Da PU là một trong những chất liệu phổ biến trong ngành công nghiệp thời trang và nội thất với chi phí hợp lý và tính ứng dụng cao. Hãy cùng tìm hiểu chất liệu da PU là gì, những ưu điểm nổi bật cũng như những hạn chế không thể phủ nhận của chất liệu này nhé!
1. Chất liệu da PU là gì?
Da PU là chất liệu được tạo thành từ da split tráng một lớp polyurethane được viết tắt là polyurethane. Đây cũng là loại da được dùng phổ biến để thay thế cho da thật. Bạn có thể thấy chất liệu này ở những sản phẩm như: Túi xách, giày dép,... Ngoài ra, da PU còn được biết đến với tên gọi là giả da.
Tìm hiểu về chất liệu da PU
2. Lịch sử ra đời của da PU
Vào năm 1937, chất liệu PU được tiến sĩ Otto Bayer nghiên cứu và phát triển ra tại phòng thí nghiệm ở Đức.
Sau đó, người Đức H. Staudinger đã thừa kế và phác thảo luận án chế tạo da giả từ PU và đã được đưa vào thực nghiệm. Năm 1940, Hoa Kỳ tiến hành sản xuất da giả PU và đưa vào thị trường.
Khi chiến tranh thế giới thứ II xảy ra, da PU được sản xuất để tạo ra sản phẩm chống sặc khí, vỏ bọc giúp vũ khí không bị hóa học ăn mòn. Đến năm 1960, da PU được thêm lớp vải để đảm bảo độ chắc. Từ đó, chất liệu trở nên phổ biến, được dùng nhiều trong sản xuất đệm ô tô, ghế ngồi, thời trang đồ da,…
Lịch sử ra đời của da PU
3. Ưu, nhược điểm của da PU
3.1. Ưu điểm
- Độ mềm mại cao, dễ bảo quản, dễ vệ sinh.
- Đa dạng màu sắc, mẫu mã phong phú.
- Độ bền cao
- Chống thấm nước.
- Là chất liệu dễ sản xuất và gia công thành các sản phẩm khác nhau.
- Giá thành rẻ.
Ưu điểm của loại da PU
3.2. Nhược điểm
- Chất lượng kém hơn và tuổi thọ thấp hơn da thật.
- Kỵ nhiệt độ cao.
- Cảm giác mang lại khi sử dụng không thoải mái như da thật
- Quy trình sản xuất gây ảnh hưởng đến môi trường
- Khó phân hủy và dễ bắt lửa.
Nhược điểm của da PU
4. Ứng dụng của chất liệu da PU
Hiện nay, da PU được sử dụng phổ biến, là chất liệu của một số ngành sản xuất như:
- Sổ tay.
- Ghế ngồi, nệm cho nội thất, ô tô,...
- Thời trang.
- Ghế massage.
Da PU được áp dụng rất nhiều vào các ngành sản xuất
5. So sánh chất liệu da PU và da thật
Da PU có lớp da bên ngoài là da nhân tạo giống như da thật nên hai loại da này rất dễ bị nhầm lẫn. Bảng so sánh dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt hai loại da này.
Tiêu chí | Da PU | Da thật |
Bề mặt | Cứng và kém linh hoạt | Mềm và đàn hồi |
Lỗ chân lông trên da | Đơn giản, ở dưới cùng lớp da có một lớp dệt | Có thể quan sát các lỗ chân lông dễ dàng |
Mùi của chất liệu | Khi được đốt lên, da PU có mùi khét | Mùi nhẹ dàng, tự nhiên. Khi bị bắt lửa, da thật có mùi tóc |
Cấu tạo | Không bền bằng da thật | Bền và thoáng khí tốt hơn |
6. Cách vệ sinh da PU đơn giản tại nhà
Elipsport sẽ chia sẻ đến bạn những bí quyết làm sạch da PU sau một thời gian sử dụng không gây ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.
- Sử dụng vải mềm: Bạn nên lựa chọn vải sợi tổng hợp hoặc những tấm vải có độ mềm tương đối và thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Nhúng ướt vải và vắt thật khô.
Bước 2: Nhẹ nhàng lau sạch những vết bẩn bám trên món đồ của bạn
Bước 3: Treo hoặc phơi lên nơi thoáng mát.
Vệ sinh các sản phẩm từ da PU bằng vải mềm
- Giặt bằng tay: Với những vết bẩn bám chặt, bạn có thể áp dụng phương pháp giặt tay để loại bỏ vết bẩn. Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị một chậu phù hợp với kích thước của món đồ cần vệ sinh, một miếng vải sạch và nước giặt.
Bước 1: Cho nước ấm và nước giặt vào chậu rồi hòa chúng với nhau.
Bước 2: Nhúng tấm vải vào chậu rồi lau lên sản phẩm da PU.
Bước 3: Phơi khô sản phẩm.
- Giặt bằng máy: Đôi khi trên sản phẩm làm bằng da PU sẽ có những vết bẩn không thể lau sạch bằng nước hoặc giặt bằng tay. Vì vậy, bạn hãy thử giặt sản phẩm bằng máy. Tuy nhiên, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng nhãn mác của sản phẩm về lưu ý vệ sinh sản phẩm.
Vệ sinh các sản phẩm từ da PU bằng cách giặt tay hoặc giặt máy
7. Câu hỏi thường gặp về Da PU
7.1. Da PU và da Simili có gì khác nhau
Da PU và da Simili đều là chất liệu da tổng hợp nhân tạo nên rất khó để phân biệt chúng qua vẻ bề ngoài. Tuy nhiên, chúng ta có thể phân biệt 2 loại da này thông qua chất liệu được sử dụng mặt dưới.
Lớp bề mặt bên dưới của da PU được làm bằng da vụn, vải vụn còn lớp bề mặt bên dưới của Simili lại làm bằng vải sợi dệt. Ngoài ra, da PU có khả năng chống cháy và chỉ bị mủn đi khi đốt, nhưng da Simili thì rất dễ dốc cháy.
7.2. Da PU có thấm nước không?
Một trong những ưu điểm của da PU là khả năng chống thấm nước. Nhờ vậy mà những sản phẩm giày dép, túi xách,... có chất liệu từ da PU thường dễ làm sạch và lau chùi bằng nước.
7.3. Da PU có bền không?
Mặc dù, da PU sẽ không bền và tuổi thọ dài như da thật nhưng nếu bạn bảo quản và sử dụng đúng cách thì bạn vẫn có thể sử dụng sản phẩm trong một khoảng thời gian dài.
7.4. Da PU có bị nổ không?
Các sản phẩm bằng da PU rất hay xảy ra hiện tượng bong tróc hay còn gọi là “nổ” da. Nguyên nhân chính dẫn nên tình trạng này là do các sản phẩm làm từ da PU rất kỵ nhiệt độ cao nhưng thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
7.5. Ghế massage dùng da PU có tốt không?
Các sản phẩm ghế massage làm bằng chất liệu da PU thường khá mềm mại, dễ lau chùi, không bị thấm nước do mồ hôi, khả năng chống bong tróc cao nhờ vao ưu điểm nổi trội của loại da này. Ngoài ra, da PU được sử dụng để sản xuất ghế massage vì:
- Nguồn da dồi dào, đảm bảo được số lượng khi sản xuất hàng loạt.
- Giá thành rẻ.
- Chất liệu mỏng, mềm mại.
- Tính chống thấm nước tốt và độ đàn hồi cao.
- Không cần giết động vật để lấy da.
Những thông tin cung cấp thêm về da PU
Bài viết trên cung cấp những thông tin về chất liệu da PU. Hy vọng những chia sẻ của Elipsport sẽ giải đáp được những thắc mắc của bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn vui lòng để lại bình luận hoặc liên hệ qua website Elipsport hoặc hotline 18006854 để được tư vấn nhé!
Xem thêm:
- Các loại da ghế massage phổ biến - Vì sao không sử dụng da thật?
- Những chất liệu làm nên một chiếc ghế massage cao cấp
- Hướng dẫn cách vệ sinh ghế massage toàn thân ngay tại nhà