Tổng đài miễn phí: 1800 6854 Trạng thái giao hàng Kiểm tra bảo hành
  • 1800 6854

Ung thư đại tràng - Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị

Ung thư đại tràng là bệnh gì? Đây là có một căn bệnh phổ biến trên thế giới và cũng như là ở Việt Nam. Triệu chứng bệnh là gì? Làm thế nào để phòng tránh và chữa trị bệnh?

Theo như tạp chí Globocan năm 2019, bệnh ung thư về đại tràng hiện nay đứng thứ 3 thế giới và thứ 5 tại nước ta về tần suất phổ biến những ca mắc phải. Đây là một con số đáng ngại về triệu chứng ung thư này. Để có thể hạn chế tối đa khả năng mắc phải bệnh, hãy nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng và không thể thiếu đó là cách chữa trị rõ ràng nhất mà các bác sĩ chuyên môn đã đưa ra. Chỉ có khi đó, sức khỏe của chúng ta mới được bảo vệ toàn diện.

1. Tổng quan về bệnh ung thư đại tràng

Đại tràng chính là ruột già - đoạn cuối cùng của ống tiêu hóa. Đại tràng nắm nhiệm vụ tiếp nhận và bài tiết các loại thức ăn không tiêu hóa được (ở đây chính là phân). Đại tràng có chiều dài trung bình khoảng 1,5m và cũng có các trường hợp dài hơn. Cơ quan này có hình dạng của một cái khung, do đó hay được gọi là khung đại tràng. Chiếc “khung” này bắt đầu từ manh tràng vào tận cùng nơi tiếp nối giữa đại tràng xích ma với trực tràng. Đại tràng còn được biết đến là ruột già, chính vì vậy mà nó to hơn ruột non.

Nguyên nhân chính của bệnh hiện vẫn chưa xác định rõ, thế nhưng các bác sĩ và chuyên gia phân tích có nhiều yếu tố nguy cơ như: Nam giới, lớn tuổi, chế độ ăn không lành mạnh (nhiều mỡ và thịt), ăn ít chất xơ, hút thuốc lá,... Bên cạnh đó, không thể không kể đến các yếu tố khác như polype đại tràng, viêm loét đại tràng xuất huyết, bệnh Crohn, gia đình có người từng mắc ung thư,...

ung thư đại tràng

Đại tràng là bộ phận thường mắc phải ung thư với con số tỉ lệ “khủng”: 25%.

2. Triệu chứng của bệnh

2.1. Triệu chứng cơ năng

Ung thư đại tràng trong thời kỳ đầu thường gây ra các cơn đau từ âm ỉ đến đau thắt rõ ràng. Cơn đau do bệnh có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà không cần nhất thiết phải liên quan đến bữa ăn. Bên cạnh đó, có trường hợp bệnh nhân không thấy đau mà lại có cảm giác nặng bụng bởi lẽ không phải lúc nào ung thư cũng biểu hiện bằng việc đau. Để ý kĩ thì các bác sĩ cho hay, các chứng rối loạn tiêu hóa rất hay xuất hiện sau những cơn đau này. Không những thế, bệnh nhân đi đại tiện lỏng, một ngày đi 4 - 5 lần và trong phân có lẫn mủ và máu. Một phần vì vậy mà người ta thường nhầm với thời kỳ mới khởi phát với bệnh kiết lỵ.

Tiếp theo đó, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng chảy máu đường ruột dù rất ít khi đại tiện ra máu đỏ tươi, thường thấy nhất là trong phân có cả mủ và máu. Chính vì thế, mà bệnh nhân 50 tuổi trở lên dù có tiền sử mắc bệnh kiết lỵ cũng phải chú ý thăm khám khi có triệu chứng bất thường trong việc tiêu hóa để tránh bỏ qua việc tầm soát ung thư kịp thời.

2.2. Triệu chứng bệnh ung thư đại tràng

Ngoài các triệu chứng cơ năng ở trên, bệnh nhân nghi mắc ung thư ở đại tràng cũng phải khám bụng kỹ. Giả sử khi chưa có khối u hình thành thì việc chẩn đoán sẽ gặp trở ngại, kể cả khi nắn sâu xuống bụng cũng không thấy sự bất thường. Có bệnh nhân chỉ thấy chướng bụng nhẹ, đều hoặc cũng có thể là manh tràng bị chướng hơi, đau vừa phải. Nếu khối u đã hình thành rồi thì dĩ nhiên việc chẩn đoán sẽ dễ dàng hơn.

Khối u ở bên trái thường sẽ nhỏ hơn khối u ở bên phải. Lưu ý, cần phân biệt rõ ràng khối u ở đại tràng với các khối u ở những khu vực lân cận như túi mật, dạ dày, thận, gan,...

ung thư đại tràngĐau bụng dữ dội và dai dẳng không hết cũng là một triệu chứng gây bệnh

2.3. Triệu chứng cận lâm sàng

Với các triệu chứng cận lâm sàng thì lúc này, bệnh có lẽ đã kèm theo cả hội chứng bán tắc ruột cùng với đó là các biểu hiện sau đây:

- Hoạt động của ruột bị thay đổi liên tục như táo bón, tiêu chảy,...

- Khó chịu ở ruột, thường xuyên thấy không thoải mái

- Phân có dính máu (màu đỏ tươi hoặc sẫm màu)

- Phân bé hơn bình thường

- Thường xuyên thấy đau đớn hay có thể là co thắt ruột do đầy hơn, cảm giác đầy bụng hoặc chướng bụng.

- Cân nặng sụt giảm không rõ nguyên do, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi.

3. Chẩn đoán bệnh như thế nào?

Có các cách để chẩn đoán bệnh sau đây:

- Nội soi đại trực tràng: Đây là một loại xét nghiệm quan trọng nhất khi nghi mắc ung thư đại tràng. Nhờ có nội soi mà các bác sĩ có thể biết được một cách tương đối về vị trí, kích thước của khối u và đặc biệt là lấy mẫu sinh thiết để chẩn đoán khối u đó có phải ung thư hay không.

Hơn nữa, người bệnh cần được thực hiện thêm một vài chẩn đoán hình ảnh và các xét nghiệm khác như chụp cắt lớp điện toán CT Scan, X-quang phổi, siêu âm bụng, điện tim,... để có thể chẩn đoán chính xác giai đoạn của bệnh và bắt đầu tiến hành điều trị.

4. Biến chứng của ung thư đại tràng

Bệnh ung thư ở đại tràng nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng khôn lường.

4.1. Tắc ruột

Theo thống kê của các nhà khoa học, có tới 30% các trường hợp mắc ung thư đại tràng phải dùng đến phẫu thuật cấp cứu bởi biến chứng tắc ruột. Đa số các trường hợp bị tắc ruột là do sự phát triển của khối u, khiến cho lòng đại tràng bị tắc nghẽn. Với một số trường hợp khác, chính bởi thành đại tràng có khối u bị viêm, phù nề nghiêm trọng khiến cho lòng đại tràng vốn đã hẹp nay lại càng hẹp hơn. Thêm một nguyên nhân phổ biến khác làm tắc ruột chính là do lồng ruột, thường gặp khối u ở manh tràng lồng vào đại tràng lên. Tắc ruột đại tràng này không giống tắc ruột ở ruột non bởi tình trạng rối loạn nước và chất điện giải xuất hiện rất trễ so với tắc ruột ở ruột non. Triệu chứng toàn thân từ đây mà cũng có sự khác biệt rõ ràng. Nếu như với ruột non, khi bị tắc ruột thì chỉ cần 2 ngày là bệnh nhân đã thấy suy sụp sức khỏe trông thấy. Tuy nhiên, ở ruột già dù có tắc những 3-4 ngày thì tình trạng toàn thân vẫn như chưa có gì xảy ra.

ung thư đại tràngHội chứng tắc ruột

4.2. Thủng ruột

Thủng ruột là một biến chứng thường gặp ở bệnh nhân đến bệnh viện cùng với hội chứng viêm phúc mạc hoặc tắc ruột. Với trường hợp này, tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân sau phẫu thuật chiếm tỉ lệ cao đến đáng sợ. Nguyên nhân của việc tử vong này chủ yếu do nhiễm khuẩn nặng. Lỗ thủng của ruột đôi khi có thể ở ngay vị trí của khối u hoặc ở ngoài khối u, ở gần hoặc xa khối u. Việc xử trí lỗ thủng ruột như thế nào còn tùy thuộc vào trị trí của nó cũng như tình trạng của bệnh nhân đang nguy kịch đến đâu.

4.3. Áp-xe quanh khối u

Đây là một biến chứng tuy rằng không hiếm gặp nhưng lại khó chẩn đoán và dễ nhầm lẫn với áp-xe ruột thừa, viêm túi mật cấp tính,... Dù rằng áp-xe quanh khối u ở bên trái hay phải thì cũng đều cần phải chích áp-xe. Sau khi mủ đã vơi bớt nhiều thì khoảng 7-10 ngày sau, phải mở bụng ra kiểm tra kỹ lưỡng khối u và các cơ quan lân cận trong hố bụng. Từ đó, tùy tình trạng của bệnh nhân cũng như như vị trí khối u mà xử trí.

4.4. Di căn

Di căn sẽ xuất hiện muộn ở niêm mạc thành bụng, gan hoặc buồng trứng,...Thật ra trong khi phẫu thuật, người ta mới hiện thấy có hiện tượng di căn. Sau phẫu thuật đôi lúc có thể có di căn ở phổi và sẽ được phát hiện bằng cách chụp hình phổi.

5. Điều trị bệnh ung thư đại tràng

Để có thể điều trị được bệnh phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó yếu tố cần thiết quan trọng nhất chính là phát hiện bệnh càng sớm càng tốt. Khoa học cho rằng, những bệnh nhân khi mắc phải ung thư đại tràng được phát hiện tình cờ và can thiệp phẫu thuật kịp thời sẽ có tỷ lệ sống trên 5 năm lên đến 82%. Ngược lại, những bệnh nhân đã có các triệu chứng cụ thể của ung thư mới điều trị thì khả năng sống đó chỉ còn khoảng 45%.

ung thư đại tràngXạ trị chữa bệnh ung thư

Ngày nay, tuy rằng phẫu thuật vẫn là phương án tốt nhất, thế nhưng vẫn còn các phương pháp điều trị khác như dùng hóa chất chống ung thư, xạ trị kết hợp với phẫu thuật và hóa chất,... Hiện nay, việc điều trị kết hợp giữa phẫu thuật và hóa chất chống tế bào ung thư đang được sử dụng rộng rãi. Lưu ý hóa chất không những diệt đi tế bào ung thư mà còn có thể sẽ ảnh hưởng các tế bào bình thường khác như bạch cầu. Chính vì vậy, bệnh nhân phải được theo dõi sát sao trong quá trình điều trị.

6. Tầm soát, phòng ngừa bệnh

6.1. Tầm soát bệnh ung thư đại tràng

Như đã nói ở trên, bệnh ung thư ở các giai đoạn khởi phát thường không có các triệu chứng rõ ràng, cụ thể và hay dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Chính vì thế, để có thể phát hiện được bệnh ở giai đoạn sớm, chúng ta phải chủ động đi tầm soát và khám sức khỏe định kỳ.

- Những ai cần tầm soát bệnh?

Người trên 40 tuổi, người có tiền sử gia đình mắc ung thư, không thuộc huyết thống bậc 1 nên đi tầm soát mỗi năm để giảm nguy cơ mắc bệnh.

- Các phương pháp tầm soát bệnh:

Hiện nay đang có 3 phương pháp chính thường được dùng để tầm soát loại ung thư nguy hiểm này:

+ Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân.

+ Nội soi trực tràng.

+ Nội soi đại trực tràng.

Một lưu ý cần phải biết đó là, để chuẩn bị nội soi, người bệnh cần phải nhịn ăn và thường được dùng thuốc xổ để làm sạch ruột. Bên cạnh đó, mỗi đối tượng tiềm ẩn nguy cơ thì sẽ được chỉ định thực hiện các biện pháp tầm soát các nhau để tối ưu kết quả.

6.2. Phòng ngừa căn bệnh ung thư này

Để phòng ngừa việc mắc phải ung thư đại tràng, bạn nên chú ý thực hiện những điều sau:

- Giảm chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày

- Tăng cường hoa quả, ngũ cốc,.., vào bữa ăn của bạn

- Hạn chế ăn đồ lên men, xông khói, thức ăn nhiều muối,...

- Nên xét nghiệm máu trong phân sau 50 tuổi, soi trực tràng, đại tràng mỗi 3-5 năm một lần

- Tránh ăn phải các chất hóa học, có thể gây đột biến gen như thuốc từ sâu, diệt cỏ, kích thích tăng trọng,...

- Không lạm dụng rượu bia và các chất lên men khác một cách quá mức.

ung thư đại tràngĂn nhiều chất xơ tốt cho trực tràng.

Trọn bộ thông tin về ung thư đại tràng trên đây hy vọng đã có thể giúp bạn nhận biết thêm những kiến thức cơ bản, cũng như cách phòng tránh cần thiết trước căn bệnh nguy hiểm này. Sức khỏe là điều chúng ta phải bảo vệ mỗi ngày. Ngay từ hôm nay, mỗi người hãy chăm tập luyện thể thao, rèn luyện sức khỏe với các thiết bị hỗ trợ như máy chạy bộ tại nhà, xe đạp tập gym. Hãy theo dõi mục “Góc sức khỏe” của tập đoàn thể thao Elipsport để không bỏ lỡ bất kì kiến thức quan trọng nào mà bạn đang cần được biết bạn nhé!

Kiddo Nguyễn

Để cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết của chúng tôi, Elipsport xin giới thiêu sản phẩm tập luyện và chăm sóc sức khỏe bán chạy nhất bao gồm:

Tham khảo thông tin sản phẩm nhưng cũng đừng quên theo dõi các bài viết mới nhất tại website https://elipsport.vn/ nhé!

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

popup-btn3