Tổng đài miễn phí: 1800 6854 Trạng thái giao hàng Kiểm tra bảo hành
  • 1800 6854

Ung thư máu - Dấu hiệu nhận biết bệnh và thời gian sống

Ung thư máu sống được bao lâu? Câu hỏi này dường như không dễ để có thể trả lời bởi nó còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Để nắm rõ và không chủ quan về bệnh, hãy bổ sung kiến thức tổng quan của chứng ung thư này. 

Ung thư máu là một căn bệnh nguy hiểm và không ai muốn bị mắc phải. Tuy nhiên, một khi đã vướng vào ung thư máu, người ta hay lo lắng rằng “ung thư máu sống được bao lâu” bởi hàng năm, có đến 220,000 người chết vì nó. Vì vậy, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin liên quan về bệnh. Mong rằng sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho mọi người.

ung thư máu

Tìm hiểu chi tiết về bệnh ung thư máu

1. Bệnh ung thư máu là gì?

Là một loại ung thư ác tính, ung thư máu xuất hiện khi cơ thể bắt đầu xảy ra hiện tượng bạch cầu tăng đột biến. Bạch cầu vốn dĩ mang chức năng bảo vệ cơ thể. Chính vì vậy, khi số lượng bạch cầu tăng cao, nó sẽ bị thiếu thức ăn cũng như nguồn dinh dưỡng và khi đó, bạch cầu quay sang ăn chính hồng cầu - một thành phần cực kì quan trọng của máu.

Dần dần, hồng cầu bị phá hủy, vì thế mà người bệnh sẽ bị thiếu máu cho đến chết. Đây cũng là căn bệnh ung thư không gây ra khối u nào cả.

2. Nguyên nhân gây bệnh ung thư máu

Y học vẫn chưa đưa ra nguyên nhân đích thực gây ra bệnh ung thư nguy hiểm này. Tuy nhiên dưới đây có thể là những tác nhân gây ra:

  • Bị tiếp xúc phải với các nguồn phóng xạ. Ví dụ như các nạn nhân của bom nguyên tử tại Nhật vào cuối Thế Chiến II hoặc vụ tai nạn nổ lò nguyên tử Chernobyl (Ukraine) vào năm 1986,...
  • Bệnh nhân ung thư được điều trị với dược phẩm
  • Làm việc trong môi trường chứa nhiều hóa chất như benzene, formaldehyde,...
  • Các bệnh về gen như hội chứng Down, do virus tấn công hoặc những bệnh khác về máu.

3. Triệu chứng bệnh ung thư máu

Các triệu chứng của bệnh phụ thuộc rất nhiều vào số lượng bạch cầu ác tính đang ở trong máu cũng như vị trí xâm lấn của các tế nào này ảnh hưởng tới cơ thể. Do đó mà người bệnh sẽ có các triệu chứng không tương đồng nhau.

Khi tế bào bạch cầu ung thư phát triển mạnh trong tủy sẽ khiến bệnh nhân bị đau nhức xương đồng thời, chúng chiếm chỗ của những tế bào máu khác. Khi đó, bệnh nhân có những triệu chứng sau:

  • Đốm đỏ: Đốm đỏ hoặc tím trên da chính là hệ quả của việc suy giảm số lượng tiểu cầu trong cơ thể bệnh nhân.
  • Nhức đầu: Nhức đầu kinh khiếp, đi kèm với hiện tượng đổ mồ hôi, da dẻ xanh xao trông thấy. Đây là những biểu hiện cho việc suy thoái lưu lượng máu đưa lên não làm cho não không được cung cấp đủ oxy.
  • Đau xương: Là một trong những triệu chứng chính của ung thư máu, các cơn đau xương có thể xuất hiện ở khớp xương chân, đầu gối, cánh tay, lưng.
  • Sưng hạch bạch huyết: Sưng hạch bạch huyết thường hay nổi dưới da của bệnh nhân và không gây đau đớn cụ thể gì.
  • Xanh xao, mệt mỏi: Khi mắc bệnh, lượng hồng cầu của máu bị sụt giảm nhiều. Nhu cầu trao đổi dưỡng khí của cơ thể không được đáp ứng kịp thời.
  • Chảy máu cam: Tuy là một hiện tượng khá thường gặp, nhưng nếu bỗng dưng bị chảy máu nhiều, liên tục nhiều ngày thì bệnh nhân phải được thăm khám càng sớm càng tốt bởi đây có thể là hệ quả của việc tiểu cầu bị sụt giảm - tế bào có tác dụng cầm máu.
  • Sốt cao thường xuyên: Bệnh nhân mắc phải bệnh ung thư máu bị suy yếu khả năng miễn dịch một cách trầm trọng, dẫn đến những cơn sốt cao hay những vết thương khó lành.
  • Đau bụng: Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau bụng, đầy hơi, mất cảm giác ngon miệng, ói mửa,... khi tế bào ung thư đã lan đến gan và lá lách.

ung thư máu

Bệnh nhân ung thư máu thường bị sốt, đau bụng, đau đầu, mệt mỏi, xanh xao...

4. Phân loại bệnh ung thư máu

Căn bệnh ung thư này được phân làm ba nhóm chính: bệnh bạch cầu, ung thư hạch và u tủy.

4.1. Bệnh bạch cầu

Trong hệ thống miễn dịch, bạch cầu có chức năng chống nhiễm trùng cực kỳ quan trọng. Khi mắc bệnh bạch cầu ở mức cấp tính, cơ thể hiện đã sản xuất một số lượng lớn các tế bào máu trắng chưa trưởng thành. Do đó mà tủy xương sẽ bị tắc nghẽn, đồng thời bộ phận này cũng bị ngăn chặn sản xuất các tế bào máu khác để tạo dựng một hệ thống cân bằng trong cơ thể. Bên cạnh đó, khi tế bào bạch cầu này tăng đột biến, nó buộc phải ăn hồng cầu, gây ra tình trạng thiếu hụt hồng cầu trầm trọng.

4.2. Lymphoma

Đây là một loại ung thư máu có ảnh hưởng đến hệ bạch huyết - một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch, có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng và bệnh tật.

Khi u lympho xuất hiện cũng đồng nghĩa với việc cơ thể sản sinh ra quá nhiều lympho một cách vô tổ chức, quá tải, tổn hại đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Lymphoma có khả năng phát triển ở rất nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể, trong đó có hạch bạch huyết, tủy xương, máu, lá lách và nhiều cơ quan quan trọng khác.

4.3. Đa u tủy

Đây chính là một bệnh ung thư của các tế bào plasma ở máu. Tế bào này được tìm thấy ở tủy xương và có chức năng tạo ra các kháng thể giúp chống chọi lại việc bị nhiễm trùng. Trong đa u tủy, nếu xuất hiện số lượng lớn bất thường của các tế bào plasma tụ tập sẽ ngăn chặn tủy xương sản xuất rất nhiều thành phần quan trọng như hồng cầu.

ung thư máu

Khi lượng bạch cầu trong cơ thể tăng đột biến nó sẽ ăn hồng cầu

5. Cách điều trị bệnh ung thư máu

5.1. Điều trị bệnh ung thư máu

Đây là loại bệnh rất phức tạp và diễn tiến quá nhanh, khó lường. Chính vì thế, việc điều trị căn bệnh này được tiến hành rất thận trọng và tỉ mỉ. Bệnh nhân sẽ được phân tích kỹ lưỡng, xác định cụ thể chính xác giai đoạn của bệnh rồi sau đó sẽ bắt đầu lựa chọn phương án điều trị tối ưu nhất.

Phác đồ điều trị còn tùy thuộc hoàn toàn vào giai đoạn cũng như tình trạng sức khỏe tổng quát của bệnh nhân. Cũng như các bệnh ung thư khác, điều trị bệnh ung thư máu sẽ dùng các phương pháp như hóa trị, xạ trị và phương pháp ghép tủy xương, truyền máu hoặc cấy tế bào gốc tạo chất sinh huyết. Thông thường các bác sĩ sẽ chọn kết hợp 2 phương án trở lên để mang lại tỉ lệ sống cao nhất cho bệnh nhân.

5.2. Phòng ngừa ung thư máu tái phát

Đây là căn bệnh liên quan đến sự phát triển bất thường của các tế bào trong máu và tủy xương. Để phòng tránh ung thư máu, có lẽ cách duy nhất là phải chú ý chăm sóc sức khỏe mỗi ngày, chế độ ăn uống cũng như tránh xa tối đa các loại hóa chất độc hại. Ung thư là căn bệnh cực kỳ khó chữa nếu phát hiện muộn. Chính vì vậy, tốt hơn hết mỗi người cần phải thăm khám tổng quát định kỳ, tạo cho mình một lối sống lành mạnh, không sử dụng các chế phẩm, thực phẩm độc hại dễ gây ra các bệnh tính khó lường.

ung thư máu

Khám bệnh định kỳ và duy trì chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh để tránh tái phát bệnh

6. Bệnh ung thư máu có trị khỏi không?

Hiện nay, bệnh ung thư máu chưa có phương pháp hay loại thuốc nào trị khỏi hoàn toàn. Việc điều trị chỉ có tác dụng giảm triệu chứng và hạn chế sự tiến triển của bệnh, kéo dài thời gian sống. Dựa vào tuổi tác, loại ung thư, giai đoạn bệnh cùng nhiều yếu tố khác mà phương pháp điều trị sẽ khác nhau.

Ghép tế bào gốc: Phương pháp này sẽ đưa vào cơ thể những tế bào gốc tạo máu khỏe mạnh được lấy từ tủy xương, máu cuống rốn, máu lưu thông.

Hóa trị: Dùng thuốc chống ung thư để ngăn cản và can thiệp vào sự phát triển của những tế bào ung thư trong cơ thể. 

Xạ trị. Phương pháp này có tác dụng tiêu diệt những tế bào ung thư để giảm khó chịu hoặc đau đớn cho bệnh nhân.

7. Những ai dễ bị mắc bệnh ung thư máu?

Ung thư máu có thể xảy ra ở mọi đối tượng và lứa tuổi. Nhưng nếu trẻ em bị bạch cầu cấp dòng lympho, hoặc người lớn 40 - 60 tuổi bị bạch cầu mạn dòng tủy/ bạch cầu cấp dòng tủy, người trên 60 tuổi bị bạch cầu mạn dòng lympho sẽ dễ mắc bệnh hơn.

8. Tiên lượng sống khi mắc ung thư máu

8.1. Ung thư máu sống được bao lâu?

Trả lời cho vấn đề “ung thư máu sống được bao lâu” còn phải phụ thuộc vào tình trạng phát triển của lượng bạch cầu có trong máu. Với từng loại bệnh, người ta tiên lượng như sau:

  • Bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính: Người được chẩn đoán mắc ở giai đoạn đầu thì có thể sống đến 8 năm (98 tháng). Những người ở giai đoạn giữa có thời gian sống là 5,5 năm (tương đương với 65 tháng). Những người đã ở giai đoạn cuối thì thời gian sống chỉ còn 42 tháng, tức là khoảng 4 năm.
  • Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính: Đây là bệnh ung thư phổ biến nhất của bệnh bạch cầu ở người trưởng thành. Nếu phát hiện sớm, theo thống kê cho biết rằng khoảng 20% - 40% bệnh nhân sẽ sống được 5 năm (60 tháng). Tuy nhiên với người đã có tuổi, tiên lượng sống có lẽ là khá kém.
  • Bệnh bạch cầu lympho mạn tính: Nếu bệnh chỉ gây ảnh hưởng đến các tế bào B, bệnh nhân có thời gian sống từ 10-20 năm. Ngược lại, bệnh nhân bị bạch cầu lympho mạn tính tế bào T thì có tuổi thọ vô cùng thấp.
  • Bệnh bạch cầu lympho cấp tính: Bệnh này thường tiến triển cực kì nhanh. Những người mắc bệnh này trung bình chỉ sống được 4 tháng. Tuy vậy, đối với trẻ em khi mắc bệnh thì có tới 80% cơ hội được chữa khỏi hoàn toàn.

Thông thường với người lớn, cơ hội chữa khỏi bệnh ở mức 40% và phụ thuộc chủ yếu hoàn toàn vào giai đoạn tiến triển của bệnh. Còn đối với trẻ em từ 3-7 tuổi, cơ hội phục hồi hoàn toàn là rất khả quan.

ung thư máu

Tùy vào tình trạng bệnh ung thư máu mà thời gian sống sẽ nhiều hoặc ít

8.2. Các giai đoạn của bệnh ung thư này

Theo thường lệ, các giai đoạn của bệnh ung thư được chia theo cơ sở di căn, các giai đoạn khác nhau thì có các thang điểm không giống nhau. Từ đó mà bác sĩ có thể xác định được sự phát triển của ung thư theo giai đoạn bởi triệu chứng và tỷ lệ di căn. Về tổng quan thì ung thư máu có 4 giai đoạn chung:

  • Giai đoạn 1:

Giai đoạn 1 của bệnh bao gồm sự mở rộng các hạch bạch huyết trong máu. Các hạch này mở rộng chủ yếu do sự gia tăng đột biến của số lượng lympho. Giai đoạn này nếu phát hiện ra sớm thì tỷ lệ chữa khỏi hoàn toàn tương đối cao bởi bệnh vẫn chưa lây lan hoặc gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác.

  • Giai đoạn 2:

Đây là lúc mà ung thư đã lây lan đến lá lách, gan, hạch bạch huyết của người bệnh. Dù không chắc chắn rằng tất cả các cơ quan đều đang bị ảnh hưởng một lúc nhưng khả năng rất lớn một trong số các cơ quan đã bị xâm hại. Sự phát triển của tế bào ung thư lympho ở giai đoạn này tăng rất cao.

  • Giai đoạn 3:

Số lượng bạch cầu giờ đây đã tăng nhanh và bắt đầu tình trạng thiếu máu nghiêm trọng. Ung thư không ngừng xâm lấn sang các bộ phận, cơ quan khác. Ở giai đoạn này, có ít nhất 2 cơ quan quan trọng của cơ thể đã bị xâm lấn.

  • Giai đoạn 4:

Giai đoạn này là lúc cực kỳ nguy hiểm và không còn nhiều khả năng điều trị. Người bệnh hầu như tỷ lệ sống không cao bởi tiểu cầu đã gần như không còn nhiều. Bên cạnh đó, các tế bào ung đã lây lan đến phổi.

9. Phương pháp xét nghiệm ung thư máu

  • Xét nghiệm máu/tế bào máu: Thông qua xét nghiệm máu, bác sĩ có thể nhận thấy những tế bào bất thường, số lượng bạch giảm hoặc tăng, tiểu cầu giảm. Ngoài ra, một vài trường hợp xét nghiệm tế bào máu có thể quan sát được tế bào ung thư ở máu ngoại vi.
  • Xét nghiệm tủy/chọc hút tủy xương: Hình thức xét nghiệm này sẽ lấy một số lượng nhỏ mô tủy dưới dạng dịch lỏng và xác định sự hiện diện của tế bào ung thư. 
  • Xét nghiệm hóa sinh: Với việc phân tích thành phần trong nước tiểu và máu, bác sĩ có thể đo được nồng độ acid uric. Người mắc bệnh ung thư máu sẽ có nồng độ LDH tăng.
  • Xét nghiệm phân loại tế bào: Những kháng nguyên bề mặt tế bào biểu hiện cho sự đặc trưng của mỗi dòng tế bào.
  • Xét nghiệm tìm bất thường gen: Những bất thường ở nhiễm sắc thể và gen có thể được tìm thấy tại những tế bào bạch cầu ác tính.

ung thư máu

Xét nghiệm tế bào máu để phát hiện bệnh

Ung thư máu là căn bệnh nguy hiểm. Chính vì vậy, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Bạn nên khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh. Bên cạnh đó, bạn hãy xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng khoa học và lối sống khoa học, thường xuyên tập luyện thể thao để tăng cường sức khỏe. Tham khảo thêm những thiết bị giúp chăm sóc sức khỏe tại nhà như xe đạp tập, máy chạy bộ, ghế massage… tại website thương hiệu Elipsport.

Danh mục các dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe tại nhà của Thương hiệu Elipsport:

Truy cập https://elipsport.vn/ để tìm mua sản phẩm phù hợp và đón đọc những kiến thức chăm sóc sức khỏe hữu ích.

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Ai dễ mắc bệnh ung thư máu?
Ai cũng có thể mắc phải bệnh ung thư máu. Thông thường, trẻ em sẽ mắc bạch cầu cấp dòng lympho, còn với người 40 - 60 tuổi thì hay mắc bạch cầu cấp dòng tủy/bạch cầu mạn dòng tủy, với người trên 60 tuổi thường gặp bạch cầu mạn dòng lympho.
Ung thư máu là căn bệnh có thể di truyền, nhưng tỷ lệ không cao. Theo thống kê, phần lớn bệnh nhân mắc ung thư máu không phải do di truyền, chỉ có khoảng 5% bệnh nhân mắc ung thư máu mà nguyên nhân là do di truyền.
Ung thư máu không phải là bệnh ra do virus hình thành nên không thể lây nhiễm nên bạn có thể yên tâm sinh hoạt với người bệnh.
Bạn nên bỏ thuốc lá, tránh tiếp xúc gần với nhựng hóa chất có nguy cơ cao gây bệnh hoặc bức xạ, duy trì thói ăn uống sinh hoạt lành mạnh, thường xuyên tập thể dục để tăng cường hệ thống miễn dịch.
Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả của các xét nghiệm sau đây để chẩn đoán và xác định loại ung thư người bệnh mắc phải: Xét nghiệm máu, sinh thiết tủy xương, chụp MRI, chụp CT, chụp PET, X-quang, siêu âm...
popup-btn3