Tổng đài miễn phí: 1800 6854 Trạng thái giao hàng Kiểm tra bảo hành
  • 1800 6854

Trẻ bị áp xe sau khi tiêm phòng - Phụ huynh nên làm gì?

Áp xe sau khi tiêm phòng là tình trạng trẻ em thường mắc phải. Trẻ bị áp xe sau khi tiêm phòng thì phụ huynh nên làm gì? Bạn hãy tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết này để có biện pháp xử lý đúng cách.

Trẻ bị áp xe sau khi tiêm phòng là tình trạng khá thường gặp, phổ biến ở những bé cần tiêm ngừa nhiều mũi vac xin trong giai đoạn thời thơ ấu. Nhiều bậc phụ huynh thường nhầm lẫn bị áp xe với nổi mụn nhọt thông thường dẫn đến chậm trễ trong việc điều trị cũng như chăm sóc không đúng cách. Nếu không được trang bị đầy đủ kiến thức thì tình trạng này có nguy cơ gây nhiều biến chứng nguy hiểm với sức khỏe của bé.

1. Khái niệm áp xe là gì?

trẻ bị áp xe sau khi tiêm phòng

Áp xe có thể xảy ra sau khi tiêm

Áp xe có tên tiếng Anh là Abscess chỉ tình trạng bọc mủ hình thành trong các mô của cơ thể. Áp xe chính là kết quả khi hệ miễn dịch của cơ thể bị viêm nhiễm, tế bào bạch cầu được dùng để tiêu diệt tác nhân gây bệnh. Trong quá trình này, các tế bào bạch cầu chết đi sẽ tích tụ lại dưới dạng chất lỏng có tên gọi là mủ. Nếu mủ tồn tại nhiều trong mô thì sẽ hình thành ổ mủ.

Vi khuẩn càng nguy hiểm, sinh ra nhiều độc tố tấn công thì cơ thể càng cần nhiều tế bào bạch cầu để tiêu diệt. Do đó, khả năng tạo ra mủ của chúng sẽ nhiều hơn, cơ thể dễ bị áp xe hơn. Tình trạng này có thể xuất hiện ở nhiều vùng của cơ thể sau khi nhiễm trùng. Nếu không kịp thời xử lý y tế, bệnh có khả năng phát triển thành nhiễm trùng máu, ảnh hưởng đến tính mạng. Áp xe lạnh khi tiêm thuốc có nguyên nhân là do ký sinh trùng, chúng gây áp xe bên trong tạng của cơ thể, thường có liên quan đến ổ lao.

Đối với trẻ nhỏ, nếu như vết tiêm ngừa không được chăm sóc và làm vệ sinh tốt thì sẽ dễ bị nhiễm trùng. Vì hệ miễn dịch trong cơ thể của bé yếu nên nhiễm trùng sẽ nặng hơn so với người lớn nên dễ dẫn đến tình trạng trẻ bị áp xe sau khi tiêm phòng. Đây cũng là lý do mà việc bị áp xe sau khi tiêm sẽ diễn ra phổ biến ở trẻ nhỏ hơn là ở người lớn.

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị áp xe sau khi tiêm phòng

trẻ bị áp xe sau khi tiêm phòng

Vết tiêm ngừa bị tấy đỏ là dấu hiệu bị áp xe

Khi bé còn nhỏ, việc tiêm phòng vacxin là điều vô cùng cần thiết giúp cơ thể trẻ tự hình thành nên kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh thông thường. Vacxin đã được nghiên cứu mang độ an toàn cao, thường chỉ khiến bé đau nhói và sưng da một chút sau khi tiêm. Sau thời gian một vài ngày, vết sưng đau sẽ biến mất nhanh chóng mà không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé.

Tuy nhiên, nếu không may vết tiêm ngừa bị nhiễm trùng và hình thành nên ổ áp xe sau khi tiêm thì ba mẹ cần mang bé đến cơ sở y tế điều trị sớm. Để phát hiện tình trạng áp xe, ba mẹ cần theo dõi vị trí vết tiêm và biểu hiện của bé sau khi tiêm, nếu phát hiện những dấu hiệu sau thì cần đưa bé đến bác sĩ nhanh chóng:

  • Vết tiêm ngừa bị tấy đỏ, sưng nhanh, kích thước lớn
  • Có cảm giác nóng khi sờ vào vết thương
  • Bé bị đau đơn nhiều và khu vực tiêm bị chai cứng
  • Bé bị đau đớn và khóc nếu ba mẹ chạm vào vùng sưng tiêm
  • Ổ áp xe tồn tại trong thời gian dài sẽ khiến da bị lở loét và có mủ ngoài
  • Cơ thể bé bị mệt mỏi, thân nhiệt giảm nhanh

Vì bé còn nhỏ nên việc diễn tả đau đớn, khó chịu sẽ khó hơn nên ba mẹ hãy tinh tế để theo dõi và nhận biết. Bé bị áp xe chỗ tiêm có tâm trạng khó chịu, quấy khóc nhiều hơn vì vết tiêm gây đau đớn.

3. Ba mẹ nên làm gì khi trẻ bị áp xe sau khi tiêm phòng?

trẻ bị áp xe sau khi tiêm phòng

Ba mẹ nên theo dõi tình trạng của bé sau khi tiêm để sớm phát hiện bệnh

Các ổ áp xe do tiêm phòng gây nên thường khá nhẹ và nhỏ, chúng sẽ vỡ lên bề mặt da để chảy mủ ra ngoài sau một thời gian viêm nhiễm. Bệnh sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu ổ áp xe lớn, nằm sâu dưới da, không tự nổi lên trên da thì nguy hiểm hơn và cần dùng đến thuốc hoặc phương pháp phẫu thuật để điều trị. Một số phương pháp xử lý tình trạng trẻ bị áp xe sau khi tiêm phòng là:

3.1. Dùng thuốc điều trị áp xe

Thuốc kháng sinh hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, giảm tình trạng viêm nhiễm và thúc đẩy phản ứng viêm diễn ra nhanh chóng. Vùng bị áp xe sau khi tiêm phòng cần được vệ sinh đúng cách, thoa thuốc mỡ kháng khuẩn mỗi ngày để ngăn chặn bệnh trở nên nghiêm trọng.

3.2. Điều trị áp xe sau tiêm phòng bằng phương pháp phẫu thuật

Nếu ổ áp xe có kích thước lớn và không tự vỡ, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nhỏ để rạch phần da trên để dẫn mủ chảy ra bên ngoài. Sau đó, bác sĩ sẽ khâu vùng da đã rạch lại để nó tự hồi phục. Đối với những bé có hệ miễn dịch kém, sức khỏe yếu, mắc bệnh lý miễn dịch, bé cần được điều trị áp xe sau tiêm phòng sớm để tránh bệnh tiến triển nặng gây biến chứng nguy hiểm.

Khi chăm sóc bé, ba mẹ tuyệt đối không được chạm tay chưa được vệ sinh sạch sẽ hoặc thoa bất cứ thứ gì không phải là thuốc lên vị trí bị áp xe. Nguyên nhân là điều này sẽ khiến vi khuẩn lây nhiễm và ổ áp xe càng phát triển lớn hơn. Ba mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ để biết vệ sinh đúng cách cho vết thương của bé.

4. Phòng ngừa bị áp xe cho bé sau khi tiêm như thế nào?

trẻ bị áp xe sau khi tiêm phòng

Chọn nơi tiêm chủng tốt cho bé để đảm bảo các điều kiện an toàn

Trẻ bị áp xe sau khi tiêm phòng nhìn chung thường không quá nghiêm trọng. Nếu được phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách, ổ áp xe sẽ tự vỡ, mủ chảy hết ra ngoài sẽ dần lành lại. Mặc dù vậy, ba mẹ có thể hạn chế nguy hiểm và đau đớn cho bé bằng cách chủ động phòng tránh bệnh với những lưu ý sau:

  • Chọn nơi tiêm chủng tốt cho bé để đảm bảo các điều kiện an toàn.
  • Dùng cồn khử trùng vị trí tiêm cẩn thận.
  • Dùng băng gạc che chắn vị trí tiêm.
  • Tránh chất bẩn tiếp xúc vào vị trí tiêm để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Nếu như trẻ bị áp xe sau khi tiêm phòng, các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng vì tình trạng này có thể được giải quyết dễ dàng. Ba mẹ hãy đưa bé đến cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ hướng dẫn cách xử lý và chăm sóc đúng kỹ thuật. Mặc dù vậy, ba mẹ cũng không nên quá chủ quan, cần quan sát bé sau khi chích ngừa để phát hiện sớm tình trạng này nhằm kịp thời điều trị.

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Khái niệm áp xe là gì?
Áp xe chính là kết quả khi hệ miễn dịch của cơ thể bị viêm nhiễm, tế bào bạch cầu được dùng để tiêu diệt tác nhân gây bệnh. Trong quá trình này, các tế bào bạch cầu chết đi sẽ tích tụ lại dưới dạng chất lỏng có tên gọi là mủ. Nếu mủ tồn tại nhiều trong mô thì sẽ hình thành ổ mủ. Vi khuẩn càng nguy hiểm, sinh ra nhiều độc tố tấn công thì cơ thể càng cần nhiều tế bào bạch cầu để tiêu diệt. Do đó, khả năng tạo ra mủ của chúng sẽ nhiều hơn, cơ thể dễ bị áp xe hơn.
Đối với trẻ nhỏ, nếu như vết tiêm ngừa không được chăm sóc và làm vệ sinh tốt thì sẽ dễ bị nhiễm trùng. Vì hệ miễn dịch trong cơ thể của bé yếu nên nhiễm trùng sẽ nặng hơn so với người lớn nên dễ dẫn đến tình trạng trẻ bị áp xe sau khi tiêm phòng. Đây cũng là lý do mà việc bị áp xe sau khi tiêm sẽ diễn ra phổ biến ở trẻ nhỏ hơn là ở người lớn.
Để phát hiện tình trạng áp xe, ba mẹ cần theo dõi vị trí vết tiêm và biểu hiện của bé sau khi tiêm, nếu phát hiện những dấu hiệu sau thì cần đưa bé đến bác sĩ nhanh chóng: Vết tiêm ngừa bị tấy đỏ, sưng nhanh, kích thước lớn; Có cảm giác nóng khi sờ vào vết thương; Bé bị đau đơn nhiều và khu vực tiêm bị chai cứng; Bé bị đau đớn và khóc nếu ba mẹ chạm vào vùng sưng tiêm; Ổ áp xe tồn tại trong thời gian dài sẽ khiến da bị lở loét và có mủ ngoài; Cơ thể bé bị mệt mỏi, thân nhiệt giảm nhanh.
Một số phương pháp xử lý tình trạng trẻ bị áp xe sau khi tiêm phòng là: Dùng thuốc; Phương pháp phẫu thuật.
Trẻ bị áp xe sau khi tiêm phòng nhìn chung thường không quá nghiêm trọng. Nếu được phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách, ổ áp xe sẽ tự vỡ, mủ chảy hết ra ngoài sẽ dần lành lại. Mặc dù vậy, ba mẹ có thể hạn chế nguy hiểm và đau đớn cho bé bằng cách chủ động phòng tránh bệnh với những lưu ý sau: Chọn nơi tiêm chủng tốt cho bé để đảm bảo các điều kiện an toàn; Dùng cồn khử trùng vị trí tiêm cẩn thận; Dùng băng gạc che chắn vị trí tiêm; Tránh chất bẩn tiếp xúc vào vị trí tiêm để ngăn ngừa nhiễm trùng.