Máy chạy bộ là một thiết bị tập luyện quen thuộc đối với nhiều người. Tuy nhiên bạn có biết cấu tạo máy chạy bộ ra sao hay không? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu cặn kẽ hơn về cấu tạo của một chiếc máy chạy bộ điện giá rẻ.
1. Bảng điều khiển của máy chạy bộ
Bảng điều khiển là cấu tạo máy chạy bộ không thể thiếu. Nó bao gồm hệ thống đồng hồ hiển thị thông số, các phím điều khiển và các bo mạch điều khiển. Một bo mạch trên đồng hồ sẽ nhận lệnh và truyền xuống bo mạch vận hành ở dưới hộp motor.
Trên bảng điều khiển còn có màn hình điện tử hiển thị những thông số liên quan khi bạn tập luyện bao gồm quãng đường (km), vận tốc (km/h) và thời gian (phút-giây) chạy. Ngoài ra bộ vi mạch điện tử cũng sẽ tính toán và xuất ra thông số về lượng calo cơ thể bạn tiêu hao khi tập luyện.
Màn hình máy chạy bộ
2. Cấu tạo khung máy của máy chạy bộ
Thông thường khung máy của cấu tạo máy chạy bộ được làm từ chất liệu thép không gỉ có lớp sơn tĩnh điện. Các mẫu máy khác nhau sẽ có cấu tạo khung máy khác nhau. Tuy nhiên tất cả khung máy chạy bộ điện đều phải áp dụng những tiêu chuẩn chất lượng chung.
3. Bộ phận bo mạch chủ của máy chạy bộ
Bo mạch của máy chạy bộ điện là một hệ thống phức tạp. Chúng bao gồm các diot, bán dẫn, chip vi xử lý, cảm biến tốc độ máy chạy bộ… được lắp trên một bảng mạch truyền dẫn. Bộ phận này sẽ nhận tín hiệu, mã hóa và giải mã tín hiệu từ bảng điều khiển đưa xuống động cơ, các trục khớp hoạt động theo yêu cầu của người điều khiển.
4. Cấu tạo của bộ chuyển động (Motor máy chạy bộ)
Bộ chuyển động bao gồm motor máy chạy bộ, dây curoa, thảm tập. Đây là phần là quan trọng nhất đối với máy chạy bộ đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định.
Bộ chuyển động cần đảm bảo cho thảm tập chạy chuyển động êm ái, ổn định nhưng cũng đầy sức mạnh. Hiện nay các mẫu máy chạy bộ thường có công suất động cơ từ 2 - 6 HP. Công suất càng lớn thì khả năng hoạt động càng mạnh mẽ. Bạn có thể thực hiện những bài tập với cường độ cao mà không sợ ảnh hưởng đến động cơ.
Nếu bạn chỉ có nhu cầu sử dụng máy chạy bộ để tập thể dục tại nhà thì những thiết bị có công suất khoảng 2.5 - 4 HP là phù hợp. Với công suất này, thiết bị có thể chịu được tải trọng tối đa lên đến 170 kg và tốc độ vượt trên 18km/h.
Máy chạy bộ điện ELIP Oscar có động cơ mạnh mẽ 4.0 HP
5. Cấu tạo của thảm chạy máy chạy bộ
Băng tải máy chạy bộ còn được gọi là thảm chạy. Đây là bộ phận giúp bạn di chuyển khi luyện tập, cả máy chạy bộ cơ và điện điều có đặc điểm tương tự nhau ở bộ phận này. Nó được thiết kế với những đặc điểm như chống trơn trượt, độ bền cao, dễ dàng thay thế nếu bị mòn hay hỏng.
Các kích thước phổ biến của thảm chạy:
- Với máy chạy bộ gia đình: chiều rộng từ 35 cm - 45 cm, chiều dài 1,8 m, độ dày từ 1,6 - 1,8 mm.
- Với máy chạy bộ cho phòng gym: chiều rộng từ 50 - 60cm, chiều dài lên đến 3,4 m, độ dày từ 1,8 mm - 2,5 mm giúp giảm ồn đáng kể khi chạy.
Chất liệu của thảm chạy:
PU và PV là 2 vật liệu chính được sử dụng để chế tạo băng chuyền máy chạy bộ. Chất liệu này có độ êm cao cũng như độ đàn hồi rất tốt. Bên cạnh vật liệu chính kể trên, thảm tập còn được tạo nên từ một số loại vật liệu dạng sợi hoặc lưới có tác dụng gia cố độ thảm. Cụ thể những chất liệu này giúp thảm dai hơn, ít bị biến dạng khi tác dụng lực trong lúc tập luyện. Ngoài ra chúng giúp phục hồi độ căng của thảm trong suốt quá trình bạn luyện tập.
Thảm chạy có thể được điều chỉnh căng hơn, trùng hơn bằng cách xoay bu lông ở đuôi máy chạy bộ.
Thảm chạy cao cấp của máy chạy bộ Elipsport
6. Khóa an toàn
Hầu hết các sản phẩm máy chạy bộ điện hiện nay đều được trang bị khóa an toàn trong cấu tạo máy chạy bộ. Khóa này thực chất là 1 miếng nhựa đỏ có gắn kèm 1 miếng nam châm. Khóa từ thường được buộc với 1 sợi dây nhỏ và gắn trên bảng điều khiển như một cầu chì điện. Một đầu dây có kẹp để gắn vào quần áo.
Trong trường hợp chẳng may bạn bị trượt chân hay gặp sự cố, khóa từ sẽ bung ra. Lúc này mọi thông số đều trở về 0, thiết bị sẽ ngưng hoạt động ngay lập tức. Tính năng này đảm bảo an toàn cho bạn nếu có sự cố không mong muốn xảy ra.
7. Các tiện ích đi kèm
Đây là những chi tiết phục vụ cho nhu cầu giải trí trên máy chạy bộ điện. Chúng có thể là cổng kết nối USB, dây 3,5mm nối trực tiếp với điện thoại, jack cắm tai nghe hoặc hệ thống loa hifi…. Bên cạnh đó những mẫu máy chạy bộ diện đại còn có khả năng phát nhạc từ chiếc điện thoại của bạn thông qua công nghệ Bluetooth…
Loa âm thanh giúp quãng đường chạy bộ trở nên thú vị hơn
8. Cách làm máy chạy bộ tại nhà đơn giản
Với các cấu tạo trên, chúng ta có thể tự chế tạo máy chạy bộ tại nhà thông qua một số bước đơn giản sau:
Bước 1: Chuẩn bị
Để chế máy chạy bộ nhanh chóng và an toàn, bạn cần đầu tư một số nguyên vật liệu:
- Các thanh bằng gỗ chắc chắn.
- Súng bắn keo.
- Vòng bi lăn.
- Ống nhựa từ PVC.
- Vài đinh vít và đinh dài.
- Ống đồng.
- Một ít vải jean.
- Ngoài ra trang bị thêm các phụ kiện như búa, máy khoan và bộ điều khiển…
Bước 2: Cách làm máy chạy bộ tại nhà
- Làm bộ khung sườn cho máy
Lấy tấm ván ép theo kích thước mong muốn để chế tạo thành khung, đừng quên dùng cưa để tùy chỉnh cho đồng đều.
- Làm bàn chạy
Nên đo và cắt đoạn ống PVC phù hợp với chiều rộng của hai thanh gỗ của thảm chạy. Sau đó, hãy chèn mỗi ống 1 vòng bi lăn cùng một đinh dài. Tuy nhiên, nên đảm bảo vòng bi này phải vừa khít với lòng ống. Kiểm tra xem ống đặt có lăn ổn định hay không. Sau đó tiến hành thực hiện tượng tự số ống còn lại để tạo thành bàn chạy như mong muốn.
Hãy ướm thử ống lên bộ khung bàn chạy, tiếp theo đánh dấu khoảng cách để lắp đinh xuyên qua. Việc của bạn lúc này là khoan hết các lỗ đã được đánh dấu. Cuối cùng lắp các ống chứa vòng bi lăn vào bên trong thanh gỗ để tạo thành bàn chạy hoàn chỉnh.
- Làm thảm chạy
Để hoàn thiện, bạn không thể bỏ qua bộ phận thảm chạy. Hãy dùng tấm vải kích thước vừa vặn với bàn chạy. May hai đầu lại bằng dây cây và loại kim lớn. Bạn có thể thiết kế thêm động cơ con lăn kết nối với dây điện giúp máy tập chạy bộ vận hành êm ái hơn.
- Tiến hành lắp ráp
Đây là bước cuối cùng để hoàn thiện, bạn chỉ cần lắp đặt các bộ phận lại với nhau và kết nối chúng với nguồn điện. Khởi động và điều chỉnh tốc độ, vậy là đã có thể sử dụng.
Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu cấu tạo máy chạy bộ qua nội dung của bài viết này. Hy vọng nó đã cung cấp cho bạn những thông tin thú vị và có ích. Những điều trên cũng có thể phần nào giúp bạn hiểu cách vận hành của thiết bị để sử dụng nó hiệu quả hơn.