Các loại máy tập thoát vị đĩa đệm như ghế massage, xe tập thể dục có tựa lưng, đai định hình cột sống,... là những sản phẩm hỗ trợ cải thiện sức khỏe, nâng cao hiệu quả trị liệu. Nếu bạn đang băn khoăn trong việc lựa chọn, hãy cùng Elipsport xem ngay top các loại máy hỗ trợ điều trị thoát vị địa đệm phổ biến hiện nay nhé!
1. Máy tập thoát vị đĩa đệm
1.1. Ghế massage
Ghế massage là thiết bị kết hợp các phương pháp trị liệu Đông Y truyền thống như bấm huyệt, đấm, bóp, nhào, day,... với công nghệ hiện đại. Các tiện ích của ghế không chỉ tạo ra sự phối hợp mượt mà giữa các liệu pháp truyền thống, mà còn giúp tự động hóa, chuyên nghiệp và chuẩn xác các bài tập vật lý trị liệu Đông Y.
Đối tượng nên sử dụng:
- Người trung niên và cao tuổi. Độ tuổi này thường phải đối mặt với các vấn đề về xương khớp, đau nhức. Sử dụng ghế massage không chỉ giúp giảm thiểu cảm giác đau mà còn tăng cường sức khỏe.
- Người thường xuyên phải ngồi làm việc văn phòng, ít vận động, sẽ có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm và tăng cân. Việc sử dụng ghế massage cao cấp sẽ giúp tác động sâu đến các huyệt đạo, hỗ trợ giảm đau nhức một cách hiệu quả.
- Những người làm công việc nặng nhọc, thường gặp áp lực lớn lên xương sống, có thể dẫn đến gù lưng và đau mỏi vai gáy. Việc sử dụng ghế massage có thể giúp giảm thiểu tình trạng này.
- Người trải qua tai biến hoặc chấn thương nhẹ sau tai nạn cũng có thể sử dụng ghế massage để cải thiện sự linh hoạt của xương khớp và hỗ trợ quá trình phục hồi.
Đối tượng không nên sử dụng:
- Phụ nữ mang thai.
- Người bị tai nạn, chấn thương nghiêm trọng.
- Người đang ốm nặng và bị suy nhược cơ thể.
- Người đang mắc các chứng bệnh liên quan đến hô hấp, tim mạch, thần kinh.
- Người khuyết tật về mặt nhận thức.
Cách sử dụng: Ghế massage có nhiều phân khúc giá với các tính năng khác nhau, tuy nhiên về cơ bản thì cách dùng máy gồm những bước sau:
- Bước 1: Ngồi lên ghế đúng vị trí.
- Bước 2: Lựa chọn chức năng phù hợp và thực hiện massage.
Ngồi lên ghế massage và lựa chọn chế độ tùy chỉnh
1.2. Xe đạp tập thể dục có tựa lưng
Phương pháp luyện tập thể thao này không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn góp phần ngăn chặn sự phát triển của bệnh thoát vị đĩa đệm. Việc chọn mua xe đạp tập tại nhà yêu cầu sự chắc chắn, dễ sử dụng, nhẹ nhàng và đặc biệt là dáng xe phải tạo ra tư thế thẳng lưng.
Cách sử dụng:
- Bước 1: Khởi động nhẹ nhàng và tiến hành điều chỉnh chỗ ngồi theo chiều cao của xe, tay lái, dây đai bàn đạp,...
- Bước 2: Bám chắc vào tay vịn và tiến hành đạp xe.
Khởi động nhẹ nhàng và tiến hành điều chỉnh chỗ ngồi theo chiều cao của xe, tay lái,...
1.3. Đai lưng định hình cột sống
Sử dụng đai lưng định hình cột sống sẽ giúp hỗ trợ quá trình điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, đau lưng,... Các bác sĩ cũng thường khuyến khích kết hợp sử dụng đai lưng cùng với các phương pháp điều trị khác như sử dụng thuốc, châm cứu hay massage để tăng cường hiệu quả của quá trình điều trị.
Đối tượng sử dụng: Nhân viên văn phòng, đặc biệt là những người phải ngồi lâu giờ, thường xuyên gặp vấn đề về đau lưng và các vấn đề liên quan đến cột sống. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Sử dụng đai lưng định hình cột sống hỗ trợ quá trình điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp
Cách sử dụng:
- Bước 1: Lắp xà đơn với chiều cao phù hợp.
- Bước 2: Treo đai lên xà và bấm khóa chốt hai bên vai của đai treo. Di chuyển dây treo về phía 2 bên đầu xà.
- Bước 3: Quấn đai xung quanh xương sườn, chốt chặt và kiểm tra độ chắc chắn trước khi sử dụng.
- Bước 4: Bám hai tay vào dây đeo, hạ chân xuống chậm rãi, sau đó buông lỏng người để cột sống được giãn ra.
- Bước 5: Bạn cũng có thể kết hợp thêm một số bài tập để tăng hiệu quả sử dụng.
Lưu ý: Khi sử dụng dụng cụ tập thoát vị đĩa đệm như đai lưng, nên hạn chế việc nhấc chân lên để tránh gây đau lưng và hông. Đối với đai lưng hỗ trợ thoát vị đĩa đệm, thời gian sử dụng nên được duy trì trong khoảng từ 10 đến 30 phút để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
Treo đai lên xà và bấm khóa chốt hai bên vai của đai treo
1.4. Đai kéo giãn cột sống
Sử dụng đai kéo giãn cột sống là một phương pháp được ưa chuộng hiện nay, đặc biệt trong việc hỗ trợ người mắc thoát vị đĩa đệm. Đai lưng này giúp kiểm soát sự di chuyển của cột sống, từ đó giảm cảm giác đau khi vận động và hạn chế nguy cơ chấn thương nghiêm trọng.
Đối tượng nên sử dụng:
- Những người bị thoát vị đĩa đệm.
- Những người đang phải đối mặt với các vấn đề về cột sống như chứng hẹp cột sống, trật khớp đốt sống lưng, viêm đốt sống, gai cột sống, đau thần kinh tọa và các tình trạng tương tự.
- Những người thường xuyên tiếp xúc với máy tính, lái xe, quay phim, chơi thể thao mạnh.
- Những người đang gặp vấn đề đau lưng do tình trạng béo phì.
Đai kéo dãn cột sống giúp kiểm soát sự di chuyển của cột sống
Đối tượng không nên sử dụng:
- Những người mắc viêm khớp dạng thấp nghiêm trọng hoặc đứt dây chằng.
- Những người đã từng gặp chấn thương gãy xương ở vùng lưng, ngực, cột sống, xương chậu hoặc xương sườn.
- Phụ nữ mang thai.
- Những người bị loãng xương.
- Những người đang phải đối mặt với các vấn đề về da.
- Những người mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và hô hấp.
Cách sử dụng:
- Bước 1: Đặt đai vào vị trí giữa xương sườn cuối và xương chậu.
- Bước 2: Kiểm tra và vặn chặt van trước khi bắt đầu sử dụng.
- Bước 3: Bơm hơi vào đai để tạo áp lực và từ từ nâng cơ thể lên.
Lưu ý: Trong quá trình sử dụng, chỉ nên dùng từ 1 - 2 giờ mỗi ngày trong khoảng 1 đến 2 tuần đầu. Sau đó, chỉ nên đeo tối đa 5 giờ mỗi ngày để đảm bảo hiệu quả và thoải mái.
Đặt đai vào vị trí giữa xương sườn cuối và xương chậu
1.5. Đai cố định cột sống
Như đúng tên gọi, đai cố định cột sống có chức năng cố định cột sống, nhằm giảm tối đa sự chuyển động của cột sống, từ đó giảm thiểu các cơn đau khi vận động. Những đối tượng phù hợp với việc sử dụng đai cố định cổ sống là:
- Người ở độ tuổi cao.
- Người mắc bệnh loãng xương.
- Người phải đứng hoặc ngồi thời gian dài trong quá trình làm việc.
- Người bị viêm thoái hóa xương khớp.
Cách sử dụng khá đơn giản, bạn chỉ cần điều chỉnh đúng vị trí và cột chặt. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể, việc đeo đai lưng thoát vị đĩa đệm có thể thay đổi theo thời gian. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để hiểu rõ hơn về cách sử dụng.
Đai cố định cột sống
1.6. Giường kéo cột sống
Giường kéo giãn cột sống cũng là một lựa chọn phổ biến trong việc điều trị thoát vị đĩa đệm. Thiết bị này sở hữu những ưu điểm như: Khả năng cài đặt theo cân nặng, điều chỉnh lực kéo theo ý muốn, khả năng kéo giãn ở cả tư thế nằm và ngồi, độ bền cao,... Tuy nhiên, bạn cần phải có sự hướng dẫn từ bác sĩ và không nên tự thực hiện tại nhà.
Đối tượng không nên sử dụng:
- Phụ nữ mang thai.
- Người có cầu xương giữa các đốt sống.
- Bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật.
- Người gặp vấn đề về gãy xương và loãng xương.
- Người mắc các tình trạng như hẹp ống sống, nhiễm trùng cột sống, hay có khối u cột sống.
- Người đang phải đối mặt với tình trạng viêm cột sống dính khớp.
- Bệnh nhân đang sử dụng thuốc làm loãng máu.
Giường kéo giãn cột sống cũng là một lựa chọn phổ biến trong việc điều trị thoát vị đĩa đệm
Đây là vật tư ý tế, cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Một số lưu ý khi sử dụng thiết bị này là:
- Điều chỉnh chiều dài của giường sao cho phù hợp với vóc dáng của bạn.
- Kiểm tra các nút điều chỉnh và ốc bắt để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
- Vệ sinh đệm trước và sau mỗi lần sử dụng để duy trì môi trường sạch sẽ và an toàn.
- Điều chỉnh tư thế nằm đúng, với cổ được tựa vào vị trí có tựa và chân được đặt lên phần tỳ gót chân cuối của giường.
- Thực hiện mỗi bài tập trong khoảng thời gian từ 20 - 25 phút để đảm bảo mang lại hiệu quả tối đa.
- Sau khi hoàn thành bài tập, nên nằm thư giãn để đảm bảo máu lưu thông và tránh việc ngồi dậy ngay lập tức.
Sau khi hoàn thành bài tập, nên nằm thư giãn để đảm bảo máu lưu thông và tránh việc ngồi dậy ngay lập tức
1.7. Giường massage
Giường massage có khả năng làm giảm căng thẳng cơ bắp, loại bỏ cơn đau, giảm nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm. Ưu điểm của giường massage là tích hợp nhiều chương trình massage tự động dành cho nhiều bộ phận cơ thể. Đồng thời, sản phẩm còn có chức năng sưởi ấm bằng nhiệt hồng ngoại, giúp cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm.
Do giường nằm massage chỉ mang lại hiệu quả giảm đau tạm thời, nên việc sử dụng nó không thể thay thế hoàn toàn cho các phương pháp điều trị khác. Để đảm bảo điều trị hiệu quả nhất, cần kết hợp giường nằm massage với các phương pháp khác như vận động, tập thể dục, vật lý trị liệu dưới sự hướng dẫn của chuyên gia y tế.
Những đối tượng được khuyến khích sử dụng giường nằm massage bao gồm:
- Người bị thoát vị đĩa đệm.
- Người mắc các vấn đề đau lưng liên quan đến các bệnh lý cột sống.
- Những người trải qua tình trạng nhức mỏi toàn thân.
Giường massage có khả năng làm giảm căng thẳng cơ bắp, nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm
Tuy nhiên, có những đối tượng không nên sử dụng giường nằm massage, bao gồm:
- Phụ nữ mang thai và sau sinh.
- Người cao tuổi với sức khỏe yếu.
- Người đang trong tình trạng ốm nặng và suy nhược cơ thể.
- Người đang gặp vấn đề chấn thương liên quan đến xương khớp và gân cốt.
Cách sử dụng:
- Người bệnh nằm thư giãn và thoải mái trên giường.
- Sử dụng bảng điều khiển để chọn các chương trình massage mong muốn.
- Lựa chọn góc nghiêng của giường để kê lưng theo ý muốn và phù hợp với nhu cầu.
- Nhấn nút bật máy để kích hoạt chương trình massage và nằm thư giãn thoải mái.
Người bệnh nằm thư giãn và thoải mái trên giường
1.8. Con lăn cột sống
Con lăn là một dụng cụ tập phổ biến dành cho người thoát vị đĩa đệm. Đây là một công cụ linh hoạt trong việc thực hiện các động tác chữa thoát vị đĩa đệm và bạn có thể tự thực hiện tại nhà. Sản phẩm này mang lại nhiều lợi ích đặc biệt cho sức khỏe như: Kích thích lưu thông máu, hỗ trợ kéo giãn cột sống, nắn chỉnh lại đốt sống và đĩa đệm,...
Đối tượng nên sử dụng:
- Người bị thoát vị đĩa đệm có biểu hiện chèn ép tủy sống, gây teo cơ.
- Người bị thoái hóa khớp gối, cơ tủy hoặc có di chứng liệt.
- Người bị đau lưng, thoái hóa cột sống và đau dây thần kinh liên sườn.
Con lăn cột sống là một công cụ hỗ trợ thực hiện các động tác chữa thoát vị đĩa đệm
Đối tượng không nên sử dụng:
- Người bệnh đang mắc các bệnh cấp tính như gãy xương hoặc lao xương.
- Người bệnh đang trong tình trạng quá yếu.
Cách sử dụng:
- Động tác 1: Đặt con lăn dọc theo xương cột sống, từ cổ đến vai gáy. Ngồi thả lỏng và đặt hai tay chống xuống sàn, duỗi chân thẳng và đặt chân lên con lăn. Sử dụng lực chân để lăn nhẹ từ trái sang phải, bao gồm cả việc di chuyển từ cổ chân đến khoeo chân. Lăn con lăn từ đầu ngón chân đến gót chân và từ bắp chân tới hông khoảng 10 - 15 lần.
- Động tác 2: Bắt đầu từ tư thế nằm ngửa, thả lỏng cơ thể và đặt con lăn ở khoeo chân. Chống đầu gối thẳng, sử dụng tay để giữ phần đầu con lăn và đưa nó lên hông. Dùng chân làm trụ và tận dụng trọng lực của cơ thể để di chuyển người trên con lăn từ hông lên vai gáy, lặp lại khoảng 5 - 10 lần.
Cách sử dụng con lăn cột sống
1.9. Gối kê lưng thoát vị đĩa đệm
Gối kê lưng thoát vị đĩa đệm là một trong những dụng cụ tập thoát vị đĩa đệm được sử dụng phổ biến. Đây cũng là một biện pháp được nhiều y bác sĩ khuyến khích sử dụng do mang lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, gối chỉ hỗ trợ giảm thiểu các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm, không thể chữa khỏi hoàn toàn.
Đối tượng nên sử dụng:
- Người bị thoát vị đĩa đệm có biểu hiện của chèn ép rễ thần kinh.
- Người gặp các vấn đề về cột sống như cong, vẹo, trượt đốt sống lưng.
- Người bị thoái hóa cột sống, gai cột sống, viêm đa khớp.
Đối tượng không nên sử dụng:
- Người già có biểu hiện thoái hóa cột sống mức độ nặng.
- Người bị bệnh loãng xương.
Cách sử dụng:
- Bước 1: Đặt gối dưới vùng bị đau và nằm một cách thoải mái.
- Bước 2: Nằm trên gối khoảng 20 - 45 phút.
- Bước 3: Rút gối ra và nằm yên trên giường thư giãn khoảng 5 phút.
Gối kê lưng thoát vị đĩa đệm phù hợp với người bị thoái hóa cột sống, gai cột sống, viêm đa khớp
1.10. Máy sóng ngắn trị liệu
Máy sóng ngắn trị liệu là một phương pháp phổ biến được sử dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Máy tạo ra một trường điện từ mạnh mẽ, tác động xuyên vào mô và cơ quan bên trong cột sống. Năng lượng từ sóng ngắn được hấp thụ bởi các cấu trúc mục tiêu, gây ra hiệu ứng nhiệt tại vị trí điều trị, giúp tăng lưu thông máu, giảm viêm nhiễm,...
Cách sử dụng được thực hiện bởi bác sĩ, chuyên gia sức khỏe:
- Lựa chọn tư thế phù hợp cho người bệnh (nằm hoặc ngồi), sau đó chọn và đặt điện cực theo vị trí được chỉ định.
- Cài đặt các thông số kỹ thuật như công suất, thời gian và chế độ biểu hiện trên máy.
- Kiểm tra dây nối đất nếu có.
- Sử dụng đèn thử điều trị để kiểm tra trường điện từ phát ra ở điện cực.
- Tắt máy khi quá trình điều trị kết thúc.
Máy sóng ngắn trị liệu là vật tư y tế chuyên dụng
2. Câu hỏi thường gặp
2.1. Có nên ngồi ghế massage khi bị thoát vị đĩa đệm không?
Một lựa chọn phổ biến mà nhiều người chọn để hỗ trợ cải thiện thoát vị đĩa đệm là sử dụng ghế massage tại nhà. Đây là sản phẩm tích hợp nhiều tính năng thông minh, giúp giảm đau, mệt mỏi một cách hiệu quả bằng cách kết hợp linh hoạt giữa phương pháp truyền thống trị liệu Đông Y và công nghệ xoa bóp tiên tiến.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc sử dụng ghế massage chỉ là một biện pháp hỗ trợ và không thay thế hoàn toàn cho quá trình điều trị chuyên sâu tại các cơ sở y tế chuyên nghiệp. Do đó, bạn nên kết hợp việc sử dụng ghế massage với sự theo dõi và tư vấn của bác sĩ chuyên nghiệp để đảm bảo hiệu quả và an toàn tối đa.
Ngoài ra, những người bị thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn 3 trở lên thì không nên dùng ghế massage vì có thể làm tình trạng bệnh nặng thêm. Vì vậy, bên cạnh vấn đề liên quan đến việc sử dụng các thiết bị hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tại nhà, quá trình thăm khám bác sĩ định kỳ để đánh giá mức độ tiến triển của bệnh là vô cùng quan trọng.
2.2. Cách chọn ghế massage hỗ trợ điều trị như thế nào?
Thị trường có rất nhiều mẫu ghế massage dành cho người thoát vị đĩa đệm, tuy nhiên, không phải loại nào cũng có thể sử dụng tại nhà. Trước khi mua bạn cần tìm đến tư vấn bởi bác sĩ chuyên môn để quyết định được sản phẩm phù hợp dựa vào tình trạng sức khỏe của bản thân.
Trong nhóm sản phẩm hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống hoặc thoát vị đĩa đệm, ghế massage toàn thân là sự lựa chọn phù hợp. Sản phẩm này có khả năng tác động đồng đều mọi vị trí trên cơ thể, giúp cải thiện sức khỏe của hệ thống xương khớp và giảm nguy cơ đau nhức. Đây là sản phẩm phù hợp cho nhiều đối tượng, nhất là nhân viên văn phòng, gia đình có đông thành viên.
Chọn được máy hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm thích hợp sẽ giúp ích rất nhiều cho hành trình điều trị căn bệnh này. Tuy nhiên, trước khi quyết định mua bạn cần tham khảo ý kiến từ chuyên gia hoặc bác sĩ điều trị nhé!
Ghế massage ELIP O3 hỗ trợ cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm
Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin về dòng sản phẩm dành cho người bị thoát vị đĩa đệm. Nếu bạn đang muốn sở hữu những chiếc ghế massage để hỗ trợ cải thiện và chăm sóc sức khỏe, hãy gọi ngay đến hotline 18006854 hoặc đến ngay hệ thống cửa hàng của Elipsport để được tư vấn chi tiết nhé!
Xem thêm:
- Ghế massage toàn thân cao cấp sang trọng nhất tại Elipsport
- Thực hư hiệu quả của ghế massage cho người thoát vị đĩa đệm
- Hướng dẫn bài tập chữa đau lưng thoát vị đĩa đệm