Vợt cầu lông RSL đã xuất hiện tại thị trường Việt Nam một thời gian và được giới chuyên môn đánh giá cao. Tuy nhiên, người sử dụng dòng vợt này phải nói là đếm trên đầu ngón tay. Vậy nguyên nhân do đâu?
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều thương hiệu sản xuất vợt cầu lông, từ trung bình đến cao cấp, từ Âu sang Á. Vợt cầu lông RSL tuy có chất lượng khá tốt nhưng lại là ''con ghẻ'' của người dùng Việt Nam. Hầu như rất ít người chọn sử dụng thương hiệu này hoặc chưa từng nghe đến nó. Đây là một điều đáng tiếc cho một dòng vợt khá nổi tiếng đến từ London.
1. Đôi nét về hãng vợt cầu lông RSL
Vợt cầu lông RSL có tên đầy đủ là Reinforced Shuttlecock Limited (tiểu sư tử và con rồng). Hãng vợt cầu lông này được thành lập từ năm 1928. Đây chính là hãng vợt lâu đời và chất lượng nhất thế giới về vợt cầu lông của Vương quốc Anh - Luân Đôn. Ngay ở thời điểm bắt đầu thành lập, vợt cầu lông RSL còn được gọi với cái tên hoa mỹ: công ty nòng cốt cầu lông.
Những chiếc vợt cầu lông RSL
2. Nhìn nhận chung về vợt cầu lông RSL
Thông thường, ta luôn thấy những sản phẩm đến từ Anh Quốc luôn luôn được đánh giá rất cao về độ hoàn thiện cũng như độ chắc chắn trong suốt quá trình sử dụng. Chính nhờ vào phần khung vợt cũng như nước sơn đều rất bền bỉ dù có thường xuyên bị va đập và hãng vợt này chiếm được một sự yêu mến của người sử dụng nước Anh. Có thể nói ngay từ khi ra đời, RSL đã trải qua biết bao thăng trầm, biến cố. Thế nhưng, nhờ vào kĩ thuật và công nghệ luôn luôn được cải tiến mà thương hiệu RSL đã vươn lên đứng trong top đầu những thương hiệu vợt cầu lông tốt nhất thế giới trong một thời gian khá dài.
3. Vì sao vợt cầu lông RSL lại ít được ưa chuộng tại Việt Nam?
Vợt cầu lông RSL có đại lý phân phối sản phẩm ở khắp mọi nơi trên thế giới bằng một độ phủ rộng rãi. Ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng, hãng vợt cầu lông RSL chính là đối trọng của rất nhiều hãng sản xuất dụng cụ cầu lông khác. Tuy nhiên, rất tiếc rằng tại thị trường Việt Nam, nó lại không được thịnh bởi một số nguyên do.
Điều quan trọng nhất khiến vợt cầu lông RSL ít thịnh hành tại Việt Nam là do khung vợt khá to, khiến vợt khó đan và số ký đan lại không được cao. Hơn nữa, cũng vì nguyên nhân này đã khiến vợt nặng và khó kiểm soát hơn. Đây là điều không quá khó hiểu bởi RSL là hãng sản xuất của Anh nên những sản phẩm của họ chủ yếu phục vụ ở thị trường châu Âu. Do đó, thông thường người châu Á không dễ thích nghi với thể trạng của riêng họ.
Vợt cầu lông RSL khá nặng và không dễ điều khiến với người châu Á
Nếu bạn là một người có lực tay khỏe hoặc muốn sử dụng một chiếc vợt chắc khỏe với phần khung to thì vợt cầu lông thương hiệu RSL chính là một lựa chọn lý tưởng đáng để bạn quan tâm. Ngược lại, nếu bạn không thích ứng được với mẫu vợt này thì cũng không sao. Trên thế giới có rất nhiều thương hiệu sản xuất vợt cầu lông uy tín, chính hãng và chất lượng mà bạn có thể thay thế.
4. Các tiêu chí khi chọn mua vợt chơi cầu lông RSL
- Khung vợt là phần được căng dây. bộ phận này phải đủ cứng để có thể chịu được lực kéo căng của dây, có độ cân bằng động cao và ít cản gió.
- Cán vợt RSL tốt là phần nối từ khung đến tay cầm. Đây là bộ phận tích trữ thế năng sinh ra do quá trình vận động và chuyển thành động năng khi vợt tiếp xúc với quả cầu lông. Cán vợt phải có độ dẻo phù hợp, độ đàn hồi cao, khả năng chống xoắn cao để vợt ít bị xoay nếu điểm tiếp xúc cầu không trên trục dọc vợt.
- Tay cầm vợt là bộ phận để vợt thủ nắm giữ. Thông thường, tay cầm của vợt RSL thường được chế tạo từ gỗ siêu nhẹ bọc da. Nhà sản xuất sẽ điều chỉnh trong lượng và vị trí cân bằng của vợt thông qua tay cầm
- Mặt vợt được các sợi dây đan liên kết tạo thành. Cơ tính của mặt vợt được quyết định bởi sức căng, loại dây và hình dạng.
5. Sự liên quan giữa lối chơi và thông số kỹ thuật của vợt RSL
Thương hiệu sản xuất vợt chơi cầu lông RSL đã phân loại các mẫu vợt theo mức độ trợ lực và khả năng kiểm soát cầu. Có 3 loại vợt chủ yếu bao gồm: Vợt thiên về tấn công, vợt thiên về phòng thủ và vợt cân bằng giữa công thủ. Mua vợt RSL chủ yếu sẽ dựa vào độ cứng của cán vợt và năng lực mà vợt có thể kiểm soát cầu. Ký hiệu của một số loại vợt RSL phổ biến là: X (Diamond), M11 (Heat), G (Power), VR (Evolution), M10 (Extreme).
Người mua hãy dựa theo tiêu chí chơi để chọn cho mình một cây vợt phù hợp căn cứ vào các thông số kỹ thuật sau:
5.1. Trọng lượng vợt RSL
Trọng lượng của vợt cầu lông được ký hiệu bằng chữ U công bố trên tem dán ở phần cán tiếp giáp với thân vợt. Số U càng lớn thì vợt càng nhẹ. Số kg tương đương như sau: 2U (90-94 gr), 3U (85-89 gr), 4U (80-84 gr).
Những sản phẩm vợt RSL
Đối với những vợt thủ người châu Á nói chung, 3U là trọng lượng vừa phải nhất. Những người có cánh tay và cổ tay khỏe thì có thể chọn sử dụng 2U. Các bạn nữ hoặc các bạn học sinh, thiếu niên có thể chọn loại có trong lượng nhẹ hơn như 4U hoặc 5U. Nếu như tính thêm trọng lượng của dây và băng quấn cán thì vợt cầu lông sẽ nặng thêm khoảng 10g nữa.
5.2. Chu vi cán vợt RSL
Chu vi của cán vợt được ký hiệu bởi chữ G trên tem dán, bên cạnh trọng lượng U. Chỉ số G càng lớn thì cán vợt sẽ càng nhỏ. Những người thể trạng to lớn thường chuộng sử dụng cán vợt có chu vi G2, G3 còn những người trung bình thường chọn G4, G5.
5.3. Chiều dài vợt
Nhà sản xuất sẽ ghi thông số chiều dài trên phần thân vợt. Theo tiêu chuẩn từ xưa đến nay, độ dài của vợt là 665mm. Tuy nhiên ngày nay, nhiều hãng đã sản xuất vợt dài hơn, không vượt quá 680mm để nâng thêm ưu thế tấn công. Bạn có thể chọn vợt dài hay ngắn tùy theo sở thích nhưng nên cân nhắc lựa chọn mua 2 cây vợt có kích thước khác nhau để sử dụng luân phiên. Nếu dùng thường ngày thì bạn nên mua vợt có cùng chiều dài để đỡ bị lúng túng khi thay đổi.
5.4. Điểm cân bằng của vợt RSL
Điểm cân bằng của vợt sẽ chỉ ra rằng vợt cầu lông mà bạn đang sử dụng thuộc loại nặng đầu hay nhẹ đầu. Đây là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến phong cách đánh và hiệu quả trận đấu. Bạn có thể cầm thử vợt để có cảm giác ban đầu khi mua vợt.
Điểm cân bằng của vợt ảnh hưởng đến hiệu quả thi đấu
- Vợt công là loại nặng đầu heavy head hoặc offensive: Loại này phù hợp với những cú đánh, đập mạnh để cầu đi sâu xuống phía cuối sân. Những người trẻ khỏe với lối chơi lấy thế công làm chính, thường tạt cầu, đập cầu sẽ lựa chọn loại vợt này.
- Vợt công thủ cân bằng (even balance) dành cho người có lối đánh công thủ toàn diện.
- Vợt thủ là loại nhẹ đầu light head hay defensive: Đây là loại phù hợp với những cú cắt cầu, chặn cầu, chém cầu, đẩy cầu. Những bác hưu trí yếu sức, người cao tuổi, người thích đánh ziczac, lấy thế thủ và gài cầu làm chính thường ưa chuộng loại vợt này.
5.5. Độ dẻo cán vợt RSL
Nhà sản xuất thường phân độ dẻo cán vợt ra thành 5 bậc như sau:
- Rất dẻo: Tạo ra những đường cầu lắt léo, người sử dụng khó điều khiển đường cầu nhưng đối thủ sẽ khó đoán được hướng cầu đi.
- Dẻo: Tạo ra pha đánh cầu nhẹ và khéo. Loại vợt này phù hợp cho lối chơi tiết kiệm sức lực, thiên về hướng phòng thủ. Độ linh hoạt khi sử dụng sẽ cao hơn.
- Trung bình: Đây là loại vợt chơi theo hướng công hay thủ đều cho mức độ trung bình. Những người chơi nghiệp dư với kỹ năng tốt rất phù hợp với loại vợt này. Khi chọn mua vợt có độ dẻo trung bình, bạn hãy chú ý đến điểm cân bằng và trọng lượng của vợt để chọn được loại phù hợp với sở trường của bản thân.
- Cứng: Tạo ra cú đánh cầu mạnh nên rất phù hợp với những người trẻ có sức mạnh, thể lực tốt.
- Rất cứng: Tạo ra những cú đập mạnh và chuẩn xác, cú giật cổ tay đầy uy lực. Vì thế, đây là loại vợt phù hợp với những vận động viên chuyên nghiệp.
Trong trường hợp bạn không dự định trở thành vận động viên cầu lông chuyên nghiệp thì việc chọn vợt dựa vào yếu tố đánh đơn hay đánh đôi cũng không quá quan trọng. Những người chơi phong trào thường sử dụng loại vợt trung bình, tức công thủ toàn diện.
5.6. Mức độ trợ lực
Có 5 cấp độ trợ lực trên các mẫu vợt bao gồm:
- Không trợ lực với phần cán làm bằng chất liệu thép.
- Có trợ lực ít với phần cán làm từ vật liệu Graphite thường.
- Có trợ lực với cán làm bằng Graphite module cao.
- Trợ lực cao: Loại vợt này có cán làm bằng Graphite module cao có pha carbon dạng sóng hoặc titan, cấu trúc nano.
- Trợ lực cao nhất: Cán vợt được làm từ chất liệu Graphite module cao có titan, khung vợt rộng bản có muscle, cấu trúc nano nhóm.
Mức độ trợ lực dựa vào chất liệu cán vợt
5.7. Ngân sách và sở thích cá nhân
Những loại vợt đánh cầu lông có giá dưới 300.000 VND thường có trọng lượng khá nặng, cứng và độ bền không cao. Trong khoảng tiền từ 300.000 dao động đến 1 triệu đồng, bạn có thể chọn được nhiều mẫu vợt tốt hơn. Tuy nhiên, vợt cầu lông thương hiệu RSL thường khá mắc dù độ phổ biến không cao.
Nếu bạn chấp nhận đầu tư trên 1 triệu đồng, bạn sẽ chọn được một chiếc vợt chất lượng, uy tín. Những loại vợt RSL bình dân có giá dưới 1 triệu đồng đều không được sản xuất tại Anh mà thực chất là từ một quốc gia khác. Các mẫu vợt RSL cao cấp và chính hãng thường được bán tại thị trường Việt Nam với dòng chữ Made in Malaysia. Tùy thuộc vào thiết kế và mẫu mã mà vợt RSL sẽ có mức giá khác nhau, đa phần là dao động từ 1.2 đến hơn 3.5 triệu đồng cho các dòng vợt cao cấp.
Vừa rồi là những chia sẻ xoay quanh vấn đề vợt cầu lông RSL - vì sao lại ít được ưa chuộng tại Việt Nam. Qua đó, ta có thể thấy, việc lựa chọn đúng được một cây vợt phù hợp với bản thân là điều không hề dễ dàng. Mặt khác, để chơi tốt bộ môn này, ta cũng cần phải có thể lực chắc chắn, bền bỉ để dễ dàng xử lý mọi tình huống trong ván đấu. Luyện tập thêm với máy tập chạy bộ hay máy tập thể dục đạp xe chính là một cách mà ai cũng nên thử tham khảo qua nhằm nâng cao sức bền và tinh thần chiến binh dũng mãnh. Mọi thông tin chi tiết về từng sản phẩm đều có mặt trên trang chủ elipsport.vn. Hãy truy cập ngay bạn nhé!
Xem thêm thiết bị tập chăm sóc sức khỏe tại nhà đến từ tập đoàn thể thao Elipsport - Thương hiệu chăm sóc sức khỏe số 1 Việt Nam
- Ghế massage cao cấp: https://elipsport.vn/ghe-massage/
- Máy chạy bộ điện tại nhà: https://elipsport.vn/may-chay-bo-dien/
- Xe đạp tập thể dục toàn thân: https://elipsport.vn/xe-dap-tap-the-duc/
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Xem thêm bài viết tin tức khác trên website: https://elipsport.vn/ để liên tục cập nhật tin tức thể thao mới nhất.