nếu lực cơ hai bên cơ thể vùng lưng và vai yếu, bất cân đối khiến cho cơ gân và xương bị giảm phản xạ.

3. Bệnh teo cơ tay có gây nguy hiểm không?

teo cơ tay

Bệnh teo cơ tay rất nguy hiểm

Teo cơ bắp tay là chứng bệnh nguy hiểm bởi nó sẽ gây ảnh hưởng vô cùng lớn đến chức năng vận động của tay và khiến cho bệnh nhân đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống. Nếu như không được chữa trị đúng cách và kịp thời, cánh tay của người bệnh sẽ dần bị mất đi khả năng vận động khiến chúng không thể cử động được. Phần gân, cơ, xương tay sẽ bị thoái hóa, xơ hóa dần rất nguy hiểm.

Có nhiều dấu hiệu đặc trưng của chứng bệnh tay bị teo cơ, song cũng có những triệu chứng thông thường khiến người bệnh ít để ý như khó khép tay, tê tay... Do đó, nếu nhận thấy một trong các triệu chứng teo cơ nói trên thì người bệnh nên đi bác sĩ chẩn đoán bằng hình ảnh thông qua phương pháp siêu âm hay chụp X-quang lồng ngực.

4. Một số thể teo cơ tay thường gặp

Có nhiều thể teo cơ tay khác nhau và tùy thuộc vào vị trí teo cơ mà những di chứng, biến chứng và cách điều trị cũng không giống nhau. Một số vị trí của bệnh phổ biến thường diễn ra như teo cơ bàn tay, teo cơ bắp tay, tê tay teo cơ, teo cơ cánh tay, teo cơ tay phải, teo cơ tay trái, hoặc teo cơ cả 2 cánh tay cùng lúc.

4.1. Thể teo cơ bắp tay

teo cơ tay

Thể teo cơ bắp tay

Teo cơ bắp tay là tình trạng các cơ vùng bắp tay bị thuyên giảm khối lượng. Bệnh xảy ra do mắc một số bệnh lý, thiếu vận động, bị chấn thương khi tập luyện, tai nạn...

Biểu hiện của teo cơ bắp tay là thấy rõ phần cơ tay bị giảm đi hẳn so với bên còn lại do bệnh hay xảy ra ở một bên tay. Theo khảo sát, lứa tuổi dễ bị teo cơ bắp tay nhất là trẻ em. Người trưởng thành cũng có nguy cơ mắc bệnh do cơ bắp thiếu sự vận động, bị gãy tay, không tiêm thuốc tăng cơ vào tay đúng liều lượng gây xơ hóa cơ.

4.2. Bệnh teo cơ bàn tay

Nguyên nhân chủ yếu gây ra chứng teo cơ bàn tay là do chấn thương, do hội chứng Guyon hoặc do bị các bệnh lý về xương khớp ở bàn tay, cổ tay chèn ép, bệnh lý về mạch máu khiến máu không thể lưu thông và nuôi dưỡng vùng cánh tay như người bình thường.

Biểu hiện đầu tiên khi bàn tay bị teo cơ chính là người bệnh bị mất cảm giác ở ngón út và nửa ngón áp út, phần cơ bị yếu đi. Khi ấy, bạn cần đến bệnh viện chuyên khoa để được tiến hành làm chẩn đoán bệnh chính xác nhất.

4.3. Bệnh teo cơ tay bên trái hoặc bên phải

Teo cơ tay bên phải hoặc bên trái là một trong những dấu hiệu sẽ gặp phải khi bị teo cơ tay và thường xảy ra ở một bên tay. Triệu chứng dễ nhận thấy nhất là cánh tay bên trái hoặc bên phải của người bệnh bị teo nhỏ hơn so với tay còn lại, từ bắp tay đến cổ tay rồi đến bàn tay bị giảm cảm giác hoặc có vùng bị mất cảm giác.

5. Điều trị chứng bệnh teo cơ tay như thế nào?

Khi bị mắc bệnh teo cơ tay, người bệnh sẽ bị hạn chế chức năng hoạt động bình thường của tay, thẩm mỹ cũng bị ảnh hưởng. Theo ý kiến của các bác sĩ, bệnh teo cơ ở tay sẽ được điều trị một cách đơn giản nếu được phát hiện, chẩn đoán sớm. Chính vì thế, nếu như gặp phải bất kỳ dấu hiệu nào về sự bất thường trong vận động ở khớp vai, nhận thấy xương bả vai nhô cao lên sau lưng, bờ vai xệ xuống thì nên đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và được tư vấn phương pháp chữa bệnh thích hợp.

Hiện nay, người ta đã áp dụng một số biện pháp chữa bệnh cơ tay bị teo cụ thể như:

5.1. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và tập luyện

teo cơ tay

Cần có chế độ dinh dưỡng và tập luyện phù hợp

  • Ở những người bị teo cơ tay do nguyên nhân thiếu vận động thì khẩu phần dinh dưỡng và chế độ tập luyện phù hợp sẽ giúp bệnh nhân hồi phục mà không cần phải phẫu thuật.
  • Bệnh nhân nên ăn uống bổ sung nhóm thực phẩm chứa nhiều gLutamine, protein, creatine cùng việc tập các bài chuyên biệt cho vùng cánh tay hay bài tập đối kháng để cơ nhanh chóng trở nên khỏe hơn.

5.2. Uống thuốc điều trị teo cơ tay

Một cách để điều trị căn bệnh cơ tay bị teo chính là uống thuốc được chỉ định khi mới phát hiện bệnh. Bác sĩ sẽ xem xét tùy thuộc vào các nguyên nhân bệnh lý và tình trạng teo cơ để chỉ định thuốc phù hợp cho bệnh nhân. Sau một thời gian sử dụng thuốc điều trị cùng với các bài tập luyện cơ tay, người bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng. Tuy nhiên, một điều cần lưu ý khi thực hiện phương pháp này chính là bệnh nhân không được tự ý uống thuốc để tránh tình trạng dùng sai thuốc hoặc gây ra biến chứng nặng thêm mà phải áp dụng chặt chẽ dựa theo phác đồ của bác sĩ.

5.3. Ứng dụng phương pháp điện châm

Điều trị teo cơ tay bằng phương pháp điện châm thường được chỉ định cho các trường hợp bị teo cơ xảy ra do nguyên nhân thần kinh ngoại biên. Bệnh nhân mắc bệnh nên nhanh chóng đến phòng khám chuyên khoa hoặc bệnh viện để khám và điện châm nhằm được điều trị một cách an toàn và hiệu quả nhất.

5.4. Điều trị teo cơ bằng phẫu thuật

Đối với trường hợp teo cơ gây ra do nguyên nhân là các chấn thương từ bên ngoài thì các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phẫu thuật. Sau khi trải qua cuộc phẫu thuật, bệnh nhân cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng và tập luyện cơ tay hợp lý để giúp cơ tay hồi phục lại nhanh chóng.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên bệnh teo cơ nên cách điều trị cũng không giống nhau. Để khắc phục bệnh một cách hiệu quả nhất, tránh phát sinh nhiều biến chứng về sau thì người bệnh cần đến khám và chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh, từ đó xác định phác đồ điều trị tại bệnh viện lớn, uy tín.

6. Những phương pháp phòng bệnh teo cơ tay

teo cơ tay

Bạn hãy tập các bài yoga và thiền để phòng tránh cơ tay bị teo

Bệnh nhân có thể mắc bệnh từ chính thói quen sống hàng ngày. Do đó, bạn hãy chú ý phòng ngừa căn bệnh này với các biện pháp:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ an toàn.
  • Có chế độ sinh hoạt lành mạnh, ngủ từ 6 đến 8 tiếng mỗi ngày để hệ thần kinh được phục hồi chức năng.
  • Hạn chế để tinh thần bị căng thẳng.
  • Tập các bài yoga, thiền, thái cực dưỡng sinh tối thiểu mỗi tuần 3 lần.
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm có chứa caffeine.
  • Ăn nhiều các nhóm thực phẩm có chứa gLutamine, protein, creatine.
  • Tập các bài chuyên biệt cho vùng cánh tay hay bài tập đối kháng để tăng cường sức khỏe cho cơ.
  • Nếu cơ bị đau đột ngột, bạn có thể áp dụng biện pháp chườm lạnh 2 đến 3 lần, mỗi lần kéo dài khoảng 5 phút để giảm đau.

Có thể nói rằng, teo cơ tay là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm với nhiều thể và có nguy cơ gây ra các biến chứng khác nhau. Mong rằng những kiến thức đã được tổng hợp trên đã giúp người bệnh hiểu được nguyên nhân cùng cách điều trị phổ biến và biện pháp phòng bệnh đúng cách. Hãy lắng nghe cơ thể mình để phát hiện những bất thường nhằm chữa trị bệnh kịp thời, bạn nhé!

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Nguyên nhân của bệnh teo cơ tay là gì?
Một vài nguyên nhân bệnh lý khiến tay bị teo cơ có thể kể đến là: Các bệnh dưỡng cơ, tổn thương đa ổ thần kinh, tổn thương thần kinh ngoại biên, chấn thương cột sống cổ, chấn thương, bỏng nặng, gãy xương, yếu cơ, teo cơ do thiếu vận động nghiêm trọng.
Có nhiều triệu chứng cho thấy bệnh nhân bị teo cơ bắp tay như không thể khép được cánh tay vào sát thân mình, khó vận động hai khuỷu tay hoặc không chạm được tay vào nhau, xương bả vai nhô cao trong khi vùng ở giữa hai vai bị xệ và xoay ra ngoài, bán sai khớp vai, vai xuôi, vùng lưng ngực bị biến dạng, phần trước tay bị ảnh hưởng thì cánh tay sẽ có hình dạng như uốn cong và rẽ ra, đầu của xương cánh tay có thể bị trật khớp, vẹo xương sống.
Có. Teo cơ bắp tay là chứng bệnh nguy hiểm bởi nó sẽ gây ảnh hưởng vô cùng lớn đến chức năng vận động của tay và khiến cho bệnh nhân đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống. Nếu như không được chữa trị đúng cách và kịp thời, cánh tay của người bệnh sẽ dần bị mất đi khả năng vận động khiến chúng không thể cử động được.
Một số vị trí của bệnh phổ biến thường diễn ra như teo cơ bàn tay, teo cơ bắp tay, tê tay teo cơ, teo cơ cánh tay, teo cơ tay phải, teo cơ tay trái, hoặc teo cơ cả 2 cánh tay cùng lúc.
Theo ý kiến của các bác sĩ, bệnh teo cơ ở tay sẽ được điều trị một cách đơn giản nếu được phát hiện, chẩn đoán sớm. Hiện nay, người ta đã áp dụng một số biện pháp chữa bệnh cơ tay bị teo cụ thể như: Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và tập luyện; Uống thuốc điều trị teo cơ tay; Ứng dụng phương pháp điện châm hoặc điều trị teo cơ bằng phẫu thuật.