Cách bảo dưỡng máy chạy bộ theo đúng hướng dẫn chi tiết từ chuyên gia kỹ thuật của Elipsport có trong bài viết sau đây. Áp dụng chúng giúp sản phẩm luôn hoạt động tốt, bền mới lâu dài cùng thời gian.
1. Vì sao cần phải bảo dưỡng máy chạy bộ
Bảo dưỡng máy chạy bộ là một phần không thể thiếu trong việc duy trì hiệu suất và tuổi thọ của thiết bị. Khi sử dụng thường xuyên, máy chạy bộ chịu áp lực và ma sát lớn, dẫn đến việc các bộ phận cần được kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ.
Máy chạy bộ cần được làm sạch và bôi trơn đều đặn để tránh mài mòn và hao mòn không cần thiết của các bộ phận quan trọng như băng tải, định vị, hoặc hệ thống đàn hồi. Việc bảo dưỡng này không chỉ giúp máy hoạt động êm ái hơn mà còn đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Ngoài ra, bảo dưỡng định kỳ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo về hỏng hóc, từ đó ngăn chặn sự cố nghiêm trọng và giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa lớn sau này. Thực hiện việc bảo dưỡng đúng cách cũng có thể kéo dài tuổi thọ của máy chạy bộ và giữ cho nó luôn hoạt động tối ưu nhất.
Hơn nữa, bảo dưỡng máy chạy bộ cũng là cơ hội để người dùng tương tác trực tiếp với thiết bị, hiểu rõ hơn về cách hoạt động của nó và tạo thêm lòng tin khi sử dụng.
Bảo dưỡng máy chạy bộ là một phần không thể thiếu trong việc duy trì hiệu suất
2. Các chi tiết nào cần bảo dưỡng trên máy chạy bộ?
Để duy trì hiệu suất ổn định và độ bền của máy chạy bộ, việc thực hiện việc vệ sinh thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn là một bước không thể thiếu.
Với máy chạy bộ hiện đại có ít bộ phận phức tạp hơn, việc bảo dưỡng trở nên dễ dàng hơn cho người sử dụng tại nhà. Các phần như động cơ điện, băng tải và ván máy chạy bộ cần được bảo dưỡng đều đặn.
Không chỉ vậy, việc làm sạch khung máy, bảng điều khiển, tay vịn và vành đai cũng rất quan trọng, cần được thực hiện thường xuyên, ít nhất là một lần mỗi tuần. Điều này giúp duy trì sự hoạt động ổn định và đảm bảo an toàn khi sử dụng máy chạy bộ.
Việc làm sạch khung máy, bảng điều khiển, tay vịn và vành đai cần được thực hiện thường xuyên
3. Vật dụng cần chuẩn bị khi bảo dưỡng máy chạy bộ
Các công cụ và vật dụng cần thiết cho việc bảo dưỡng máy chạy bộ rất đơn giản và dễ dàng chuẩn bị. Bạn có thể tìm thấy một số dụng cụ chuyên dụng tại các cửa hàng chuyên sửa chữa máy chạy bộ hoặc đại lý nơi bạn mua thiết bị.
Những vật dụng bạn cần có bao gồm hai chiếc khăn mỏng để lau sạch, chúng không quá dày và có khả năng bắt bụi tốt. Bộ tuốc nơ vít kèm theo máy chạy bộ cũng cần được chuẩn bị để sử dụng khi cần thiết.
Dầu silicon để tra băng tải của máy chạy bộ và mỡ tra cho motor động cơ cũng là những vật liệu không thể thiếu trong quá trình bảo dưỡng. Bạn cũng có thể sử dụng máy hút bụi để làm sạch các khe hở và bảo quản máy chạy bộ một cách tốt nhất.
Các công cụ và vật dụng cần thiết cho việc bảo dưỡng máy chạy bộ rất đơn giản và dễ dàng chuẩn bị
4. Cách bảo dưỡng máy chạy bộ mỗi khi sử dụng
Đảm bảo nguồn điện ổn định khi vận hành
Trước khi mở máy, hãy đảm bảo nguồn điện vào máy đã ổn định (thường ở mức 220V). Nguồn điện không ổn định, ổ cắm lỏng lẻo lúc được lúc không sẽ khiến máy chạy bộ bị sụt nguồn, giảm tuổi thọ của máy. Sau khi sử dụng, bạn nên rút hẳn phích cắm khỏi ổ điện.
Trước khi mở máy, hãy đảm bảo nguồn điện vào máy đã ổn định
Tránh để rơi nước vào máy chạy bộ
Luyện tập cường độ cao chắc chắn sẽ khiến bạn phải đổ rất nhiều mồ hôi. Thế nên đừng quên sử dụng một chiếc khăn tập để lau mồ hôi, tránh để mồ hôi rơi vào máy móc gây ảnh hưởng tới độ bền, mới của máy.
Ngoài ra, mồ hôi rơi vào kẽ máy quá nhiều có thể gây chập cháy nguồn điện. Cũng vì lý do này, đặt máy nơi khô thoáng, tránh nơi ẩm thấp là một cách bảo dưỡng máy chạy bộ bền hơn.
Tránh để rơi nước vào máy chạy bộ
Lau chùi máy chạy bộ sau khi tập
Sau mỗi lần tập xong, hãy dành vài phút làm sạch mồ hôi trên khung máy chạy bộ. Đối với màn hình điều khiển, tay cầm có thể dùng khăn khô và dung dịch vệ sinh chuyên dụng vì đây là khu vực thường có vi khuẩn, mồ hôi. Những bộ phận khác chỉ dùng khăn khô để lau.
- Lau nhẹ nhàng từ màn hình điều khiển rồi tới hai bên tay nắm.
- Tiếp đến là hai bên thanh đỡ.
- Vỏ hộp động cơ máy chạy bộ.
- Cuối cùng là hai vành đai máy
Lau chùi máy chạy bộ sau khi tập
5. Cách bảo dưỡng bảo trì máy chạy bộ định kỳ
Mua một chiếc máy chạy bộ điện có giá trị lớn để sử dụng thì việc chăm chút lau chùi và bảo trì máy chạy bộ là điều đương nhiên. Nhưng đối với một số chi tiết kỹ thuật đặc thù thì đòi hỏi người có kinh nghiệm và kiến thức sâu hơn.
Đối với một chiếc máy chạy bộ điện hiện đại thì không có quá nhiều chi tiết, bộ phận thì việc bạn có thể bảo dưỡng bảo trì tại nhà cũng không phải khó thực hiện. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách bảo dưỡng bảo trì máy chạy bộ định kỳ bạn có thể tham khảo:
Bảo dưỡng thảm chạy
Bạn có thể bảo dưỡng thảm chạy một cách đơn giản bằng cách:
- Mở máy chạy bộ ở vận tốc vừa phải.
- Dùng máy hút bụi để hút sạch bụi bẩn trên thảm.
- Tùy theo tần suất sử dụng cũng như chất lượng không khí của khu vực đặt máy để làm sạch thảm chạy.
- Ngoài ra, cần kiểm tra xem ván chạy có bị quá căng hay quá lỏng để điều chỉnh trở lại mức bình thường.
Bảo dưỡng thảm chạy thường xuyên
Bảo dưỡng ván máy chạy bộ
Bạn cần bảo dưỡng ván máy chạy bộ định kỳ để giúp máy luôn hoạt động tốt, bạn có thể thực hiện bằng cách:
- Tra mỡ định kỳ cho hai vòng bi ở hai trục đầu trước và sau của ván chạy bộ.
- Kiểm tra ván chạy bộ có bị gãy hay hư hỏng gì hay không. Nếu có, hãy liên hệ ngay với đơn vị bảo hành.
- Kiểm tra ván chạy bộ có bị gãy hay hư hỏng gì hay không.
Kiểm tra ván chạy bộ có bị gãy hay hư hỏng gì hay không
Kiểm tra băng tải máy chạy bộ
Bước kiểm tra bộ phần băng tải là điều cần thiết và cấp bách. Đầu tiên bạn hãy xem bằng tải của máy chạy bộ nhà bạn có bị trùng không? Nếu có, hãy điều chỉnh độ căng phù hợp. Dù cho là thiết bị mới mua bạn vẫn nên kiểm tra kỹ để bộ phận kỹ thuật hỗ trợ kịp thời.
Kiểm tra băng tải máy chạy bộ
Tra dầu cho băng tải máy chạy bộ
Tra dầu giúp bôi trơn băng tải, máy chạy bộ sẽ hoạt động tốt hơn và bền lâu hơn. Sau khoảng 30 giờ chạy hoặc 150km, hãy tra dầu cho máy một lần. Hiện nay trên thị trường có hai dòng máy: tra dầu thủ công và hiện đại hơn là tra dầu tự động.
Tra dầu giúp bôi trơn băng tải
Tra dầu thủ công:
- Lật thảm chạy lên. Nếu không thể lật được thì bạn cần nới lỏng độ căng của thảm.
- Nhắc hai bên thảm chạy lên và nhỏ dầu tra băng tải thảm chạy. Chú ý không tra quá nhiều dầu sẽ làm giảm độ ma sát của thảm chạy và ván chạy, gây trơn trượt khi người dùng sử dụng máy.
- Sau khi tra dầu xong, bạn đặt thảm chạy lại vị trí ban đầu. Nếu thảm chạy đang bị lỏng, hãy căng lại độ căng như ban đầu.
Tra dầu tự động:
Đây là công nghệ hiện đại giúp bảo vệ máy tốt hơn, tránh dầu dây vào những vị trí không cần thiết. Đối với các dòng máy tra dầu tự động như máy chạy bộ điện đa năng ELIP Bolt, ELP Aurora thì bạn chỉ cần nhỏ một lượng dầu bôi trơn theo quy định.
Bạn có thể tìm kiếm định lượng của từng loại máy tại chỉ dẫn trên bao bì sản phẩm (phía cạnh hộp động cơ của đầu băng tải). Máy chạy bộ sẽ tự động trải đều lượng dầu này lên ván chạy. Nhờ đó, bạn sẽ tiết kiệm thời gian tra dầu.
Bảo dưỡng motor của máy chạy bộ
Kiểm tra motor máy chạy bộ định kỳ theo chỉ dẫn từ nhà sản xuất cho từng loại sản phẩm riêng. Nhờ đó, bạn có thể khắc phục những vấn đề phát sinh (nếu có), để tránh máy móc gặp vấn đề nghiêm trọng hơn.
Lấy vỏ motor ra khỏi máy:
- Sử dụng loại bình xịt bụi hoặc chổi cọ loại bỏ bụi bẩn bám xung quanh động cơ. Bạn có thể không cần tháo bo mạch nhưng vẫn làm sạch bề mặt của chúng.
- Tra mỡ bôi trơn động cơ chuyên dụng vào vòng bi động cơ
- Vệ sinh bộ phận chổi than trong động cơ.
- Thay chổi than bên trong động cơ khi chổi đã được sử dụng hết. Thông thường chổi than có thời gian sử dụng trong 2-3 năm.
- Quét sạch bo mạch của máy chạy bộ định kỳ.
- Vệ sinh xong, lắp lại thiết bị đúng như ban đầu. Sau đó, bắt vít thật chặt. Nếu máy bị kêu trong lúc hoạt động nghĩa là bạn đang bắt vít chưa chặt. Cần mở ra và bắt lại thật chắc chắn là một lưu ý quan trọng trong cách bảo dưỡng máy chạy bộ.
- Kiểm tra motor máy chạy bộ định kỳ theo chỉ dẫn từ nhà sản xuất.
Kiểm tra motor máy chạy bộ định kỳ theo chỉ dẫn từ nhà sản xuất
6. Lưu ý trong cách bảo dưỡng và bảo trì máy chạy bộ
Cần lưu ý rằng chỉ thực hiện bảo dưỡng motor khi bạn thành thục với việc này. Còn không thì bạn hãy liên hệ đơn vị sửa chữa máy chạy bộ chuyên nghiệp để tránh làm hư hỏng động cơ quan trọng này của máy.
Ngoài cách bảo dưỡng cơ bản trên, bạn nên cân nhắc một số nguyên tắc bảo quản máy chạy bộ như sau:
- Lựa chọn vị trí đặt máy chạy bộ sao cho bằng phẳng, không có độ dốc và có khả năng chịu lực tốt.
- Sử dụng máy chạy bộ theo hướng dẫn của nhà sản xuất để nâng cao hiệu quả tập luyện và đảm bảo độ bền của máy.
- Không được tắt máy chạy bộ một cách đột ngột sẽ làm ảnh hưởng tuổi thọ của máy.
- Thường xuyên vệ sinh máy chạy bộ để kéo dài tuổi thọ của máy.
- Hạn chế tập với máy chạy bộ khi thời tiết ẩm ướt.
- Phủ lên máy chạy bộ một tấm vải tránh bụi sau khi sử dụng.
- Tra dầu bôi trơn định kỳ cũng là cách tăng tuổi thọ của máy.
- Nên sử dụng máy chạy bộ thường xuyên, không để máy 1 thời gian không sử dụng.
- Liên hệ bảo trì từ nhà sản xuất nếu thấy có dấu hiệu bị hư hỏng.
- Tránh để chuột bọ chui vào máy và cắn dây làm đứt linh kiện trong máy.
- Lựa chọn vị trí đặt máy chạy bộ sao cho bằng phẳng.
Lựa chọn vị trí đặt máy chạy bộ sao cho bằng phẳng
Nếu bạn đang sử dụng máy chạy bộ điện ELIP thì bạn có thể hoàn toàn an tâm vì tất cả sản phẩm đều có thời gian bảo trì trọn đời. Đội ngũ kỹ thuật trên khắp các tỉnh thành Việt Nam sẽ có mặt nhanh chóng khi nhận yêu cầu từ khách hàng.
Trên đây là chi tiết cách bảo dưỡng máy chạy bộ luôn bền, mới và hoạt động trơn tru. Elipsport hân hạnh đồng hành cùng bạn trên suốt chặng đường nâng cao sức khỏe và cải thiện vóc dáng với đa dạng sản phẩm ghế massage, xe đạp tập, máy chạy bộ,…
Xem thêm: