Trẻ em nhảy dây có tốt không? Đây là câu hỏi của ông ít ông bố và bà mẹ muốn cho con tham gia rèn luyện thể chất hiệu quả. Nhảy dây có thể nói là bộ môn rất quen thuộc, đồng thời cũng là tuổi thơ của nhiều em nhỏ miền quê. Thế nhưng liệu rằng nhảy dây có mang lại lợi ích sức khỏe gì cho các bé hay không?
Hãy để bài viết sau đây giúp bạn giải đáp thắc mắc này nhé. Đồng thời, sau khi đọc hết những thông tin này, bạn sẽ biết thêm về những lợi ích tuyệt vời của bộ môn nhảy dây đối với sức khỏe.
1. Trẻ em nhảy dây có tốt không?
Trẻ em nhảy dây có tốt không? Câu trả lời là có. Nhảy dây mang đến rất nhiều lợi ích trẻ em, đặc biệt là với các bé đang trong độ tuổi phát triển. Những hiệu quả mà môn nhảy dây mang đến cụ thể như sau:
- Nhảy dây giúp cho trẻ tăng khả năng phản xạ: Trong quá trình nhảy dây, não bộ của trẻ sẽ được thúc đẩy tập trung toàn bộ sức lực. Việc này nhằm để phối hợp nhịp nhàng của tay và chân và để chúng được “phối hợp nhịp nhàng” cùng với nhau. Vì vậy, sau khoảng một thời gian luyện tập, một điều chắc chắn rằng khả năng phản xạ của trẻ cũng sẽ được cải thiện hiệu quả.
- Hỗ trợ giảm cân: Với những trẻ em bị thừa cân, nhảy dây chắc chắn sẽ là môn thể thao lý tưởng. Việc này cũng để trẻ lấy lại vóc dáng như bản thân mong muốn. Theo như các chuyên gia về cân nặng - dinh dưỡng, khi tham gia nhảy dây, bất cứ ai cũng sẽ có thể đốt cháy 10 calo mỗi phút. Vì vậy, việc tập luyện một cách đều đặn và đúng cách bộ môn này sẽ giúp trẻ giảm cân hiệu quả. Từ đó giúp cho trẻ không còn tự ti về cơ thể của mình nữa.
- Thư giãn, vui vẻ sau những giờ học tập căng thẳng: Nhảy dây cũng được coi là một trò chơi từ lâu giúp các em thư giãn, vui vẻ sau những giờ học tập căng thẳng.
- Hỗ trợ tăng chiều cao: Trong quá trình nhảy dây, trẻ sẽ phải vận động linh hoạt toàn bộ cơ thể. Khi trẻ nhảy lên nhảy xuống người, đặc biệt cột sống và phần chân phải được kéo căng liên tục. Điều này chắc chắn sẽ giúp các mô xương được nở ra. Từ đó tăng tính linh hoạt và tăng cường sản xuất sụn xương và tạo cơ hội cho chúng được phát triển dài ra. Đặc biệt, vấn đề này sẽ phát huy được kết quả tốt nhất ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Ở đây tức là trước 18 tuổi nên chăm chỉ tập nhảy dây.
Nhảy dây rất tốt cho sức khỏe
2. Hướng dẫn cách nhảy dây cho trẻ tăng chiều cao
Nhảy dây có tốt cho trẻ em không? Nhảy dây sẽ hiệu quả nhất nếu như bạn cho con tập luyện theo cách thức sau:
- Bước 1: Nhảy dây để tăng chiều cao - mức cơ bản:
Ở động tác bước 1 này, chuyển động của dây sẽ được tính tỷ lệ thuận với chuyển động của chân. Trẻ không nhất thiết phải nhảy cao, miễn là chân được đi qua dây. Lưu ý: hướng dẫn trẻ tiếp đất và bật nhảy đồng thời bằng cả hai chân. Thực hiện động tác này trong vòng liên tục 1 phút và kiên trì luyện tập đều đặn để có kết quả.
- Bước 2: Phương pháp dùng dây để thay chân
Ở bước 2, khi dây được vung và di chuyển qua đầu, hãy nâng chân lên sàn (khoảng cách từ sàn/mặt đất).Ở mỗi lần quay của dây, chân chắc chắn sẽ tiếp xúc với mặt sàn khác nhau. Tiếp tục động tác như đang chạy tại chỗ, cố gắng giữ nguyên bài tập này trong 1 phút.
- Bước 3: Nhảy dây nâng chân
Lặp lại các động tác nhảy chân luân phiên và cố gắng nâng đầu gối lên một góc 90 độ trong mỗi lần nhảy, phân biệt đều cả hai chân. Tiếp tục trong 1 phút và sau đó nghỉ 1 phút tương ứng. Thực hành thường xuyên động tác này sẽ mang lại kết quả hữu hình.
- Bước 4: Nhảy dây nhịp nhàng theo nhịp điệu
Thực hiện động tác nhảy đều chân theo nhịp điệu chuyển động lên xuống của dây. Phương pháp: Có thể nhảy 8 động tác cơ bản của chân phải sau đó đổi sang chân trái. Mỗi chân chỉ nhảy khoảng 1 phút cho động tác này và 1 phút cho chân kia.
Hướng dẫn nhảy dây cho trẻ em
- Bước 5: Nhảy dây thật lâu
Thực hiện một bước nhảy cơ bản hoặc cao chân xen kẽ trong liên tục 5 phút. Nếu không giữ được lâu, bạn có thể hướng dẫn trẻ nhảy khoảng 1 phút, nghỉ 1 phút tiếp theo lặp lại khoảng 5 lần. Lưu ý: Cần cố gắng hoàn thành đúng 600 lần nhảy trong mỗi bài tập để có kết quả tăng chiều cao tốt nhất cho trẻ.
3. Lưu ý khi cho trẻ tập nhảy dây
Cho trẻ luyện tập nhảy dây là điều rất tốt. Thế nhưng gia đình cũng cần lưu ý những điều sau đây để có thể tránh những tình huống ngoài ý muốn xảy ra:
- Đầu tiên là lên kế hoạch cụ thể để tập luyện hàng ngày. Rèn luyện tính kiên trì luyện tập hàng ngày để tạo thói quen tốt cho cơ thể cũng như lối sống sau này.
- Trước khi thực hiện các bước nhảy, chúng ta hướng dẫn trẻ khởi động để làm nóng cơ thể bằng các động tác như xoay cổ tay, xoay cổ chân, xoay vai, bàn tay, chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi,... khoảng ít nhất 3-5 phút trước khi thực hiện bước nhảy. Làm ấm để tránh sốc hông hay chấn thương chân trong quá trình luyện tập.
- Lưu ý là tuyệt đối không nên cho trẻ nhảy dây khi đang rất đói hoặc rất no. Thời điểm tốt nhất để trẻ tập nhảy dây đó là vào khoảng 90 trước hoặc sau bữa ăn.
- Khi nhảy xong, bạn nên hướng dẫn trẻ thả lỏng cơ thể, đi lại nhẹ nhàng để cơ thể được thả lỏng từ từ.
- Nhớ cho trẻ đi giày mềm, thoải mái để tránh chấn thương các khớp bàn chân.
- Bạn cần hướng dẫn trẻ nhảy với cường độ nhẹ và trong thời gian ngắn trước để cơ thể làm quen sau đó mới tăng cường bài tập về sau.
Lưu ý khi cho trẻ tập nhảy dây
Trẻ em nhảy dây có tốt không? Chắc chắn giờ đây bạn đã có câu trả lời. Tập cho trẻ thói quen vận động từ sớm là điều rất tốt. Nếu có thể cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị thể thao chăm sóc sức khỏe như máy chạy bộ, xe đạp tập,... thì trẻ chắc chắn sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa!
Nhảy dây là bộ môn thể thao đơn giản, dễ tập luyện mọi lúc mọi nơi nhưng vẫn đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Ngoài ra, bạn thể chọn các bộ môn tập luyện nhẹ nhàng hơn như đi bộ trên máy chạy bộ, đạp xe đạp tập thể dục,.. vừa an toàn lại có thể kiểm soát nhịp tim, huyết áp của cơ thể, tránh tập luyện quá sức. Ngoài ra, hãy dành thời gian sử dụng ghế mát xa của thương hiệu Elipsport giúp giảm căng thẳng và thư giãn sau khi tập nhé!

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”