Cách kiểm tra và sửa lỗi máy chạy bộ bị nhiễm điện tại nhà theo hướng dẫn của kỹ thuật viên vô cùng đơn giản trong bài viết sau đây. Tham khảo ngay để đảm bảo an toàn cho bản thân và nhắc nhở những người thân trong gia đình cùng thực hiện.
1. Môi trường hanh khô khiến máy chạy bộ bị nhiễm điện
Máy tập chạy bộ bị nhiễm điện có thể gây giật
1.1. Nguyên nhân
nhiễm điện có thể được tạo ra do một số nguyên nhân môi trường. Việc tạo ra tĩnh điện là điều phổ biến khi sử dụng máy chạy bộ do ma sát tạo ra bởi chuyển động lặp đi lặp lại. Máy chạy bộ đặt trực tiếp trên thảm bằng len hoặc bằng nylon cũng có thể dễ gây nhiễm điện hơn. Môi trường khô có thể phóng đại sự hiện diện và cường độ của tĩnh điện. Đây cũng là lý do nhiễm điện thường gặp vào mùa thu hơn là mùa đông hay mùa hè.
Lý do là bởi hơi nước có nhiệm vụ đưa các electron ra khỏi cơ thể trước khi chúng tích tụ quá nhiều trong cơ thể. Trong thời tiết hanh khô, các điện tích âm trên cơ thể không được giảm bớt mà tiếp tục tăng lên cho đến khi đủ sản sinh ra lượng điện yếu. Trong khi đó, kim loại cũng có rất nhiều hạt electron mang điện tích âm di chuyển tự do. Do đó, khi có điện áp bên ngoài như bàn tay con người, các hạt electron sẽ di chuyển mạnh hơn và tạo thành dòng điện. Đó là lý do tại sao bạn chạm tay vào các bộ phận kim loại trên máy lại tạo ra dòng điện, gây tê.
1.2. Cách khắc phục
Cách đơn giản nhất là giảm sự khô trong môi trường. Gia đình bạn nên chuẩn bị sẵn máy phun sương, máy tạo độ ẩm... để sử dụng vào mùa thu. điều này giúp giảm thiểu sự tĩnh điện.
Tiếp đến, để bàn tay không bị khô gây nhiễm điện thì bạn nên thoa kem dưỡng ẩm cho da tay và cả cơ thể thường xuyên. Nên chọn loại kem có tính cấp ẩm cao hơn cho mùa khô. Trong quá trình chạy bộ, phải thường xuyên uống nước để cơ thể không bị thiếu nước. Tuy nhiên, chỉ nên uống những ngụm nhỏ, kẻo bị đau nhói bụng do vận động mạnh.
Uống nước trong quá trình tập chạy
2. Cách kiểm tra và sửa lỗi máy chạy bộ bị nhiễm điện do bám bụi lâu ngày
2.1. Nguyên nhân
Động cơ máy chạy bộ có thể bị bám bụi và các mảnh vụn khác, làm tăng nguy cơ nhiễm điện. Sự gia tăng ma sát từ một dây curoa đã bị mòn do dùng quá thời gian quy định cũng có thể tạo ra tĩnh điện. Nếu đã lâu bạn chưa vệ sinh máy thì rất có thể, đây chính là nguyên nhân khiến máy chạy bộ của gia đình bạn bị nhiễm điện.
2.2. Cách kiểm tra và sửa lỗi
- Lau sạch sẽ máy chạy bộ, bao gồm cả khung bên ngoài, lau cả bên trong động cơ của máy. Lau sạch khung bằng khăn thấm dung dịch tẩy rửa chuyên dùng cho máy chạy bộ nhưng chỉ dùng khăn hơi ẩm. Khăn quá ướt có thể làm gây hại động cơ bên trong.
- Hãy làm sạch động cơ bằng cách rút phích cắm của máy, tháo khóa an toàn. Sau đó, tháo nắp động cơ và hút bụi cẩn thận cho motor.
- Dây curoa máy chạy bộ cũng cần được giữ sạch sẽ và bôi trơn theo hướng dẫn do nhà sản xuất máy chạy bộ của bạn cung cấp. Đừng quên thay dây curoa định kỳ dựa trên mốc thời gian được nêu trong sách hướng dẫn đi kèm khi mua máy.
- Đặt một tấm thảm cao su bên dưới máy để giảm lượng cặn bẩn có thể tích tụ trong động cơ của máy tập chạy bộ.
Lau sạch máy định kỳ cả bên trong lẫn bên ngoài
3. Cách kiểm tra và sửa lỗi dây tiếp đất không hoạt động
3.1. Nguyên nhân
Không cắm dây tiếp đất máy chạy bộ hoặc dây bị hư hỏng cũng có thể làm tăng nguy cơ bị điện giật. Nhiệm vụ của dây tiếp đây này là đưa dòng điện (trong trường hợp có xảy ra rò rỉ) xuống đất và không gây tích điện trên máy.
3.2. Cách khắc phục
- Kiểm tra lại xem dây tiếp đất đã được kết nối chưa.
- Nếu dây đã được kết nối rồi, thì bạn cần kiểm tra xem nó có bị hư hỏng như bị đứt không. Vì máy chạy bộ đặt ở dưới đất có thể bị chuột hoặc gián cắn đứt dây tiếp đất. Tuy nhiên trường hợp này khá hiếm ở những dòng máy cháy bộ chất lượng cao. Chúng được bọc bằng nhựa ABS siêu dẻo, siêu dai. Hoặc cũng có thể dây sử dụng lâu ngày không còn hoạt động nữa. Lúc này bạn cần thay mới nó.
- Nếu chưa có dây tiếp đất tại nhà thì hãy ngừng chạy bộ và mua mới ngay. Thông thường nhiều dòng máy chạy bộ giá rẻ thường không có bộ phận này để cắt giảm chi phí. Còn đối với thương hiệu hàng đầu như Elipsport thì luôn có dây đi kèm máy. Đừng bao giờ chạy bộ khi không có chúng. Chúng không chỉ loại bỏ nhiễm điện hiệu quả mà còn ngăn ngừa nguy cơ rò rỉ gây giật điện. Bạn có thể đặt mua trên mạng. Hoặc cũng có thể tự làm dây tiếp đất nếu có hiểu biết về nguyên lý điện.
Dây tiếp đất của máy chạy bộ
4. Trang phục chạy bộ gây nhiễm điện
4.1. Nguyên nhân
Thêm một nguyên nhân nữa gây nhiễm điện đó là bạn mặc đồ tập chạy bộ có chất liệu từ sợi tổng hợp như polyester, nylon. Chúng có thể gây tĩnh điện nhiều hơn các chất liệu vải khác.
4.2. Cách khắc phục máy chạy bộ bị nhiễm điện
- Người tập chạy bộ nên chọn sản phẩm từ vải tự nhiên như cotton.
- Ngâm quần áo với nước xả vải để làm mềm quần áo, ngăn nhiễm điện.
- Phơi khô đồ tập tự nhiên thay vì sấy cũng giúp giảm nguy cơ nhiễm điện hơn.
Một số cách chọn đồ tập chạy bộ giảm nhiễm điện
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách kiểm tra và sửa lỗi máy chạy bộ bị nhiễm điện tại nhà đơn giản, ai cũng có thể thực hiện được. Trong trường hợp bạn không thể khắc phục sự cố thành công thì có thể vấn đề về động cơ máy, dây tiếp đất gặp vấn đề, hãy đưa máy đi bảo dưỡng chuyên nghiệp. Tại Elipsport, đội ngũ nhân viên luôn sẵn sàng hỗ trợ bất kỳ thời điểm nào khách hàng gặp vấn đề với máy móc qua hotline bảo hành: 1900 636 143.
Mua thiết bị thể thao và dụng cụ chăm sóc sức khỏe chính hãng tại Elipsport