Tổng đài miễn phí: 1800 6854 Trạng thái giao hàng Kiểm tra bảo hành
  • 1800 6854

Trẻ bị suyễn có nguy hiểm không và nguyên nhân bệnh là gì?

Hen suyễn là một tình trạng khá phổ biến hiện nay và cũng là căn bệnh đáng lo ngại có xu hướng ngày càng tăng lên. Vậy trẻ bị suyễn có nguy hiểm không và nếu hen suyễn không được phát hiện sớm có ảnh hưởng gì nhiều không?

Hen suyễn nổi tiếng là một chứng bệnh mãn tính và có ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng cuộc sống của người lớn và trẻ em. Vì trẻ em còn nhỏ nên việc chẩn đoán và điều trị có thể sẽ không hề dễ dàng gì như người lớn. Vậy trẻ bị suyễn có nguy hiểm không và cần chuẩn bị gì để ngăn ngừa và điều trị cho bé.

trẻ bị suyễn có nguy hiểm không

Hen suyễn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều đối tượng

1. Hen suyễn ở trẻ em là gì?

Tỷ lệ trẻ em mắc bệnh hen suyễn đã và đang có dấu hiệu tăng lên. Đây cũng là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Hen suyễn là một trong những chứng bệnh mạn tính khi đường dẫn khi bị viêm dẫn đến tình trạng ảnh hưởng hô hấp. Đây là phản ứng cơ thể miễn dịch với các chất kích ứng và những chất ô nhiễm khác trong môi trường gây nên. Thực tế chứng minh thì giữa hen suyễn và dị ứng sẽ có mối quan hệ vô cùng mật thiết với nhau. Trẻ em bị dị ứng thời kỳ này sẽ có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn vô cùng cao. 

Viêm đường hô hấp trên hoặc ảnh hưởng không khí lạnh cũng sẽ khiến cơn hen bộc phát. Những triệu chứng này sẽ xuất hiện khi đường dẫn khí tiếp xúc với kích ứng và gây phản ứng khiến chúng sưng lên. Đường khí khi này đã co thắt lại và tạo ra âm thanh như tiếng thở khò khè.

2. Nguyên nhân bệnh hen suyễn ở trẻ em

Một trong số những nguyên nhân có thể dẫn đến hen suyễn ở trẻ em khá phổ biến:

  • Đường dẫn khí mềm dễ bị thu hẹp lại. Tình trạng này sẽ thường xảy ra ở trẻ lớn hơn 2 tuổi. 
  • Mẩu thức ăn hoặc dị vật nhỏ mắc lại ở đường dẫn khí. 
  • Viêm phế quản hoặc viêm do virus cảm lạnh gây ra khiến trẻ ho không ngừng.
  • Axit dạ dày trong phổi do bị trào ngược thực quản dạ dày. 

3. Trẻ bị hen suyễn có nguy hiểm không?

Trẻ em sẽ là những đối tượng có tỉ lệ mắc bệnh hen cao gấp đôi so với người lớn. Nhóm trẻ ở độ tuổi 12 đến 13 tuổi nằm trong tỉ lệ có nguy cơ mắc bệnh cao hàng đầu châu Á và đang tiếp tục có xu hướng ngày càng tăng. Nếu không được điều trị kịp thời thì hen suyễn ở trẻ sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như:

  • Một trong những tình trạng biến chứng thường gặp khi trẻ bị hen suyễn đó là xẹp phổi. Chúng thường xuất hiện ở hơn ⅓ trẻ em nhập viện. Khi hen được kiểm soát thì tình trạng này sẽ được cải thiện hơn rất nhiều.

trẻ bị suyễn có nguy hiểm không

Phổi ảnh hưởng rất nhiều khi bị hen suyễn

  • Ở bệnh nhân bị hen thì đàn hồi của phế nang sẽ bị giảm dần theo thời gian. Điều này dẫn đến tình trạng giãn phế nang đa tiểu thùy.
  • Bệnh hen phế quản sẽ làm các phế nang bị giãn rộng và tại các vùng phế nang bị giãn có có ít  mạch máu nuôi dưỡng. Khi phải làm việc nặng hay hoạt động mạnh thì phế nang sẽ bị vỡ gây tràn màng phổi.
  • Suy hô hấp cũng sẽ thường xảy ra ở những bệnh nhân hen cấp tính hay ác tính. Bệnh nhân khi bị bệnh sẽ khó thở liên tục và đôi lúc ngừng thở. Đây là một tình trạng nguy hiểm có khả năng dẫn đến tử vong cao. 

4. Hen suyễn có chữa được không?

Hen suyễn ở trẻ khó có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên nếu bệnh được phát hiện sớm thì sẽ dễ dàng kiểm soát hơn. Cha mẹ sẽ cần nhận biết những dấu hiệu cơ bản của trẻ để có sự can thiệp kịp thời. Nếu thấy trẻ bị bệnh hãy cho trẻ sử dụng các loại thuốc cắt cơn có tác dụng nhanh như dạng xịt hoặc xông do bác sĩ hướng dẫn. Sau đó cho trẻ nghỉ ngơi thư giãn ít nhất 1 tiếng đồng hồ.

Trường hợp cắt cơn nếu không có tác dụng, tình trạng khó thở vẫn tiếp tục diễn ra, môi và đầu ngón tay bị tím tái. Đây chính là biểu hiện của tình trạng nguy kịch, vì vậy phải nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời. 

Bên cạnh đó thì các phụ huynh cũng phải sử dụng thuốc phòng ngừa hen lâu dài cho trẻ nếu trẻ gặp phải tình trạng hen không kiểm soát tốt. Ngoài ra việc lên cơn cũng nhiều hơn 1 lần mỗi tuần. Hoặc trẻ phải dùng thuốc cắt cơn hen mỗi ngày, nhập viện vì cơn hen lên nặng. Các loại thuốc phòng ngừa hen này thường là thuốc kháng viêm dạng hít hoặc cần dùng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. 

trẻ bị suyễn có nguy hiểm không

Sử dụng thuốc điều trị hen kịp thời

Ngoài ra bạn cũng nên hạn chế dùng các yếu tố kích thích khởi phát cơn hen như tránh dùng thuốc xịt, nước hoa. Nơi ngủ của trẻ cũng cần thường xuyên được dọn dẹp ngăn nắp, sạch sẽ,...

Vậy trẻ bị suyễn có nguy hiểm không thì bạn cũng đã biết rồi đấy. Việc điều trị căn bệnh này sẽ cần đến rất nhiều thời gian phối hợp với các bác sĩ khác nhau. Bạn cũng nên học cách sử dụng thuốc cho con để kiểm soát được hơi thở của trẻ. Bất cứ khi nào trẻ xuất hiện triệu chứng thì ngay lập tức phải đưa đến bác sĩ kịp thời. Bệnh cũng sẽ có những tiến triển khác nhau khi trẻ lớn lên. Tham khảo thêm một số thông tin bệnh khác hoặc dụng cụ chăm sóc sức khỏe chi tiết nhất tại elipsport.vn nhé.

Vì sức khoẻ của bạn, gia đình bạn cũng như sức khoẻ của người Việt Nam Elipsport luôn cải tiến, luôn phát triển các sản phẩm của chúng tôi như may chay bo dien, xe đạp tập thể dục, ghế massage,... để có thể đáp ứng được nhu cầu tập luyện của bạn. Elipsport thương hiệu luôn đi đầu trong lĩnh vực sức khoẻ. Nếu bạn đang sống tại khu vực Đồng Nai, có thể ghé tại cửa hàng bán dụng cụ, thiết bị thể thao tập luyện, thiết bị chăm sóc sức khoẻ của Elipsport để chọn cho mình sản phẩm tập luyện như mong muốn.

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Hen suyễn ở trẻ em là bệnh gì?
Dạ chào chị. Hen suyễn là một trong những chứng bệnh mạn tính khi đường dẫn khi bị viêm dẫn đến tình trạng ảnh hưởng hô hấp. Đây là phản ứng cơ thể miễn dịch với các chất kích ứng và những chất ô nhiễm khác trong môi trường gây nên.
Dạ chào chị. Trẻ em sẽ là những đối tượng có tỉ lệ mắc bệnh hen cao gấp đôi so với người lớn. Nhóm trẻ ở độ tuổi 12 đến 13 tuổi nằm trong tỉ lệ có nguy cơ mắc bệnh cao hàng đầu châu Á và đang tiếp tục có xu hướng ngày càng tăng.
Dạ chào chị. Nguyên nhân bệnh hen suyễn ở trẻ em là: đường dẫn khí mềm dễ bị thu hẹp lại. Tình trạng này sẽ thường xảy ra ở trẻ lớn hơn 2 tuổi, mẩu thức ăn hoặc dị vật nhỏ mắc lại ở đường dẫn khí, viêm phế quản hoặc viêm do virus cảm lạnh gây ra khiến trẻ ho không ngừng, axit dạ dày trong phổi do bị trào ngược thực quản dạ dày,...
Dạ chào chị. Hen suyễn ở trẻ khó có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên nếu bệnh được phát hiện sớm thì sẽ dễ dàng kiểm soát hơn.
Dạ chào chị. Trường hợp cắt cơn nếu không có tác dụng, tình trạng khó thở vẫn tiếp tục diễn ra, môi và đầu ngón tay bị tím tái. Đây chính là biểu hiện của tình trạng nguy kịch, vì vậy phải nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.
popup-btn3