Sau khi sinh con, mẹ rất đau đầu vì vừa muốn về lại vóc dáng như trước lại sợ mất sữa cho bé bú. Thực đơn keto cho mẹ sau sinh và cho con bú nên thiết lập như thế nào để an toàn? Mẹ bỉm sữa hay tham khảo những chia sẻ được tổng hợp trong bài viết này.
Khi mang thai, các bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu không nên ăn theo chế độ keto nhằm đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi. Sau khi sinh em bé, mẹ đã sẵn sàng trở lại trạng thái ketosis nhưng lo lắng chất lượng sữa cho bé bú sẽ bị ảnh hưởng. Biết cách xây dựng thực đơn keto cho mẹ sau sinh và đang cho con bú sẽ giúp mẹ đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cho bé yêu.
1. Nguyên tắc khi thiết kế thực đơn keto cho mẹ sau sinh
Sau khi sinh em bé, mẹ nên bắt đầu ăn kiêng theo chế độ keto khi nào để lấy lại vóc dáng? Nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả 2 mẹ con, tốt nhất thì mẹ hãy chờ sau khi sinh 8 tuần mới nên bắt đầu chế độ giảm cân, tức là bé đã được 2 tháng tuổi. Nếu muốn tốt hơn, mẹ hãy đợi khoảng 5 đến 6 tháng. Mẹ hãy đợi đến khi bé dứt sữa thì mới nên sử dụng thực phẩm hỗ trợ đốt mỡ.
Mẹ không được nhịn ăn để giảm cân khi đang cho bé bú
Bên cạnh đó, mẹ hãy tuân thủ những nguyên tắc sau khi xây dựng thực đơn keto cho mẹ bỉm sữa:
- Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, bạn tuyệt đối không được nhịn ăn hay để cơ thể bị đói. Điều này sẽ khiến mẹ bị suy nhược, cơ thể không sản sinh đủ sữa cho bé bú hoặc nguồn sữa không đạt chất lượng.
- Mẹ nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ mỗi ngày, tốt nhất là mẹ hãy ăn từ 6 đến 8 bữa nhỏ thay vì chỉ ăn 3 bữa chính. Việc ăn thành từng bữa nhỏ sẽ giúp cơ thể không bị đói và không bị quá tải.
- Trong vòng từ 9 tháng đến 1 năm sau khi sinh hoặc ít nhất là 6 tháng đầu, mẹ nên ăn nhiều thức ăn có dạng lỏng và chứa thành phần hải sản, thịt nạc và đa dạng rau củ quả.
- Mẹ nên uống thêm từ 400 đến 600ml sữa mỗi ngày nhằm đảm bảo chất lượng sữa cho em bé bú.
2. Thực đơn keto cho mẹ cho con bú nên có nhóm chất nào?
Những nhóm chất nên có mặt khi xây dựng thực đơn keto cho mẹ sau sinh bao gồm:
2.1. Tinh bột
Tuy rằng tinh bột là nhóm chất đầu tiên trong chế độ ăn kiêng keto cần cắt giảm nhưng khi đang cho con bú, mẹ vẫn cần nạp hàm lượng chất này vào cơ thể. Tinh bột là dưỡng chất quan trọng nhưng lại khiến tăng cân nhanh. Do đó, mẹ hãy cắt giảm khoảng 50g tinh bột mỗi ngày. Thay vì ăn toàn bộ các bữa chính là cơm trắng, mẹ có thể thay đổi thực đơn bằng những món ăn có chứa nguồn tinh bột tốt hơn như gạo lứt, yến mạch, gạo nâu, khoai lang, mì, nui...
Tinh bột cần thiết trong chế độ ăn giảm cân của mẹ bỉm sữa
2.2. Chất đạm
Nguồn chất đạm rất cần thiết cho sức khỏe, giúp vóc dáng của mẹ trở nên săn chắc và khỏe khoắn. Mỗi ngày, mẹ nên nạp vào cơ thể từ 60g đến 70g chất đạm trong bữa ăn hàng ngày. Mẹ bỉm sữa không nhất thiết phải ăn quá nhiều các món bổ sữa như móng heo hay giò heo vì loại thực phẩm này khá nhiều mỡ. Mẹ nên ăn sữa, trứng, thịt, hạt sen, hải sản, các loại đậu để cung cấp nhiều protein và tốt cho nguồn sữa nuôi bé.
2.3. Chất béo
Mẹ hãy hạn chế ăn các món chiên xào nhiều dầu mỡ, nhất là những loại chất béo bão hòa. Mỗi ngày, mẹ bỉm sữa chỉ nên ăn 10g dầu ăn và tổng lượng chất béo nạp vào cơ thể không vượt quá 25g. Mẹ nên hạn chế sử dụng thức ăn nhanh, thức ăn sẵn mà cần tự chế biến theo phương pháp luộc hoặc hấp. Một số loại chất béo mẹ nên bổ sung vào thực đơn giảm cân là dầu trong hạt bí, trái bơ, hạnh nhân, dầu cá hồi...
2.4. Chất xơ
Chất xơ rất quan trọng cho sức khỏe mẹ
Mỗi ngày, bạn nên cung cấp cho cơ thể từ 300g đến 400g rau củ và trái cây đa dạng để giúp bổ sung nhiều chất xơ và vitamin cần thiết cho cơ thể. Chất xơ sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, giúp mẹ cảm thấy no và kiểm soát tốt chứng thèm ăn vặt.
3. Gợi ý thực đơn keto cho mẹ sau sinh và cho con bú
Nếu cảm thấy việc xây dựng thực đơn keto cho mẹ sau sinh khó khăn, mẹ có thể tham khảo và điều chỉnh cân đối thực đơn gợi ý sau:
3.1. Thực đơn 1
- Bữa sáng: 1 trái táo + 1 chén cháo yến mạch thịt bằm.
- Bữa phụ sáng: Mẹ uống 1 ly sữa tươi hoặc sữa đậu nành.
- Bữa trưa: Mẹ ăn 1 chén cơm gạo lứt + cá bống kho + canh bí đỏ + 1 quả trứng luộc, tráng miệng với dưa hấu.
- Bữa phụ chiều: 1 trái chuối + 1 ly sữa.
- Bữa tối: 1 chén cơm gạo lứt + bông cải xào nấm + canh cà chua thịt bò, tráng miệng 1 trái lê.
3.2. Thực đơn 2
- Bữa sáng: Xôi đậu xanh ăn với 50g ruốc + 1 ly sữa đậu nành ít đường.
- Bữa trưa: 1 chén cơm + canh rau mồng tơi nấu tôm + cá kho gừng + dưa leo.
- Bữa tối: 1 chén cơm + đậu hũ nhồi thịt sốt cà + canh rau ngót thịt băm, tráng miệng 1 trái lê hoặc táo.
Ăn giảm cân vẫn cần đầy đủ dưỡng chất
3.3. Thực đơn 3
- Bữa sáng: 1 tô cháo gà
- Bữa trưa: 1 chén cơm + cá thu bỏ lò + canh bò nấu nghêu + salad rau càng cua
- Bữa tối: Salad hành tây, cà chua, dưa leo + đậu hũ chấm muối tiêu ăn kèm rau răm, tráng miệng 1 trái cam.
3.4. Thực đơn 4
- Bữa sáng: 2 quả trứng luộc + 1 ly nước lọc +1 dĩa trái cây
- Bữa trưa: 1 chén cơm + salad trộn + thịt bò
- Bữa tối: 1 chén cháo bí đỏ + rau tươi tùy ý thích, tráng miệng với 2 trái táo.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò đặc biệt quan trọng cho mẹ trong quá trình đang cho con bú. Việc ăn keto cắt giảm lượng tinh bột, tăng lượng chất béo cần mẹ cân nhắc kỹ trước khi thực hiện. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mẹ có thêm gợi ý về cách xây dựng thực đơn keto cho mẹ sau sinh hoàn chỉnh. Nếu muốn cắt giảm lượng carb tối đa, mẹ hãy để dành đến khi bé được 6 tháng và chuẩn bị cai sữa. Tham khảo ý kiến bác sĩ dinh dưỡng trước khi xác định chế độ ăn kiêng là điều cần thiết mà mẹ nên làm nhằm đảm bảo bé yêu phát triển tốt nhất.
Để kiểm soát cân nặng, giảm cân nhanh chóng, máy chạy bộ điện hay một chiếc máy đạp xe 30 phút mỗi ngày là bạn có thể đốt cháy lượng mỡ thừa tích tụ. Bên cạnh đó, hãy sử dụng ghế massage vào cuối ngày để thư giãn tinh thần và cơ bắp sau một ngày làm việc và tập luyện căng thẳng. Xem thêm thông tin về cách giảm cân trên website: https://elipsport.vn/

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”