Thay khớp gối nhân tạo là một loại phẫu thuật xương khớp gây mê cần thiết trong một số trường hợp mà sẽ được bác sĩ Wynn Tran chia sẻ trong bài viết sau đây. Cùng tìm hiểu để có thêm thông tin xác định bản thân có nên thay khớp gối hay không.
Thay khớp gối nhân tạo là một biện pháp điều trị dứt điểm bệnh thoái hóa khớp gối. Bệnh thoái hóa khớp là một căn bệnh mà phần sụn giữa 2 khớp gối bị mòn do áp lực đè nén lên khớp thời gian dài, lặp đi lặp lại, hoặc do sự thoái hóa tự nhiên khi tuổi tác tăng dần lên. Từ đó, dẫn tới xương gần đụng tới xương, gây ra cơn đau khớp gối. Trong trường hợp này, nhiều bác sĩ sẽ khuyến khích bạn thực hiện thay khớp gối mới bằng vật liệu nhân tạo.
Nguồn: Youtube Dr. Wynn Tran
1. Có nên mổ thay khớp gối không?
Theo bác sĩ Wynn Tran - bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp đang làm việc tại bệnh viện thuộc khu vực Cali, Hoa Kỳ cho biết, có rất nhiều bệnh nhân hỏi rằng: “Bác sĩ mổ nói tôi nên thay khớp trong khi đó bác sĩ chuyên khoa xương khớp lại khuyên tôi nên thay khớp gối. Vậy tóm lại tôi có nên mổ thay khớp gối hay không.”
Thực tế, bác sĩ Wynn Tran cho rằng bệnh nhân nên tự mình kiểm tra xem có nằm trong số 7 nhóm đối tượng sau đây cần thay khớp gối hay không. Nếu không thì người bệnh chưa cần phải mổ. Vì mổ cũng giống như con dao hai lưỡi, bạn có thể có được khớp khỏe mạnh nhưng cũng có thể gặp phải một số rủi ro. Cụ thể, 7 trường hợp bệnh nhân nên thay khớp gối nhân tạo bao gồm:
1.1. Cơn đau khớp gối trầm trọng, liên tục
- Bệnh nhân có những cơn đau khớp gối liên tục, dai dẳng và không giảm dù bạn đã chữa với nhiều biện pháp không can thiệp phẫu thuật khác.
- Bệnh nhân đau khớp gối đã dùng các thuốc giảm đau kháng viêm nhưng đều không có tác dụng.
- Hoặc bệnh nhân đã tập vật lý trị liệu nhưng không dứt điểm được các cơn đau khớp gối.
- Chích khớp gối, chích nhiều lần nhưng cơn đau không chấm dứt.
Bệnh nhân nên thay khớp gối khi những cơn đau trầm trọng không dứt
1.2. Cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Khi viêm khớp gối ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người bệnh cũng là lúc bệnh nhân nên cân nhắc tới việc thay khớp gối nhân tạo. Đó là khi bạn không ngủ được, không làm việc được vì những cơn đau. Hoặc việc uống thuốc giảm đau mang tới nhiều tác dụng phụ cho cơ thể như suy giảm trí nhớ, đau đầu, đau bao tử,..
1.3. Nên thay khớp khi khớp gối viêm và sưng, cứng
Điều này cho thấy khớp đã bắt đầu viêm trầm trọng, theo bác sĩ Wynn Tran. Lúc này, sụn mất đi khiến xương cọ vào xương. Mặc dù cơn đau có thể không quá tệ nhưng về lâu dài, cơn đau khớp gối này có thể ảnh hưởng tới nhiều những khớp khác như khớp háng, khớp chân. Lý do là bởi khi khớp gối bị cứng, sưng, không hoạt động tốt, các khớp liền kề phải hoạt động nhiều hơn để hỗ trợ cơ thể vận động. Lâu dần, các khớp háng, khớp chân cũng có thể bị tổn thương hoặc thoái hóa.
1.4. Tổn thương khớp do tai nạn
Những người bị viêm khớp do tai nạn xe đạp, xe gắn máy hoặc do những dị tật bẩm sinh thì thay khớp gối nhân tạo sẽ bảo vệ những khớp khác. Bởi khi khớp gối đau các khớp khác phải làm việc nhiều hơn, như đã chia sẻ ở trên.
1.5. Khớp đau khi đang ngồi
Dù bạn không di chuyển, đang nằm hoặc ngồi nghỉ ngơi nhưng vẫn cảm nhận được những cơn đau nhức chứng tỏ khớp đã bị thoái hóa khá trầm trọng và các dây thần kinh bị tổn thương. Việc thay khớp gối sẽ ngăn ngừa sự lan rộng của các dây thần kinh bị tổn thương.
1.6. Cẳng chân cong ra, hoặc bị cong vào
Điều này cho thấy khớp tổn thương khiến hình dáng xương đã bị thay đổi. Thay khớp làm giảm tổn thương cho xương những khu vực khác.
1.7. Khi muốn vận động bình thường trở lại
Rất nhiều người yêu thích vận động và chơi thể dục, thể thao thoải mái. Thì cũng là lúc bạn nên thay khớp gối.
Khớp gối nhân tạo
2. Phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo có an toàn không?
2.1. Tỷ lệ thành công của phẫu thuật thay khớp
Theo bác sĩ Wynn Tran thì hằng năm, ở Mỹ có khoảng 1 triệu ca thay khớp gối. Và chỉ có 2% trong số những bệnh nhân này gặp biến chứng. Phần lớn bệnh nhân sẽ có khớp gối mới và thoải mái thực hiện mọi hoạt động giống như người bình thường. Điều này có thể cho thấy rằng phẫu thuật thay khớp gối ngày nay ngày càng trở nên an toàn.
2.2. Thời gian sử dụng của khớp gối nhân tạo
Các khớp nhân tạo hiện nay có thể sử dụng được tới 15 - 20 năm.
2.3. Thời gian thực hiện phẫu thuật thay khớp gối
Theo bác sĩ Wynn Tran thì việc thay khớp gối nhân tạo vừa trở nên đơn giản hơn trước. Nhưng cũng phức tạp hơn trước đây rất nhiều. Bạn sẽ gặp một nhóm bác sĩ chuyên khoa, trợ lý bác sĩ như:
- Bác sĩ gia đình sẽ giúp xem bạn đã thực hiện các biện pháp không can thiệp chưa
- Bác sĩ gây mê sẽ hỏi về việc bạn có bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc mê nào không
- Bác sĩ phẫu thuật thực hiện phẫu thuật. Sau khi gây mê toàn thân hoặc gây mê vùng (thường là ở vùng lưng) thì phẫu thuật thay gối khớp chỉ mất một vài tiếng. Và ngày hôm sau, bệnh nhân đã có thể vận động nhẹ nhàng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Bác sĩ phục hồi chức năng hướng dẫn các bài tập vận động cho khớp gối hậu phẫu thuật.
- Chuyên viên dinh dưỡng giúp bạn không bị tăng cân sau khi thay khớp gối.
Các bác sĩ hội chuẩn trước khi quyết định thay khớp gối
3. Tác dụng phụ khi thay khớp gối nhân tạo
3.1. Tác dụng phụ khi gây mê
Khi gây mê bạn có thể cảm thấy nhức đầu, chóng mặt, khó chịu hoặc lên cơn đau tim. Và một số trường hợp rất hiếm đó là lên cơn đột quỵ.
3.2. Tác dụng phụ hậu phẫu
Khớp thay thế không hoạt động tốt và bị sưng khớp sau khi phẫu thuật thay khớp gối.
Một số ít bệnh nhân gặp tình trạng khớp nhân tạo không hoạt động tốt
Tóm lại, trên đây là trọn bộ thông tin về việc thay khớp gối nhân tạo cho những bệnh nhân thoái hóa khớp gối. Nếu nằm trong 7 trường hợp bác sĩ Wynn Tran liệt kê trên thì bạn nên thay khớp gối. Thay khớp gối cũng có thể tiềm ẩn một số rủi ro, mặc dù rất hiếm.
Hiểu biết về các kiến thức sức khỏe là điều cần thiết trong cuộc sống. Hãy bắt đầu cải thiện sức khỏe của bạn và gia đình từ hôm nay với các thiết bị tập luyện tại nhà như may chay bo, xe đạp tập hoặc thư giãn hằng ngày với ghế massage. Những sản phẩm này sẽ thay bạn chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và thể lực của cả gia đình. Hy vọng Elipsport đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”