Muốn bắt đầu chơi môn cầu lông bạn cần nắm rõ các quy luật của nó. Bài viết sau sẽ giới thiệu cho bạn luật cầu lông Việt Nam dành cho thi đấu đơn hoặc đôi.
Cầu lông là bộ môn không chỉ để rèn luyện sức khỏe mà nó còn là bộ môn thi đấu mang tầm cấp thế giới. Nếu bạn vẫn chưa biết cách bắt đầu như thế nào. Hãy để Elipsport giúp bạn tìm hiểu về luật cầu lông Việt Nam nhé.
1. Luật cầu lông việt nam về sân thi đấu và lưới cầu lông
Sân thi đấu. Sân là một hình chữ nhật có chiều dài 13,4m và chiều rộng 5,18m (sân đơn) hoặc 6,1m (sân đôi) các vạch kẻ rộng 40mm.
Luật cầu lông việt nam về sân thi đấu và lưới cầu lông
Các đường biên đều phải dễ nhìn và dễ phân biệt, tốt nhất là đường màu trắng hoặc vàng. Để chỉ rõ vùng rơi của quả cầu lông đúng quy cách khi thử có thể kẻ thêm 4 dấu 40mm x 40mm phía trong đường biên dọc của sân đơn thuộc phần bên giao cầu bên phải, cách đường biên ngang cuối sân 530mm và 990mm.
Khi kẻ các dấu này, chiều rộng của các dấu phải ở trong phạm vi kích thước đã nêu trên, nghĩa là dấu phải cách với cạnh ngoài của đường biên ngang cuối sân từ 530mm đến 570mm và từ 950mm đến 990mm. Mọi vạch kẻ ra đều là phần của diện tích được xác định. Đường biên ngang cuối sân thi đấu cũng đồng thời là đường biên giao cầu xa, các cột trụ hoặc bằng vải hay các vật liệu khác thay cho cột đều phải đặt trên đường biên dọc.
Lưới
Lưới thi đấu cầu lông phải làm bằng dây nhỏ màu sẫm, mắt lưới không dưới 15mm và không quá 20mm. Lưới phải có chiều ngang là 760mm.
Phía trên lưới phải viền bằng 1 băng trắng, chiều rộng 75mm có cấu tạo để luồn được dây căng lưới qua băng đó. Dây căng lưới thi đấu phải có kích thước và trọng lượng thích hợp để có thể căng được lưới thẳng ngang đỉnh cột. Và cạnh trên của lưới so với mặt sân phải cao 1m524 ở vị trí giữa sân và 1m55 tại đường biên dọc sân đôi. Không được để khoảng cách giữa lưới và cột, nếu cần thiết có thể buộc các cạnh bên của lưới vào cột.
2. Luật cầu lông đơn nam hoặc đơn nữ
Đầu tiên đấu thủ sẽ giao cầu từ hoặc nhận cầu tại ô bên phải sân khi đối phương có điểm số chẵn.
Luật cầu lông đơn nam hoặc đơn nữ
Và ngược lại đấu thủ sẽ giao cầu từ hoặc nhận cầu tại ô bên trái sân khi đối phương có điểm số lẻ. Cầu sẽ tiếp tục lần lượt chạm vợt người giao và nhận cầu cho đến khi có “lỗi” xảy ra hoặc cầu không còn trong cuộc. Khi người nhận cầu phạm lỗi hoặc khi cầu không còn trong cuộc thi đấu mà cầu chạm sân trong vạch giới hạn của sân phía nhận cầu, người giao cầu được 1 điểm, người giao tiếp tục giao cầu từ phần sân kế tiếp.
Khi người giao cầu phạm lỗi hoặc khi cầu không còn trong cuộc thi đấu mà cầu chạm sân trong vạch giới hạn của sân phía giao cầu, người giao mất quyền giao cầu tiếp tục, người đang nhận cầu được quyền giao cầu và không tính điểm cho bên nào cả.
3. Luật thi đấu cầu lông đôi nam hoặc đôi nam nữ
Luật thi đấu cầu lông đôi nam hoặc đôi nam nữ như sau:
Bắt đầu mỗi hiệp thi đấu, bên được quyền giao cầu sẽ phát cầu từ ô bên phải của sân chéo sang ô bên phải sân đối phương.
Luật thi đấu cầu lông đôi nam hoặc đôi nam nữ
Chỉ người nhận cầu mới được đánh trả, nếu cầu chạm vào người hoặc bị đánh trả lại bởi đồng đội của người nhận cầu, bên giao cầu sẽ được 1 điểm. Sau khi cầu được đánh trả (đúng luật) cầu được đánh trả tiếp bởi bất kể đấu thủ nào của bên nhận cầu và giao cầu cứ như thế, cho đến khi cầu không còn trong cuộc thi đấu nữa.
Sau khi cầu đã được đánh trả, các đấu thủ có thể đánh cầu bất cứ đâu trên phần sân của mình. Nếu bên nhận cầu phạm lỗi hoặc cầu không còn trong cuộc thi đấu vì chạm sân trong vạch giới hạn phía nhận cầu được 1 điểm và người giao tiếp tục giao cầu. Nếu bên giao cầu phạm lỗi hoặc cầu không còn trong cuộc thi đấu vì chạm sân trong vạch giới hạn phía giao cầu, người giao cầu mất quyền tiếp tục giao cầu, không bên nào được nhận điểm.
Đấu thủ giao cầu đầu tiên ở mỗi hiệp, giao cầu từ ô bên phải sân nếu chưa có điểm hoặc có điểm số chẵn và ngược lại ở ô bên trái nếu điểm số là lẻ. Cũng giống như giao cầu thì đấu thủ nhận cầu đầu tiên ở mỗi hiệp, nhận cầu từ hoặc sẽ giao cầu từ ô bên phải sân nếu không có điểm hoặc sau đó có điểm số chẵn và ở ô bên trái nếu điểm số là lẻ.
Tương tự như trên, phần đối lại áp dụng cho đấu thủ đồng đội. Quyền giao cầu được lần lượt chuyển từ người giao cầu đầu tiên của mỗi hiệp cho người nhận cầu đầu tiên của hiệp đó và sau đấu thủ này là chuyển cho đấu thủ đồng đội, rồi sau đó cho một người phía bên kia, rồi đến đồng đội của đấu thủ bên kia, và cứ thế mãi. Không đấu thủ nào trong cuộc thi đấu được giao cầu không đúng lượt, nhận cầu không đúng lượt, hay nhận cầu liên tiếp 2 lần trong cùng 1 hiệp. Bất kỳ đấu thủ nào của bên thắng trong trận thi đấu đều có thể được giao cầu đầu tiên ở hiệp kế tiếp và bất kỳ đấu thủ nào của bên thua cũng có thể nhận cầu ở hiệp kế tiếp.
Bài trên trên cũng đã giới thiệu cho bạn luật chơi cầu lông Việt Nam và luật cầu lông đơn nam hoặc đôi nam (nữ). Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn. Nếu bạn muốn rèn luyện sức khỏe tại nhà thì có thể sử dụng máy chạy bộ, xe đạp đập, ghế massage của Elipsport.
Để chơi tốt môn cầu lông thì ngoài việc thành thạo những kỹ thuật thi đấu bạn cũng cần có sự dẻo dai, khả năng phản xạ nhanh nhẹn và một thể lực thật tốt. Tập thể dục tại nhà với máy chạy bộ hoặc xe đạp tập là cách giúp bạn rèn luyện sức bền, cải thiện tốc độ và phản xạ để chơi tốt bộ môn thể thao này. Và đừng quên thư giãn trên ghế massage của thương hiệu Elipsport mỗi ngày để phục hồi cơ bắp, điều hòa khí huyết và cân bằng năng lượng nhé!